Giảm học phí để “hút” sinh viên
Cùng nhiều chế độ ưu đãi khác, nhiều trường ĐH dân lập đã tính đến phương án chịu lỗ, giảm học phí để hút và giữ chân thí sinh.
Học phí chỉ xấp xỉ trường công lập
Theo lộ trình tăng học phí mà Bộ GDĐT quy định thì năm học 2011 – 2012, học phí khối trường công lập từ 355.000 – 455.000 đồng/tháng tuỳ từng khối ngành, đến năm 2015 mức trần học phí sẽ đạt khoảng 580.000 đồng/tháng. Trong đó cao nhất là khối ngành y – dược và thấp nhất là khối ngành xã hội, kinh tế, luật và nông – lâm – ngư nghiệp.
Với “mốc” học phí của các trường công lập như vậy, nhiều trường ĐH dân lập hiện nay cũng chỉ thu bằng hoặc cao hơn một ít so với trường công.
ĐH Hà Hoa Tiên thu học phí ở mức thấp nhất trong khối các trường ngoài công lập hiện nay: 500.000đ/tháng đối với hệ ĐH và 400.000đ/tháng đối với hệ CĐ. Không những thế, sinh viên ở trong ký túc xá mới xây của trường cũng chỉ phải đóng 80.000đ/tháng/người.
ĐH dân lập Lương Thế Vinh thu học phí hệ ĐH chính quy tập trung là 550.000đ/tháng, hệ CĐ: 500.000đ/tháng. Nhà trường cho biết, khu ký túc xá của tỉnh xây dựng trong khuôn viên trường sẽ được đưa vào sử dụng từ tháng 12.2011, sinh viên có nhu cầu sẽ được sắp xếp ở theo giá ưu đãi.
ĐH Chu Văn An vẫn giữ mức học phí là 590.000đ/tháng đối với các khối ngành kinh tế và 650.000đ/tháng đối với các khối ngành: Kiến trúc, công nghệ thông tin, kỹ thuật công trình xây dựng và điện điện tử. Hệ CĐ có mức học phí từ 490.000đ – 520.000đ/tháng tùy ngành.
ĐH Thành Đông cũng chỉ thu học phí ở mức 580.000đ/tháng. ĐH Trưng Vương: 500.000đ/tháng. ĐH Quang Trung: 600.000đ/tháng (hệ ĐH) và 550.000đ/tháng (hệ CĐ).
Một loạt các trường ĐH dân lập khác như Đông Đô, Công nghệ Đông Á, Công nghệ Vạn Xuân, Dân lập Hải Phòng, Nguyễn Trãi… cũng thông báo giữ mức học phí như năm trước, dao động từ 700.000 – 720.000 đồng/tháng tùy theo từng ngành học.
Video đang HOT
Thí sinh dự kỳ thi ĐH-CĐ.
Chấp nhận lỗ để “giữ chân” sinh viên
Không chỉ giữ mức học phí không quá cao so với các trường công lập, một số trường dân lập còn thực hiện phương án giảm học phí để “giữ chân” sinh viên.
ĐH Công nghệ và quản lý Hữu Nghị, học phí giảm 2,5 triệu đồng/ năm (còn ở mức 8,5 triệu đồng/năm); ĐH Quốc tế Bắc Hà cũng giảm 3 triệu đồng/năm (còn 15 triệu đồng/năm) ở các ngành kinh tế và giảm 4 triệu đồng ở các ngành kỹ thuật (còn 16 triệu đồng/năm).
ĐH dân lập Hải Phòng có chế độ cho học sinh đạt khá và giỏi ở PTTH có NV1 thi vào trường đạt điểm thi tuyển sinh từ 21 hoặc 24 trở lên sẽ được hưởng học bổng tương đương với 80% hoặc 100% học phí của trường trong suốt 4 năm.
ĐH Tân Tạo, ngay khi thông báo tuyển, trường đã công bố sẽ cấp học bổng toàn phần, bao gồm học phí, tiền ăn, ở cho tất cả các thí sinh vào học tại trường trong năm thứ nhất.
