Giảm mạnh quy mô đào tạo đại học
Đặt ra quy mô tối đa mỗi trường đại học không quá 15.000 sinh viên, yêu cầu xác định chỉ tiêu căn cứ vào tỷ lệ sinh viên trên giảng viên từng khối ngành, giảm mạnh chỉ tiêu tuyển sinh cao đẳng trong trường đại học… là những quy định cho thấy Bộ GD-ĐT đang siết lại chất lượng đào tạo bậc học này trong năm 2016.
Đại học sẽ không được đào tạo cao đẳng
Bộ GD-ĐT vừa ban hành Thông tư 32/2015/TT-BGDĐT quy định về việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh đối với các cơ sở giáo dục đại học. Theo đó, cơ sở giáo dục đại học phải giảm chỉ tiêu tuyển sinh đào tạo cao đẳng ít nhất 30% so với năm 2015 để dừng tuyển sinh đào tạo trình độ này trước năm 2020. Cơ sở giáo dục đại học đang đào tạo trung cấp phải dừng tuyển sinh trước năm 2017. Giải thích về việc giảm chỉ tiêu này, PGS.TS Nguyễn Văn Áng, Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch Tài chính, Bộ GD-ĐT cho biết, mục đích chủ yếu của quy định này là để các cơ sở giáo dục đại học tập trung các nguồn lực nâng cao chất lượng đào tạo trình độ đại học, trình độ thạc sĩ và tiến sĩ trong mỗi cơ sở.
Bên cạnh đó, cách xác định chỉ tiêu tuyển sinh cũng sẽ thay đổi dựa trên 3 tiêu chí thay vì 2 như hiện nay. Cụ thể, các trường sẽ phải xác định chỉ tiêu trên số sinh viên/giảng viên; diện tích sàn xây dựng/sinh viên và tiêu chí mới được bổ sung là quy mô sinh viên tối đa. Bộ GD-ĐT quy định rõ quy mô sinh viên chính quy tối đa không quá 8.000 người đối với cơ sở giáo dục đại học thuộc khối ngành liên quan sức khỏe. Với khối ngành nghệ thuật, quy mô trường không quá 5.000 sinh viên. Với 5 khối ngành còn lại gồm: khoa học sự sống và khoa học tự nhiên; kỹ thuật, công nghệ; khoa học giáo dục và đào tạo giáo viên; kinh tế, văn hóa, xã hội; kinh doanh, tài chính ngân hàng, kế toán, luật, quy mô không quá 15.000 sinh viên.
Bộ GD-ĐT cũng thay đổi cách xác định chỉ tiêu theo tiêu chí tỷ lệ sinh viên chính quy/giảng viên quy đổi theo mỗi khối ngành thay vì tỷ lệ sinh viên/giảng viên chung của toàn trường. Mức quy đổi tùy theo 7 khối ngành từ 10-25 sinh viên/giảng viên.
Nhiều trường đại học sẽ đau đầu với việc giảm quy mô sinh viên theo quy định mới
Đội ngũ giảng viên bị tác động mạnh
Video đang HOT
Mặc dù Thông tư này đã chính thức ban hành nhưng quy định quy mô tối đa vẫn đang khiến nhiều trường băn khoăn. Ông Vũ Văn Hóa, Phó hiệu trưởng ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội cho rằng, hiện nay không chỉ có trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội mà nhiều trường nữa đã vượt gấp đôi, gấp 3 lần quy mô theo quy định mới. Lo lắng của các trường chính là đội ngũ giảng viên hiện hành sẽ phải giải quyết ra sao khi thu nhỏ quy mô. Cùng với đó, cơ sở vật chất, trang thiết bị được đầu tư cho số lượng sinh viên nói trên, nếu giảm xuống một nửa cũng sẽ bị “đắp chiếu”, gây thiệt hại không ít về kinh tế cho các trường này.
Thực tế, hiện nay, những trường đại học có quy mô tương đối lớn có thể kể đến ĐH Kinh tế Quốc dân với khoảng 45.000 sinh viên, ĐH Bách khoa Hà Nội với khoảng 25.000 sinh viên… Đây đều là những trường trọng điểm. Trong khi đó, Thông tư 32 của Bộ GD-ĐT chưa đề cập tới quy mô sinh viên chính quy tối đa của các trường ĐH trọng điểm.
Thông tư 32 thực hiện từ năm 2016, thì 4 năm nữa toàn bộ hệ thống giảng viên sẽ bị tác động, nhưng ngay từ năm 2016, những giáo viên dạy các môn cơ bản sẽ bị cắt giảm. Yêu cầu cắt giảm nhanh chỉ tiêu tuyển sinh trong các năm sắp tới để đưa quy mô sinh viên về mức quy định được các chuyên gia dự báo sẽ gây ảnh hưởng lớn đến sự phát triển đội ngũ giảng viên về quy mô và chất lượng.
Thông tư 32 sẽ có hiệu lực vào ngày 1-2-2016, tuy nhiên, theo ông Nguyễn Văn Áng, để tránh các tác động đột ngột, các trường chưa buộc phải siết lại quy mô đạt chuẩn ngay mà theo lộ trình đến năm 2020. Trong năm 2016, các trường vượt trần quy mô đào tạo sẽ vẫn được tuyển sinh dựa trên tiêu chí về số sinh viên/giảng viên; diện tích sàn xây dựng/sinh viên. Với những trường hợp đặc biệt, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT sẽ xem xét và quyết định.
