Giảm hồ sơ dự thi ĐH, chưa vội mừng
Vừa kết thúc đợt nộp hồ sơ đăng ký dự thi (ĐKDT) ĐH, CĐ 2014 tại trường THPT. Từ 18 – 29-4 thí sinh chưa nộp hồ sơ và lệ phí theo tuyến Sở GD&ĐT sẽ nộp trực tiếp tại trường dự thi. Thông tin cho thấy lượng hồ sơ đợt này giảm mạnh, khối kinh tế giảm nhiệt. Nhưng mục tiêu phân luồng còn xa.
HS lớp 12 trường THPT số 2 Bảo Yên tham quan gian hàng tư vấn, hướng nghiệp của trường Ảnh: Thu Thùy
Ghi nhận tại Hà Nội, hồ sơ khối ngành kinh tế không ồ ạt như các năm trước, không còn chiếm tỷ lệ 50% mà chỉ khoảng 20%. Nhưng tỷ lệ khối A, D vẫn áp đảo. Khối ngành môi trường, công nghệ thông tin, kỹ thuật, báo chí có xu hướng tăng. Trung bình một thí sinh nộp 2 – 3 bộ hồ sơ.
Tại điểm thu nhận hồ sơ Phòng GD&ĐT Đống Đa, lượng hồ sơ năm nay giảm một nửa, chỉ hơn 500, do còn rất ít thí sinh tự do tiếp tục ĐKDT ĐH, CĐ. Song ít thí sinh tự do không hẳn vì họ đã chọn trường nghề hay trung cấp chuyên nghiệp (TCCN) mà theo một cán bộ tại đây, phần lớn năm trước các em đã trúng tuyển nguyện vọng 2, 3 đều đã đăng ký nhập học. Những thí sinh tự do năm nay ĐKDT lại phần lớn là thí sinh khá giỏi, quyết tâm thi lần 2 vào các trường tốp đầu… Hướng nghiệp “tai họa” Lý giải nói trên hoàn toàn có lý khi trước mùa tuyển sinh nào, băn khoăn rất thực tế của thí sinh là trượt ĐH nên vào CĐ hay trường nghề?
Video đang HOT
Trong một buổi hướng nghiệp tuyển sinh năm nay, khi trả lời câu hỏi “Em muốn nộp hồ sơ thi vào khoa Quản trị kinh doanh trường ĐH Kinh tế Kỹ thuật – Công nghiệp. Xin hỏi chẳng may trượt em có nên học CĐ hay trường nghề không?”, nguyên thủ khoa ĐH KHXH&NV – ĐHQG Hà Nội 2012, tình nguyện viên của một dự án giáo dục, đã trả lời: “ĐH Kinh tế Kỹ thuật – Công nghiệp vốn là CĐ Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp. Em dự thi hệ ĐH của trường nếu trượt nhà trường vẫn tổ chức xét duyệt xuống hệ CĐ nếu ngành đó có đào tạo hệ này. Nhưng em có thể đăng ký dự thi một trường CĐ nào đó để cơ hội đỗ cao hơn”. Tư vấn hướng nghiệp kiểu đó là “tai họa” khi chỉ mê ĐH, CĐ. Và Bộ GD&ĐT cứ buông cho các trường xét hết “nước một” là ĐH, CĐ, thừa ra mới tới “nước hai” cho các trường nghề xét tuyển, mục tiêu phân luồng sau THCS, THPT cũng còn khốn khổ lâu.
Nói như nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình, phân luồng chưa đạt vì chúng ta công bố yêu cầu nguồn nhân lực không rõ ràng. “Nếu người ta biết yêu cầu công nhân cần như thế nào thì sẽ không thi vào ĐH mà đi vào con đường nghề nghiệp, nhưng ta không nêu ra, nên ai cũng có mong muốn mình có trình độ cao để cuộc sống tốt hơn” – bà Bình nhận định. Năm nay sẽ có từ 3 đến 4 mức điểm xét tuyển ĐH, CĐ thay vì chỉ có một mức điểm sàn cho mỗi khối thi như những năm trước. Đây là thông tin mới nhất về quy định xét tuyển Bộ GD&ĐT dự kiến ban hành, áp dụng ngay năm nay. Cùng việc các trường tuyển sinh riêng, nhiều người lo ngại CĐ, ĐH càng rộng cửa thì đường tuyển sinh của các trường TCCN, trung cấp nghề vốn èo uột sẽ càng hẹp lại.
Thực tế khi chọn trường Song không phải nơi nào, trường nào cũng hướng nghiệp kiểu “ĐH hóa, CĐ hóa” nguyện vọng thí sinh. Trường THPT số 2 Bảo Yên (ở bản Lâm Sản, xã Bảo Hà, huyện Bảo Yên, Lào Cai) làm tốt hướng nghiệp hàng năm, có lý do quan trọng là trường vùng cao miền núi này đã mời cả lãnh đạo huyện về trường tham gia hướng nghiệp cho thí sinh.
