Giảm lãi suất 1% cho khách hàng tại 10 tỉnh miền Trung bị ảnh hưởng bởi lũ lụt
Từ ngày 12/11, Vietcombank giảm lãi suất 1% cho khách hàng tại 10 tỉnh miền Trung với thời gian 3 tháng nhằm hỗ trợ doanh nghiệp và người dân bị ảnh hưởng nặng nề do thiên tai, bão lũ.
Ngân hàng hạ lãi suất cho vay, cơ cấu thời hạn trả nợ để chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp và người dân vay vốn ở các tỉnh miền Trung. Ảnh: M.Yến.
Theo ông Nghiêm Xuân Thành, Chủ tịch hội đồng quản trị Vietcombank, khách hàng tại các tỉnh như: Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên được giảm lãi suất cho vay lần này. Việc giảm lãi suất được áp dụng đối với các khoản vay bằng đồng Việt Nam trong thời gian 3 tháng từ ngày 12/11/2020 đến hết ngày 12/2/2021. Số tiền lãi giảm lần này gần 300 tỷ đồng. Sàn lãi suất sau khi được giảm khoảng 4,5%/năm.
“Toàn bộ dư nợ được giảm lãi suất lần này ước tính khoảng 50.000 tỷ đồng. Dư nợ hiện hữu giảm lãi suất đối với khách hàng doanh nghiệp là 1.700 đơn vị và 34.000 khách hàng cá nhân. Chúng tôi không chỉ giảm lãi vay cho khách hàng hiện hữu mà cả những khoản vay mới; hơn nữa, không chỉ giảm lãi suất đối với khách hàng bị thiệt hại do mưa lũ vừa rồi mà tất cả khách hàng vay vốn của Vietcombank ở 10 tỉnh miền Trung”, ông Nghiêm Xuân Thành nói.
Ngoài ra, để chia sẻ khó khăn cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19, theo lãnh đạo Vietcombank, ngân hàng này đã giảm tiền lãi hơn 2.600 tỷ đồng cho các khoản vay của 14.000 doanh nghiệp và hơn 153.000 khách hàng cá nhân.
Video đang HOT
Mới đây, Ngân hàng Nhà nước đã có văn bản yêu cầu các ngân hàng hạ lãi suất cho vay, cơ cấu thời hạn trả nợ để chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp và người dân vay vốn ở miền Trung.
Để hỗ trợ các doanh nghiệp, khách hàng vay vốn do ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19, nay là lũ lụt, các ngân hàng tiếp tục hạ lãi suất cả hai chiều, tại VietinBank, lãi suất huy động kỳ 6 tháng chỉ 4,2%/năm, còn kỳ hạn 1 năm là 5,8%/năm, thấp hơn 0,3 – 0,5% so với 2 tháng trước đó. Ngân hàng VPBank, SCB… có mức lãi suất tiền gửi nhỉnh hơn. Tuy nhiên kỳ hạn 6 tháng cũng chỉ còn 4,9% giảm nhẹ 0,1% so với một tháng trước đó.
Còn lãi suất cho vay cũng được các ngân hàng giảm đáng kể so với hồi đầu năm. Tùy theo kỳ hạn và mục đích sử dụng vốn vay, mức lãi suất cho vay 6 – 8%/năm. Riêng đối với khoản vay cho lĩnh vực ưu tiên như nông nghiệp, nông thôn, công nghệ cao… lãi suất là 4,5%/năm.
Điền Phát Land, từ cái tên xa lạ bỗng gây chú ý nhờ phát hành thành công 770 tỷ đồng trái phiếu
Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội ngày 20/7/2020 thông tin, Công ty TNHH Điền Phát Land đã phát hành thành công lô trái phiếu có tổng giá trị trái phiếu lên tới 770 tỷ đồng.