ĐH Thành Đông (Hải Dương) bên cạnh thông báo giảm 50% học phí kỳ đầu tiên còn miễn phí chỗ ở một năm, miễn học phí cho con liệt sĩ, giảm 50% học phí toàn khóa học cho con thương binh.
Trong thông báo xét tuyển NV2, NV3, ĐH Lạc Hồng sẽ miễn học phí năm học đầu tiên cho thí sinh đạt từ 22 điểm trở lên.
Lãnh đạo các trường ngoài công lập cho biết, mặc dù trượt giá nhưng các trường vẫn chấp nhận giữ mức học phí quá thấp so với biến động giá cả hiện nay. Mục đích chỉ nhằm thu hút thí sinh đăng ký vào học tại trường cho đủ chỉ tiêu đào tạo được giao. Hiệu trưởng một trường ĐH dân lập cho biết: “Với mức học phí thấp như vậy, không được hỗ trợ gì từ ngân sách, các trường phải bù lỗ trong vài năm là chuyện đương nhiên, không thể tránh khỏi”.
Theo PLXH
Hướng dẫn giảm tải chương trình SGK: Tải chưa hết nội dung giảm
Chỉ được đưa ra lấy ý kiến 2 tuần trước ngày khai giảng cho cả 3 cấp học và hiện nay năm học mới đã bắt đầu nhưng hướng dẫn giảm tải chương trình SGK do Bộ GD-ĐT biên soạn mới được "nghe nói" ở các trường.
Đáp lại sự chờ đợi và kỳ vọng của xã hội, giảm tải lần này chủ yếu chỉ tập trung ở phần bài tập, kèm cả sửa lỗi chính tả...
Hữu danh vô... nghĩa!
Chiều 6/9, ngày học thứ hai năm học 2011-2012, các trường cho biết chưa nhận được bất cứ văn bản hướng dẫn nào từ Sở GD-ĐT về việc giảm tải chương trình SGK được áp dụng chính thức từ năm học này. Thầy Nguyễn Văn Vân, Hiệu trưởng Trường THPT Marie Curie (quận 3, TPHCM) cho biết: "Mấy ngày nay, chúng tôi vẫn trong tư thế nghe ngóng. Thông tin trên mạng nhiều nhưng chưa thấy văn bản hướng dẫn chính thức nào".
Trong khi đó, nội dung giảm tải ở một số môn như Vật lý khối 10, Địa lý khối 10, Hóa học khối 12, Sinh học cả 3 khối lớp 10, 11, 12... có nội dung giảm tải ngay từ bài 1 nhưng với tình hình hiện nay, các thầy cô khó lòng áp dụng.
Song, khi tham khảo nội dung giảm tải trên mạng, thầy Nguyễn Hoàng Việt, Hiệu trưởng Trường THPT Phú Nhuận (quận Phú Nhuận, TPHCM) bày tỏ: "Mang tiếng là giảm tải chương trình nhưng thực chất những phần được giảm rất vụn vặt, chủ yếu nằm ở phần bài tập, lác đác vài thí nghiệm nhỏ ở trong bài giảng. Như vậy, giảm hay không giảm không khác nhau mấy".
Một phụ huynh ở Hà Nội đang chọn mua sách giáo khoa cho con vào đầu năm học mới. (Ảnh: Quỳnh Anh)
Đồng quan điểm, cô Dương Thu Trang, giáo viên dạy Văn, Trường THPT Mạc Đĩnh Chi (quận 6, TPHCM) cho biết nội dung giảm tải môn Văn tập trung chủ yếu ở hai khối lớp 10 và 11. Đây là hai khối lớp đã được Sở GD-ĐT giao quyền tự chủ ra đề thi cho các trường nên dù không giảm tải, mỗi trường cũng tự giới hạn chương trình cho học sinh trường mình. Trong khi đó, khối 12 vốn chịu nhiều áp lực thi cử nhất nhưng theo hướng dẫn giảm tải của bộ, chỉ giảm đúng 1 bài "Nhân vật giao tiếp", trong khi bài này không nằm trong chương trình thi cử. Do đó, mang tiếng là giảm tải nhưng thực chất chương trình học không có bất kỳ thay đổi nào.
