Giám đốc Sở GD Điện Biên kêu gọi sinh viên mới ra trường liên hệ Sở ứng tuyển GV
Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Điện Biên kêu gọi các giáo viên trẻ có tâm huyết lên vùng cao ứng tuyển để khắc phục tình trạng thiếu giáo viên chương trình mới
Năm học 2022 – 2023 là năm đầu tiên áp dụng Chương trình giáo dục phổ thông mới đối với lớp 3, lớp 7, lớp 10.
Đối với lớp 3, đây cũng là lần đầu môn Tiếng Anh và Tin học trở thành môn học bắt buộc. Tuy vậy, tình trạng thiếu giáo viên tại Điện Biên, đặc biệt giáo viên các môn chuyên biệt trong thời gian qua không chỉ khiến cho sự nghiệp “gieo chữ, trồng người” ở vùng cao đã khó càng thêm khó, mà còn ảnh hưởng đến sự thành công của chương trình giáo dục phổ thông mới tại địa phương.
Tại trường Phổ thông dân tộc bán trú Trung học cơ sở Nà Khoa (huyện Nậm Pồ) chỉ có 2 giáo viên tiếng Anh, các thầy phải dạy cả trường với số tiết gấp đôi bình thường.
Tuy nhiên, việc chưa có chế độ chính sách về tính tiền thừa giờ cho các thầy nên các thầy cũng tâm tư. Tuy nhiên, vì khó khăn chung của ngành nên 2 thầy tiếng Anh vẫn phải vẫn phải dạy cả trường.
Nói về tình hình thiếu giáo viên trên địa bàn tỉnh Điện Biên, thầy Nguyễn Văn Đoạt – Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Điện Biên cho biết:
“Theo khung vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông công lập ban hành kèm theo Thông tư số 06/2015/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 16/3/2015 và Thông tư số 16/2017/TT-BGDĐT ngày 12/7/2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, toàn ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Điện Biên còn thiếu 203 giáo viên các môn Tiếng Anh, Tin học, Âm nhạc. Mỹ thuật”.
Khu vực nhà ăn được tận dụng làm lớp học để 2 lớp học ghép môn tiếng Anh, giáo viên bậc Trung học cơ sở đảm nhiệm dạy cả bậc tiểu học theo cụm xã là một trong những giải pháp khắc phục tình trạng thiếu giáo viên dạy tiếng Anh tại huyện Tủa Chùa. Ảnh: Dienbien.tv
Cụ thể, theo thầy Đoạt cho biết, với giáo viên Tiếng Anh, toàn tỉnh Điện Biên đang thiếu 125 giáo viên Tiếng Anh trong đó cấp Tiểu học thiếu 72 Giáo viên, Trung học cơ sở thiếu 38 giáo viên còn cấp Trung học phổ thông thiếu 15 giáo viên.
Đối với môn Tin học, cấp Tiểu học đang thiếu 24 giáo viên, Trung học cơ sở là 7 giáo viên và thiếu 3 giáo viên ở cấp Trung học phổ thông.
Với môn Âm nhạc tỉnh Điện biên đang thiếu 09 giáo viên cấp Tiểu học, 6 giáo viên Trung học cơ sở và 10 giáo viên Trung học phổ thông.
Môn Mỹ Thuật đang thiếu 9 giáo viên Tiểu học và 10 giáo viên Trung học phổ thông.
“Trong thời gian tới ngành Giáo dục và Đào tạo Điện Biên sẽ xin thêm chỉ tiêu để thi tuyển, cũng thông qua Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, chúng tôi kêu gọi các bạn sinh viên sư phạm chuyên ngành này ra trường có nhu cầu lên Điện Biên công tác hãy liên hệ với Sở Giáo dục và Đào tạo Điện Biên và tham gia thi tuyển”, thầy Đoạt nói thêm.
Video đang HOT
Theo chương trình giáo dục phổ thông mới, môn tiếng Anh là môn học bắt buộc từ lớp 3 với thời lượng 4 tiết/ tuần. Để đảm bảo dạy học theo chương trình mới, ngành Giáo dục và Đào tạo đã tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh đặt hàng đối với trường đại học trong toàn quốc để đảm bảo nguồn tuyển cũng như chất lượng nguồn tuyển giáo viên tiếng Anh.
Trước tình trạng thiếu giáo viên, các môn học cho chương trình phổ thông 2018, các cơ sở Giáo dục và Đào tạo đã có những hình thức khắc phục trước mắt.