Với kỳ hạn 5 năm, lãi suất cố định của lô trái phiếu là 10%/năm mỗi năm trong năm đầu tiên. Ở những năm sau đó, lãi suất được xác định tổng lãi suất tiết kiệm cá nhân, trả lãi cuối kỳ, kỳ hạn 13 tháng được công bố bới Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (Vietbank) và biên độ lãi suất 2,75% mỗi năm hoặc biên độ lãi suất khác theo thỏa thuận giữa Điền Phát Land và trái chủ.
Sử dụng lãi suất của Vietbank làm tham chiếu cũng là "sự kiện hiếm" trong hoạt động trái phiếu, thông thường lãi suất sau năm đầu tiên sẽ là lãi trung bình của 4 ngân hàng thương mại có vốn nhà nước chi phối cộng biên độ nhất định.
Để phát hành số trái phiếu trên, Điền Phát Land đã dùng các tài sản sau đảm bảo: 20,55 triệu cổ phiếu của Ngân hàng TMCP Bản Việt (Viet Capital Bank, mã BVB) và quyền sử dụng đất tại thửa đất số 16, tờ bản đồ 108 theo tài liệu năm 2006 (Bình Trị Đông B, Bình Tân, TP.HCM). Lô trái phiếu này do CTCP Chứng khoán Quốc tế Việt Nam (VIS) thu xếp và do Vietbank chi nhánh TP.HCM quản lý tài sản đảm bảo.
Việc phát hành trái phiếu được xem là chuyện khá thường thấy trong giai đoạn hiện nay, đặc biệt với doanh nghiệp bất động sản, tuy nhiên, điều khá gây chú ý là doanh nghiệp phát hành Điền Phát Land là một cái tên rất xa lạ với nhiều nhà đầu tư và thị trường.
Theo tìm hiểu của phóng viên Báo Đầu tư Chứng khoán, Điền Phát Land được thành lập vào cuối tháng 11/2017 với vốn điều lệ 20 tỷ đồng, hoạt động ở lĩnh vực kinh doanh bất động sản. Doanh nghiệp được góp vốn bởi hai cá nhân gồm ông Nguyễn Anh Tuấn (90%) và ông Nguyễn Đăng Thanh, Chủ tịch HĐQT (10%).
Trong đó, ông Nguyễn Đăng Thanh là cái tên không hề xa lạ với Vietbank khi từng giữ vai trò Tổng giám đốc từ giai đoạn 10/2016 - 12/2017, đồng thời cũng từng giữ Chủ tịch HĐQT TTC Land (SCR) từ giai đoạn tháng 4/2019 cho đến thời điểm vừa từ nhiệm cách đây không lâu.
Tháng 10/2019, Điền Phát Land có sự thay đổi về cơ cấu cổ đông khi vị trí Chủ tịch Công ty do bà Dương Bảo Anh (sinh năm 1989) đảm nhiệm. Bên cạnh đó, ông Phan Việt Hùng (sinh năm 1981) làm Giám đốc kiêm người đại diện pháp luật.
Theo tài liệu của phóng viên có được, Điền Phát Land hiện đang nắm giữ hơn 82,26 triệu cổ phiếu của Công ty cổ phần NDC An Khang, tương đương với giá trị hơn 822,6 tỷ đồng. Công ty cổ phần NDC An Khang chính là chủ đầu tư dự án The Marq tại 29B Nguyễn Đình Chiểu, phường Đa Kao, quận 1, TP.HCM.
Đáng chú ý, trong các thông tin trước đây công bố dự án The Marq, Công ty cổ phần NDC An Khang được biết đến là liên doanh giữa Hongkong Land (nắm giữ 70% vốn điều lệ) với Tập đoàn Hoa Lâm. Trong khi đó, con gái thứ hai của bà chủ Tập đoàn Hoa Lâm cũng tên Dương Bảo Anh.
NHNN muốn lùi việc siết tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn Cơ quan quản lý tiền tệ đề xuất 2 phương án lùi quy định siết tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn thêm 6 hoặc 12 tháng so với quy định trước đó tại Thông tư 22. Thông tin trên là đề xuất của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) trong Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số...