Giám đốc Sở GD&ĐT Nghệ An thăm hỏi học sinh lớp 5 bị thương tích
Với sai phạm của học sinh tiểu học, gia đình và nhà trường cần có biện pháp giáo dục nghiêm khắc nhưng cũng phải khoa học, nghệ thuật để tránh gây tổn thương cho trẻ.
Đó là mong muốn của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo khi đến thăm hỏi em Lê Vũ Trung Kiên – học sinh bị thương tích ở Trường Tiểu học Cửa Nam 1.
Mặc dù xảy ra sự việc đáng tiếc nhưng gia đình của học sinh bị thương đã chia sẻ, thông cảm với các học sinh. Ảnh: Mỹ Hà
Đến thời điểm này, sau 1 ngày bị bạn học cùng trường là em Nguyễn Q.L gây tổn thương ở phần mông, sức khỏe của em Lê Vũ Trung Kiên đã cơ bản ổn định và tâm lý của em đã bình thường.
Đến thăm hỏi học sinh và gia đình em ở khối 9, phường Cửa Nam, ông Thái Văn Thành – Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo bày tỏ sự cảm ơn khi gia đình em cùng đồng hành với nhà trường trong quá trình giải quyết các vấn đề, trên tinh thần cùng chia sẻ, thông cảm.
Nói thêm về sự việc đáng tiếc này, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo cũng đã nhắc nhở Ban giám hiệu Trường Tiểu học Cửa Nam 1. Theo đó, nếu phát hiện xảy ra sự việc mâu thuẫn ở trường học, các giáo viên cần nắm bắt kịp thời và sớm trao đổi với phụ huynh để giải quyết dứt điểm.
Hiện tại, khi sự việc đã xảy ra, Giám đốc Sở yêu cầu trường không bao che và xử lý nghiêm khắc. Tuy nhiên, với các cháu học sinh đang ở tuổi tiểu học, nhiều hành động còn bột phát, thiếu ý thức thì cần phải giáo dục một cách khoa học, nghệ thuật, tránh tổn thương cho trẻ.
Giám đốc Sở cũng lưu ý nhà trường, trong quá trình giảng dạy, cần quan tâm đến những học sinh có hoàn cảnh đặc biệt để kịp thời động viên, giúp đỡ, uốn nắn. Đồng thời, yêu cầu giáo viên chủ nhiệm cần hỗ trợ bồi dưỡng thêm cho học sinh, hướng các em đến những hoạt động lành mạnh, bổ ích. Đây cũng là bài học cho các trường học khác trên địa bàn để từ đó tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục, hạn chế ít nhất tình trạng bạo lực học đường.
Video đang HOT
Ngày hôm nay, Phòng Giáo dục và Đào tạo cũng đã có văn bản báo cáo về sự việc xảy ra ở Trường Tiểu học Cửa Nam 1. Theo đó, vào chiều 30/3/2019, tại sân trường, em Lê Vũ Trung Kiên đã vô tình đá bóng trúng em Bảo làm hỏng điện thoại của Bảo và cả hai dẫn đến cãi vã.
Sau sự việc này Bảo đã kể lại cho em Nguyễn Q.L và cả hai yêu cầu Kiên đến xin lỗi.
Ngày 2/4, lúc 7h10 phút, tại hành lang tầng 3, L và Bảo đã gặp Kiên và xảy ra mâu thuẫn. Sau đó, L đã đưa dao bấm ra để dọa Kiên. Do không làm chủ được nên đã khua trúng phần mông của Kiên gây ra xuất huyết phải khâu 2 mũi.
Sau sự việc này, Trường Tiểu học Cửa Nam đã phối hợp với Ban đại diện cha mẹ học sinh gặp gỡ gia đình của các em. Bên cạnh đó, tiến hành lập biên bản để làm căn cứ giải quyết, báo sự việc lên Công an phường và Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Vinh.
Trong cuộc làm việc với các phụ huynh liên quan, phụ huynh của em Lê Vũ Trọng Kiên đã chấp nhận lời xin lỗi của em L và gia đình, đồng thời bỏ qua sự việc trên và mong muốn các em đoàn kết thương yêu nhau hơn.
