Giám đốc Sở xin lỗi vì mô hình học VNEN
Ngày 11-7, HĐND tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu tổ chức khai mạc kỳ họp thứ Năm- HĐND tỉnh Khóa VI.
Chiều cùng ngày, tại phiên thảo luận, các đại biểu đã cho ý kiến về tình hình kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh,; thu chi ngân sách 6 tháng đầu năm 2017 và phương hướng, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2017. Trong đó nhiều ý kiến nhấn mạnh đến vấn đề giáo dục, phát triển du lịch, y tế, môi trường đầu tư…
Kỳ họp HĐND tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu
Ông Nguyễn Thanh Giang, giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh BR-VT, cho biết hiện nay quy hoạch mạng lưới trường, lớp của tỉnh còn nhiều bất cập do lịch sử để lại. Hiện có những địa phương như TP Vũng Tàu, huyện Tân Thành số học sinh tăng cơ học rất lớn. Trường, lớp được đầu tư tốt nhưng không đạt chuẩn về số học sinh, số lớp. Ngoài ra ở huyện Long Điền việc bố trí xây dựng các trường chưa hợp lý dẫn tới những nơi học sinh đông, tập trung ở khu vực ven biển thì không đủ trường học, trường trong khu vực trung tâm huyện thì không đủ học sinh.
Video đang HOT
Riêng đối với mô hình trường học mới VNEN, ông Giang cho rằng Sở xin nhận lỗi rằng trong quá trình tham mưu cho tỉnh Sở đã nóng vội, mong muốn đổi mới một cách nhanh mà không tính toán hết thực tế về trường, lớp cũng như đội ngũ, tư tưởng, nguyện vọng của học sinh.
BR-VT là một trong số các địa phương triển khai từ những năm đầu đề án của Bộ. Tuy nhiên việc triển khai được áp dụng rộng. Ý tưởng, mục tiêu tốt nhưng năm đầu tiên áp dụng còn một số hạn chế về nội dung, chương trình, cách thức tổ chức.
Sau khi chỉnh sửa, Sở cũng đã tiếp thu từ chỉ đạo của tỉnh để điều chỉnh rất nhiều. Đến nay sự đồng thuận, ủng hộ của phụ huynh, thầy cô cũng đã cao hơn. Tuy nhiên sắp tới UBND tỉnh sẽ tổ chức một hội nghị để đánh giá lại mô hình học VNEN. Sau hội nghị này tỉnh sẽ có những định hướng cụ thể.
Nhưng trước mặt Bộ GD&ĐT cũng đã có thư gửi tỉnh định hướng là những học sinh đã học mô hình VNEN rồi, nếu quay sang học mô hình học khác cũng có những bất cập, khó khăn. Vì vậy Sở cũng sẽ có tham mưu trên tinh thần tự nguyện. Trường nào, thầy cô nào, học sinh, phụ huynh nào đồng ý tiếp tục cho con theo học mô hình này vẫn theo học, không đồng ý có thể xin chuyển.
Ông Giang, bày tỏ: “Về một nội dung mà ngành giáo dục chủ trì tham mưu nhưng cũng đã khiến các lãnh đạo tỉnh, HĐND cũng đã phải vất vả. Cho phép tôi xin lỗi và xin hứa sẽ có những cố gắng để việc triển khai đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục một cách tốt hơn, hiệu quả hơn trên địa bàn tỉnh”.
Theo plo.vn
TP.HCM thiếu hơn 5.000 giáo viên cho năm học mới
Năm học 2017-2018, TP.HCM cần 5.274 giáo viên thay thế đội ngũ nghỉ việc, nghỉ hưu và phục vụ trường mới thành lập. Khối tiểu học thiếu 1.809 người, mầm non cần 1.203 giáo viên.
"Công tác tuyển dụng giáo viên cho năm học 2017-2018 phải chú trọng đảm bảo chất lượng, đáp ứng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, năng lực chuyên môn, phẩm chất đạo đức, thực hiện tốt nhiệm vụ theo chủ trương đổi mới giáo dục", ông Lê Hồng Sơn, Giám đốc Sở GD&ĐT TP.HCM, báo cáo tại kỳ họp thứ năm HĐND TP.HCM khóa IX sáng 4/7.
Nhu cầu tuyển dụng giáo viên cho năm học 2017-2018 trên địa bàn TP.HCM là 5.274 người. Ảnh: Phước Tuần.
Về kỳ thi THPT quốc gia năm 2017, ông Sơn cho biết TP.HCM là nơi có số lượng điểm thi nhiều nhất với 114 điểm và 71.469 thí sinh.
Ngoài ra, trong năm 2017, học sinh ở TP.HCM đã tham gia cuộc thi Khoa học kỹ thuật cấp quốc gia với 18 dự án và đều đoạt giải. Trong đó, 5 dự án đoạt giải toàn cuộc (một giải nhất và 4 giải ba), một dự án đoạt giải tư hội thi Intel ISEF tại Mỹ.
Trong năm học 2016, các trường học ở TP.HCM đưa vào sử dụng 2.504 phòng mới (tăng thêm 1.646 phòng). Kinh phí cho việc sửa chữa cơ sở vật chất và mua sắm trang thiết bị trong năm học 2016-2017 là 335,3 tỷ đồng.
Năm học 2017-2018, dự kiến TP.HCM tăng 59.082 học sinh, tập trung ở cấp mầm non và tiểu học tại các quận, huyện đang trong giai đoạn đô thị hóa nhanh, dân số tăng cơ học cao như quận 12, Gò Vấp, Bình Tân, Thủ Đức, Bình Chánh, Hóc Môn, Củ Chi.
Dự kiến, số phòng học mới đưa vào sử dụng trong năm học 2017 là 1.479 phòng.
Theo Zing
Thiếu giáo viên mầm non vì bạn trẻ không mặn mà với nghề TP.HCM đã có chính sách hỗ trợ nhưng hiện vẫn thiếu hàng loạt giáo viên mầm non. Nhiều người còn bỏ nghề này để làm việc khác. Đây là vấn đề được nhiều đại biểu đưa ra tại kỳ họp thứ ba HĐND TP.HCM khóa IX chiều 7/12. Tại buổi báo cáo kết quả giám sát chuyên đề nghị quyết về hỗ trợ...