Năm nay Phó Bí thư Huyện ủy – Chủ tịch UBND huyện Bảo Yên, ông Dương Đức Huy đã tới trường THPT số 2 Bảo Yên trong ngày hội hướng nghiệp. Ông có những chia sẻ sâu sắc khi nhấn mạnh học sinh (HS) không nên quá ảo tưởng vào ĐH: “Các em hãy lượng sức, thi vào các trường CĐ nghề, TCCN, đặc biệt nên lựa chọn các nghề về phục vụ trực tiếp quê hương tại khu công nghiệp Tân An – Tân Thượng – Bảo Hà”.
Chiều qua 18-4 cô Đoàn Thu Thùy – Tổ trưởng chuyên môn – cán bộ tuyển sinh trường THPT số 2 Bảo Yên, cho biết: Số lượng hồ sơ của trường năm nay giảm hẳn so với năm 2013, trong đó gần 70% hồ sơ đăng ký thi CĐ nghề. “Cho đến thời điểm này, với 169 thí sinh, chúng tôi có 200 hồ sơ. Trong khi năm 2013 có 175 thí sinh nhưng tới 256 hồ sơ. Các em xác định được việc lựa chọn ngành, nghề phù hợp nên không quá ảo tưởng học cao. Gần 50 HS đang chờ đăng ký vào các trường trung cấp nghề” – cô Thùy cho hay. Tuy nhiên, việc đăng ký vào các trường TCCN, trung cấp nghề được thực hiện sau việc đăng ký vào các trường ĐH, CĐ – theo cô Thùy – là một khó khăn cho hướng nghiệp, thiệt thòi cho học sinh.
Theo VNE
ĐH Hoa Sen, Văn Lang tuyển sinh khối V1, H1
Bộ GD-ĐT vừa cho phép Trường ĐH Hoa Sen và Trường ĐH Văn Lang tuyển sinh khối V1, H1 trong kỳ tuyển sinh năm 2014.
Sinh viên ngành thiết kế đồ họa Trường ĐH Hoa Sen
Trước đó, hai trường ĐH này đã có công văn gửi Bộ GD-ĐT đề nghị được sử dụng kết quả thi (khối V1, H1) của Trường ĐH Kiến trúc TP.HCM để xét tuyển.
Ông Trần Văn Nghĩa - Phó cục trưởng Cục Khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục, Bộ GD-ĐT cho biết "Trường ĐH Kiến trúc TP.HCM tổ chức thi theo đề án tự chủ tuyển sinh của trường, trong đó các môn văn hóa thi theo đề chung của Bộ. Vì vậy, kết quả thi của Trường ĐH Kiến trúc TP.HCM có giá trị xét tuyển ở các trường khác".
Theo đề án tuyển sinh riêng của Trường ĐH Kiến trúc TP.HCM, trường này sẽ không tuyển sinh khối V, H như những năm trước mà thay vào đó bằng khối V1 với các môn thi toán, ngữ văn (thi đề khối D) và vẽ mỹ thuật (vẽ đầu tượng). Khối H1 thi các môn toán, ngữ văn (thi đề khối D), vẽ trang trí màu.
Trường ĐH Hoa Sen sẽ xét tuyển khối V1, H1 khi xét tuyển nguyện vọng bổ sung. Đợt thi tuyển vào tháng 7 vẫn chỉ tuyển sinh các khối V, H. Các ngành xét tuyển bổ sung khối V1, H1 gồm: thiết kế đồ họa, thiết kế thời trang và thiết kế nội thất.
Trong khi đó, Trường ĐH Văn Lang tuyển sinh khối V1, H1 bên cạnh khối V, H ngay từ nguyện vọng 1 và khi xét tuyển nguyện vọng bổ sung. Các ngành tuyển sinh khối V, H, V1, H1 gồm: kiến trúc, thiết kế nội thất, thiết kế công nghiệp, thiết kế đồ họa và thiết kế thời trang. Trước đó, một số trường ĐH đã bổ sung khối V1, H1 vào khối tuyển sinh gồm: ĐH Xây dựng Miền Tây, ĐH Duy Tân, ĐH Kiến trúc Đà Nẵng.
Theo VNE
Khoảng 7 phòng thi tốt nghiệp THPT bố trí 1 cán bộ thanh tra Đó là một nội dung tại hướng dẫn thanh tra thi tốt nghiệp THPT năm 2014 Bộ GD&ĐT vừa ban hành. Theo hướng dẫn này, Bộ GD&ĐT sẽ tổ chức kiểm tra công tác chuẩn bị thi; công tác chấm thi; đặc biệt, tổ chức các đoàn thanh tra lưu động không báo trước và thanh tra coi thi cắm chốt tại một...