Phòng Giáo dục và Đào tạo cũng yêu cầu Trường Tiểu học Cửa Nam 1 nghiêm túc kiểm điểm và nhận trách nhiệm về sự việc trên.
Theo baonghean
Ngăn chặn bạo lực học đường: Định vị lại vai trò người thầy
Sự việc 5 học sinh đánh bạn cùng lớp vừa xảy ra tại Trường THCS Phù Ủng (tỉnh Hưng Yên) là bài học cảnh tỉnh chung cho cả ngành giáo dục. Câu hỏi được đặt ra là làm sao để không có những sự việc đau lòng tương tự, giải pháp nào để trường học thật sự an toàn đối với học sinh?
Hoàn cảnh xã hội buộc giáo viên phải thay đổi
Theo Th.S Nguyễn Thị Tuấn Anh, giảng viên Trường Đại học Thủ Dầu Một (tỉnh Bình Dương), vài năm trở lại đây, xu hướng giáo dục trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đều chú trọng đánh giá người học lẫn người dạy ở khía cạnh năng lực, tức là sự tổng hòa của các yếu tố gồm hiểu biết, kỹ năng, kinh nghiệm, tình cảm, thái độ, động cơ của cá nhân để giải quyết nhiệm vụ gắn liền với một bối cảnh xã hội nhất định.
Điều này thúc đẩy người giáo viên không ngừng hoàn thiện các kỹ năng đáp ứng yêu cầu đổi mới liên tục của nền giáo dục.
Để nâng cao chất lượng giáo dục cần quan tâm đầu tư nhiều hơn nữa nguồn lực giáo viên.
Giáo viên Nguyễn Viết Chì, Trường THPT Châu Thành 1 (tỉnh Đồng Tháp), khẳng định "trồng người" phải có sự chung tay của các lực lượng xã hội, trong đó quan trọng nhất là sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội. Tuy nhiên, trước những thay đổi của đời sống xã hội, các bậc cha mẹ đôi khi cũng bế tắc trong việc giáo dục con cái.
Ở một số gia đình không có sự thông hiểu lẫn nhau giữa con cái và cha mẹ, người lớn do áp lực với cơm áo gạo tiền không còn thời gian quan tâm con cái. Ngoài ra, còn trăm ngàn tình huống người giáo viên chủ nhiệm phải đối diện khi quản lý lớp học như học sinh bị thầy cô giáo bộ môn ép đi học thêm, thầy cô đối xử bất công hay hiểu lầm, bị thất tình, mâu thuẫn với bạn bè dẫn đến xô xát, muốn nghỉ học vì chán nản chuyện gia đình, hoàn cảnh khó khăn...
Đặc biệt, ở tuổi mới lớn, vì luôn muốn được quan tâm nên đôi khi các em "thổi phồng" vấn đề của mình lên quá mức, khiến việc nhỏ trở nên trầm trọng. Nếu không được giáo viên kịp thời giúp đỡ, học sinh thường có khuynh hướng tự giải quyết vấn đề theo hướng tiêu cực, đôi khi gây ra hậu quả nghiêm trọng.
Đồng quan điểm, Th.S Nguyễn Kim Chuyên, giảng viên Trường Đại học Đồng Tháp, phân tích ở độ tuổi học sinh trung học, các em chưa phải là người lớn nhưng cũng không còn là trẻ con, khả năng nhận thức chưa chín chắn và có thể sai lệch nếu không được định hướng phù hợp. Đây cũng là lứa tuổi đối mặt với rất nhiều áp lực: Trong gia đình là những yêu cầu, kỳ vọng của cha mẹ, ông bà; ở trường là áp lực về học tập, quan hệ với thầy cô, bạn bè; ngoài xã hội, các em phải đối mặt với những cám dỗ của các trò chơi, mạng xã hội.
Chưa kể bản thân các em cũng lúng túng trước những vấn để mới nảy sinh như thay đổi về tâm sinh lý, tình yêu tuổi học trò, lựa chọn nghề nghiệp, thậm chí một số vấn đề nghiêm trọng hơn như lệch lạc giới tính, bạo hành gia đình, tệ nạn xã hội...
