Giám đốc Sở Giáo dục chỉ đạo nhận học sinh thiếu chuẩn
Ngoai viêc chi đao trương THPT trên địa bàn tuyên 6 hoc sinh dươi điêm chuân, người đứng đầu ngành giáo dục Kiên Giang còn có nhiều sai phạm khác.
Trường THPT Võ Văn Kiệt – nơi xuất phát những chuyện “lùm xùm” của ngành giáo dục Kiên Giang. Ảnh: Phúc Hưng.
Ủy ban Kiểm tra tỉnh ủy Kiên Giang vừa kết luận những sai phạm xảy ra trong ngành giáo dục của tỉnh, đồng thời đề nghị Tỉnh ủy có hình thức xử lý phù hợp đối với Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Thị Minh Giang.
Theo kết luận, bà Giang có phần trách nhiệm đối với các sai phạm của một số trường THPT trên địa bàn. Ngoài ra, nữ giám đốc Sở còn bị cho là đã chỉ đạo trường THPT Võ Văn Kiệt (TP Rạch Gía) tuyển sinh 6 học sinh không đủ điểm chuẩn. Hay, việc bà này tiếp nhận nữ nhân viên hợp đồng của công ty trên địa bàn về công tác tại trường này, mà không qua thi tuyển hoặc xét tuyển.
Video đang HOT
Riêng đối với thầy Nguyễn Đình Chung – nguyên Hiệu trưởng THPT Võ Văn Kiệt, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy cũng đề nghị kiểm điểm theo quy trình và có hình thức xử lý phù hợp do chưa thực hiện tốt nguyên tắc tập trung dân chủ, không chấp hành quyết định điều động của cấp trên…
Hồi đầu tháng 9, thầy Chung gửi đơn đến Sở Giáo dục tỉnh xin trả quyết định điều động về Sở làm Phó phòng THPT, kèm theo đơn xin nghỉ việc. Ông cho rằng quyết định điều động của cơ quan chủ quản là bất thường, cập rập. Sau đó, ông xảy ra bất đồng với lãnh đạo Sở, dẫn đến kiện tụng.
Trao đổi với PV, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Thị Minh Giang cho biết, bản thân không có khiếu nại gì đối với kết luận của Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy, đồng thời sẽ thực hiện nghiêm theo chỉ đạo cấp trên.
“Riêng trường hợp của thầy Chung, hiện sở chưa duyệt đơn xin nghỉ việc vì còn đang trong quá trình thanh, kiểm tra. Việc thầy ấy tự ý bỏ việc là không đúng”, bà Giang nói.
Theo VNE
Nhiều bất cập trong quản lý các Trung tâm Giáo dục thường xuyên
Theo đại diện tỉnh Quảng Bình, hiện có quá nhiều đơn vị quản lý Trung tâm Giáo dục thường xuyên mà mỗi nơi lại có những chỉ đạo khác nhau khiến các hoạt động của trung tâm gặp khó khăn.
Hiện tại Trung tâm GDTX đang phải chịu sự quản lý của 3 đơn vị. Ảnh internet.
Ngày 26/12, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức Hội nghị sơ kết thực hiện nhiệm vụ năm học 2017-2018 đối với giáo dục thường xuyên (GDTX) và sơ kết 2 năm thực hiện Thông tư 44 quy định việc xếp loại cộng đồng cấp xã.
Tại hội nghị, các đại biểu chỉ ra thực tế, hiện Trung tâm GDTX chịu sự chỉ đạo, quản lý của 3 đơn vị ở 2 cấp khác nhau là ngành Lao động, Thương binh và Xã hội, ngành Giáo dục và UBND cấp huyện nên gây nhiều khó khăn trong tổ chức hoạt động. Do có 2 Bộ cùng quản lý chung nên không phân công bộ nào chủ trì ban hành các văn bản quan trọng để chỉ đạo quản lý trung tâm như: Quy chế tổ chức hoạt động, quy định tiêu chuẩn kiểm định chất lượng, quy định chuẩn giám đốc...
Hiện nay các Trung tâm GDTX trên toàn quốc thực hiện chủ yếu là nhiệm vụ giáo dục thường xuyên. Nhiều trung tâm không thực hiện được chức năng dạy nghề sơ cấp vì không đủ điều kiện về giáo viên, cơ sở vật chất dạy nghề. Một số sở Giáo dục và Đào tạo không quan niệm trung tâm là đơn vị thuộc Sở nên lơ là, ít quan tâm chỉ đạo.
Trước đó, tại Hội thảo Góp ý bổ sung một số điều của Luật Giáo dục do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức, ông Hoàng Văn Thi, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thanh Hóa cho biết, thực hiện triển khai Thông tư 39 giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, trong đó có việc sáp nhập và thành lập Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp và GDTX, nhưng cần quy định hoạt động của GDTX trong các cơ sở giáo dục này như thế nào để cho phù hợp với thực tiễn.
Đồng quan điểm, ông Trần Quang Luận, Trưởng phòng Tổ chức, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Lào Cai cho biết, trong quá trình tổ chức quản lý của Trung tâm GDTX, hướng nghiệp, dạy nghề hiện nay phân cấp cho UBND cấp huyện quản lý. Trong thực tế, UBND cấp huyện làm nhiệm vụ quản lý các trung tâm này hết sức khó khăn. Nhiều ý kiến cho rằng nên trả Trung tâm Giáo dục thường xuyên về cho Sở Giáo dục và Đào tạo quản lý chứ không nên để Sở Lao động, Thương binh và Xã hội quản lý cho đúng với chức năng quản lý Nhà nước.
Theo Baohaiquan.vn
Có nên đưa ngoại ngữ vào kỳ thi lớp 10? Trong khi TP HCM đã thực hiện từ lâu thì Hà Nội khẳng định vẫn chưa đưa môn ngoại ngữ vào kỳ thi lớp 10 năm 2018 Học sinh tại TP HCM chuẩn bị thi môn ngoại ngữ trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 năm 2017 Ảnh: HOÀNG TRIỀU Trước kỳ thi tuyển sinh được đánh giá là quan trọng hơn...