"Mặc dù chưa được triển khai chính thức nhưng hướng dẫn giảm tải của bộ không khiến nhiều giáo viên dạy Văn như tôi quan tâm vì có giảm cũng như không", cô Trang chia sẻ.
Riêng phần giảm tải chương trình Anh văn khối 8, có đến 4/10 nội dung giảm tải dành cho việc sửa lỗi chính tả như sửa "ansers" thành "answers" (bài tập 2, unit 6, trang 57), thay "to" thành "from" (dòng thứ 6 từ dưới đếm lên, unit 15, trang 145), "Delhi" thành "New Delhi" (dòng cuối cùng, unit 15, trang 145)...
Nội dung giảm tải môn Sinh học lớp 12 cũng có phần thay đổi từ vựng "giải thích" thành "nêu cơ chế..." (bài 3, chương 1, trang 15). Như vậy, phải chăng văn bản hướng dẫn giảm tải đã làm nhiệm vụ của một tờ đính chính? Và như thế, mục tiêu giảm tải theo hướng "cắt giảm các nội dung quá khó, trùng lặp, chưa thật sự cần thiết đối với học sinh" do Bộ GD-ĐT đề ra có còn ý nghĩa?
Giảm tải xuất phát từ nhu cầu người học
Nhiều năm qua, ngành giáo dục cứ luẩn quẩn mãi trong nhiệm vụ giảm tải nhưng càng giảm, chương trình lại bộc lộ nhiều bất ổn, áp lực học hành, thi cử vẫn đè nặng lên vai học sinh. Vì sao? Hiện nay, hầu hết các trường đều dạy theo áp lực của kỳ thi đại học. Rất nhiều kiến thức trong các đề thi đại học nằm ngoài chương trình giáo dục cơ bản của bậc phổ thông. Do đó, nếu không cải tiến cách ra đề và chấm thi ở bậc đại học, giảm tải chương trình phổ thông dù có cũng không được nhiều giáo viên và học sinh quan tâm.
Đơn cử như phần giảm tải kiến thức năm nay ở bộ môn Vật lý lớp 11, văn bản hướng dẫn bỏ hẳn phần năng lượng tụ điện, một trong những nội dung quan trọng nhất của kỳ thi đại học. Như vậy, liệu các thầy cô có yên tâm giảm tải?
Trong khi đó, ở môn Ngữ văn lớp 12, cô Dương Thu Trang, Trường THPT Mạc Đĩnh Chi (quận 6) bày tỏ: "Chương trình tập trung vào các tác phẩm trung đại quá nhiều, trong khi đó hầu hết các tác phẩm đều mang chủ đề chung là yêu nước, vốn đã được giới thiệu chung ở các bài khái quát từng thời kỳ văn học lịch sử. Thay vào đó, mảng văn học đương đại, vốn phù hợp với lối sống, cách suy nghĩ các em hơn lại chưa được quan tâm đúng mức".
Nhiều ý kiến cho rằng, một khi muốn giảm tải chương trình, cần xác định rõ mục tiêu của giáo dục hiện nay là gì, học để phục vụ những yêu cầu gì trong xã hội, từ đó mới có những hướng dẫn giảm tải căn cơ và hiệu quả.
Mặt khác, theo kế hoạch của ngành giáo dục, năm 2015 cả nước sẽ trải qua một đợt thay mới sách giáo khoa. Nhưng với các diễn biến giảm tải hiện nay mới dừng ở việc nhặt sạn, chương trình khung chưa có chắc chắn ngành giáo dục sẽ còn rất nhiều việc phải làm.
Theo Dân Trí
Hơn 22 triệu học sinh bước vào năm học mới Sau những ngày nghỉ hè, sáng nay, học sinh trên cả nước háo hức đến trường đón năm học mới 2011 - 2012. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã đánh trống khai trường tại THPT Hà Nội - Amsterdam. Các em học sinh lớp 1 trường Nguyễn Siêu (Hà Nội) trong ngày tựu trường. Ảnh: Hoàng Hà. Tại Hà Nội, thời...