Kiến nghị thêm nhiều chính sách cho giáo viên
Mới đây, trong bài nghiên cứu "Nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên làm công tác chủ nhiệm đáp ứng yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông mới", PGS-TS Hà Thanh Việt, Trường Cán bộ quản lý giáo dục TPHCM, cho biết hiện nay Bộ GD-ĐT chưa có quy định, văn bản hướng dẫn cụ thể nào dành riêng cho giáo viên làm công tác chủ nhiệm.
Theo đó, vị trí, nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm chỉ được nêu một cách ngắn gọn tại khoản 4 Điều 10 Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của nhà trường, và được diễn giải cụ thể hơn trong Điều lệ trường THCS, THPT và trường phổ thông nhiều cấp học. Tuy nhiên, do chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể, dẫn đến cách hiểu, vận dụng không giống nhau giữa các địa phương, cơ sở giáo dục.
Cụ thể, ở nhiều trường học, giáo viên chủ nhiệm được giao thực hiện nhiều nhiệm vụ ngoài quy định, tạo ra áp lực và tình trạng quá tải cho giáo viên. Trong khi đó, chính sách đãi ngộ dành cho lực lượng này hiện nay chưa tương xứng. Từ thực tế đó, nhà nghiên cứu này kiến nghị cần phải coi giáo viên chủ nhiệm là một chức danh quản lý trong nhà trường phổ thông, song song với việc xây dựng, ban hành quy định, văn bản hướng dẫn riêng về công tác chủ nhiệm.
Ngoài ra, theo bà Thi Thị Tuyết Nhung, Trưởng ban Văn hóa - Xã hội HĐND TPHCM, ngoài sự chăm lo về vật chất, giáo viên hiện nay cần được quan tâm về sức khỏe tinh thần, bởi áp lực nghề đặt ra quá lớn. Hiện nay, ở một số đơn vị ngoài công lập đã có thêm quy định lương phụ cấp trách nhiệm cho giáo viên chủ nhiệm. Tuy nhiên, về lâu dài vẫn cần sự quan tâm căn cơ hơn từ phía cơ quan quản lý, giúp người thầy được chắp thêm đôi cánh trong hành trình đổi mới giáo dục.
Liên quan đến vụ cô giáo Nguyễn Thị Thu Huyền, giáo viên dạy Toán kiêm giáo viên chủ nhiệm lớp 8A1 Trường THCS Long Toàn (Bà Rịa - Vũng Tàu) dùng thước đánh vào chân 22 học sinh lớp 8A1 do các em mất trật tự, Hội đồng kỷ luật nhà trường đã họp và thông qua quyết định tạm đình chỉ công tác đối với cô Huyền trong 15 ngày. Theo Sở GD-ĐT tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, ngoài việc tạm đình chỉ giáo viên đánh học sinh, Hiệu trưởng nhà trường cũng bị xem xét xử lý tránh nhiệm quản lý nhà trường theo quy định của pháp luật.
Về vụ một nhóm học sinh Trường THCS Diễn Hùng và THCS Diễn Kim (huyện Diễn Châu, Nghệ An) đánh bạn, quay clip tung lên mạng vì cho rằng bị tố mang bầu, Hội đồng kỷ luật 2 trường đã quyết định đuổi học 1 tuần đối với em Trần Thị Huyền Tr. cùng nhóm 3 học sinh khác trực tiếp đánh bạn; khiển trách em Hồ Thị Phương Th. vì nói bạn có bầu cùng 1 học sinh khác cùng tham gia vụ việc.
MINH QUÂN
Theo SGGP
Vụ đánh hội đồng nữ sinh: Đừng đẩy vào đường cùng! Kỷ luật các học sinh đánh hội đồng bạn là đúng, nhưng làm không khéo có thể đẩy các em vào đường cùng. Ảnh minh họa Bàn tiếp về việc xử lý các học sinh đánh hội đồng nữ sinh lớp 9 trường THCS Phù Ủng (huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên), GS.TSKH Phạm Phố, nguyên Hiệu trưởng trường Cao đẳng Kinh tế...