Chấm dứt đào tạo từ xa với ngành sư phạm
Tiếp tục thực hiện lộ trình giảm chỉ tiêu tuyển sinh sư phạm chính quy, năm 2016, Bộ GD-ĐT yêu cầu các trường đại học giảm tối thiểu 10% chỉ tiêu tuyển ngành này so với năm 2015. Bộ GD-ĐT chỉ thông báo chỉ tiêu tuyển sinh năm 2016 của cơ sở đào tạo khi có văn bản chấp thuận của cơ quan quản lý trực tiếp cơ sở đào tạo về chỉ tiêu tuyển sinh sư phạm chính quy. Đặc biệt, Bộ GD-ĐT chấm dứt tuyển sinh đào tạo từ xa đối với ngành sư phạm theo Quyết định số 2833/QĐ-BGDĐT của Bộ GD-ĐT.
Theo An ninh thủ đô
Nga khẳng định vị thế bằng cách nào?
Nga đang tăng cường sức mạnh quân sự và khẳng định mình trên trường quốc tế với quy mô chưa từng thấy từ thời Chiến tranh lạnh, tờ The New York Times viết.
Nga đang khẳng định mình là thủ lĩnh trên trường quốc tế
Tờ The New York Times (NYT) của Mỹ đưa ra phân tích về cách thức Nga dùng để gia tăng sức mạnh quân sự của mình trong những năm gần đây.
Đặc biệt, NYT nhấn mạnh tới việc hiện đại hóa thiết bị quân sự, các cuộc diễn tập quân sự quy mô lớn và các phương pháp khác nhằm củng cố tiềm lực quân sự của quốc gia này.
Hãng Ria Novosti trích dẫn nhận định của tờ The New York Times (NYT) của Mỹ cho hay, Nga hiện đang tăng cường đáng kể sức mạnh quân sự của mình dẫn tới mối quan hệ với phương Tây trở nên nguội lạnh.
"Nga đang tăng cường sức mạnh quân sự và khẳng định mình trên trường quốc tế với quy mô chưa từng thấy từ thời Chiến tranh lạnh", Tạp chí The New York Times viết.
Tiếp đó, NYT liệt kê cụ thể những biện pháp đang được Nga áp dụng để khôi phục lại ảnh hưởng của mình, bao gồm việc xây dựng các căn cứ quân sự mới và mở rộng căn cứ cũ ở Bắc Cực.
Ngoài ra, tạp chí này ghi nhận sự gia tăng đáng kể ngân sách quốc phòng của Moscow. Theo đó, khoản chi ngân sách quốc phòng Nga năm 2015 tăng 11 tỷ USD so với năm 2014.
Một phương pháp khác của Nga được NYT nhấn mạnh đó là các cuộc tập trận quân sự quy mô lớn. Theo thống kê của tạp chí này, hơn 100.000 binh sĩ đã tham gia vào các cuộc tập trận của Nga.
"Biện pháp này của Nga nhằm huấn luyện chiến đấu cho binh sĩ cũng như để phô trương sức mạnh quân sự của quốc gia này với thế giới".
Các chuyên gia của NYT cũng chỉ ra rằng Nga đang triển khai lực lượng vũ trang của mình tham gia vào các cuộc xung đột quân sự tại các quốc gia khác, làm "kẻ thù choáng váng" và dường như "gieo rắc tình trạng bất ổn" tại một loạt khu vực.
Nổi bật nhất là việc không quân Nga trong những tháng gần đây tham gia không kích các mục tiêu của Tổ chức khủng bố "Nhà nước Hồi giáo IS" trên lãnh thổ Syria.
Tạp chí này còn khẳng định "phần lớn các cuộc tấn công" của không quân Nga nhằm vào các cơ sở của những lực lượng nổi dậy chống chính phủ Syria, chứ không phải mục tiêu của phiến quân IS. Về phần mình, Nga phủ định các cáo buộc này của NYT.
Biện pháp cuối cùng được NYT nhắc đến là việc hiện đại hóa các thiết bị quân sự của Nga. "Nga mua, đổi mới, phát triển các thiết bị quân sự và dự định tới năm 2020 sẽ hoàn thành nâng cấp 70% các loại thiết bị vũ khí trang bị cho quân đội của mình", Tạp chí The New York Times kết luận.
Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin từ RIA Novosti, một trong những hãng tin lớn nhất tại Nga, đặt trụ sở chính tại Moscow và hơn 80 văn phòng trên khắp thế giới. Ngày 9/12/2013, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã sáp nhập tờ Tiếng nói nước Nga và RIA Novosti thành Rossiya Segodnya (hãng tin tức quốc tế Russia Today (RT)).
Đào Cảnh (Lược dịch)
Theo Infonet
Tận mục vẻ đẹp của "động Phong Nha trên đất Bắc" Nhiều tác phẩm thạch nhũ của động Ngườm Ngao có thể so sánh với động Phong Nha về quy mô và tính nghệ thuật. Nằm trong lòng một quả núi cách thác Bản Giốc 3 km thuộc địa phận bản Gun, xã Đàm Thuỷ, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng, động Ngườm Ngao là hệ thống hang động đẹp và kỳ vĩ bậc...