Thầy Ngô Xuân Chiến – Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Nậm Pồ cho biết:
“Tình trạng thiếu giáo viên là tình trạng chung của tỉnh. Ở một số môn như Mỹ Thuật, Âm nhạc có thể khắc phục được. Tuy nhiên, đối với môn Tiếng Anh và Tin học ở cấp Tiểu học là khá căng.
Ở cấp trung học cơ sở các thầy cô Toán – Tin có thể dạy song song được, vì ở cấp Tiểu học giáo viên đào tạo chung môn Mỹ thuật, Âm nhạc nên có thể khắc phục. Đây có thể là giải pháp trước mắt.
Tuy nhiên, với môn Tiếng Anh và Tin học ở cấp tiểu học khá khó khăn nên các trường đang tìm các biện pháp khắc phục.
Trong khi thiếu giáo viên bộ môn tiếng Anh, các trường đang phải áp dụng hình thức dạy tăng tiết, hoặc phòng Giáo dục và Đào tạo phân công giáo viên tiếng Anh đảm nhiệm dạy 2 cấp học theo cụm xã.
Bên cạnh đó, các trường cũng có thể tiến hành ghép lớp để học chung. Môn tiếng Anh, môn Tin học trước mắt có thể học ở các hội trường lớn.
Giải pháp tạm thời này cũng gặp không ít khó khăn do nội dung chương trình và phương pháp dạy học khác nhau. Bên cạnh đó, việc giải quyết chế độ cho giáo viên phải dạy thừa giờ cũng đang có nhiều vướng mắc.
Xét về lâu về dài phải tuyển thêm, tuy nhiên, việc tuyển được giáo viên có chất lượng lên vùng cao công tác cũng gặp rất nhiều khó khăn”.
Cô gái "xương thủy tinh" vượt lên số phận hiện thực ước mơ vào đại học
Cấp 2, Hoài Thương học ở Trường THCS Cao Xanh (Hạ Long); lớp 10, em thi vào trường THCS Hòn Gai. Liên tục 3 năm cấp 3, Thương đều đạt học sinh giỏi, em có thế mạnh về môn Toán.
Phạm Thị Hoài Thương - sinh viên năm 3 ngành Kế toán, Trường Đại học Mở Hà Nội.
Năm 2018, Hoài Thương thi đỗ vào một trường Đại học ở Hà Nội nhưng vì lúc đó gia đình không có đủ điều kiện để chi trả học phí cộng với sức khỏe không tốt không thể sống một mình ở thủ đô, Thương sợ nếu cứ cố đi học mà kết quả không được như ý thì lại làm khổ mẹ. Cô đã lựa chọn tạm dừng ước mơ của mình để chờ đợi một cơ hội nào đó trong tương lai.
Sau đó không lâu, Thương được một người bác trong gia đình giới thiệu về chương trình học trực tuyến E- Learning tại Trường Đại học Mở Hà Nội. Nghiên cứu thấy hình thức học tập trực tuyến hoàn toàn phù hợp hoàn cảnh của bản thân, học phí hợp lý, lại được một đơn vị bảo trợ biết đến và nhận sẽ hỗ trợ cô trong quá trình học, Thương đã ngay lập tức đăng ký học trực tuyến trong niềm vui sướng và hạnh phúc tột cùng. Thương theo học chuyên ngành Kế toán.
Hoài Thương với những giờ học trực tuyến
Nếu như ở cấp 3, Thương thường đến trường học cả ngày thì từ khi học chương trình đại học E-Learning em chỉ phải học và làm bài tập ở nhà; đến lúc đi thi, em sẽ lên Hà Nội tham gia thi trực tiếp.
Nỗ lực vượt khó, luôn có sự đầu tư nghiêm túc cho việc học tập.
"Một năm em lên Hà Nội 4 lần. Những lần này, mẹ là người đưa em đi. Mỗi lần đi quãng đường hơi xa, em và mẹ đi xe khách. Trước đây, em và mẹ thường lên từ chiều hôm trước ngày thi để thuê trọ nhưng sau này, em và mẹ bắt xe khách lên thủ đô sớm để thi và đi - về trong ngày", Thương chia sẻ.
Cô sinh viên bé nhỏ luôn cố gắng duy trì thành tích học tập ở mức khá giỏi. Hàng ngày, Thương dành một lượng lớn thời gian để tự học và làm bài luyện tập. Bất cứ khi nào có thời gian, cô đều mở các bài học có sẵn trong giáo trình ra để nghe và ôn lại, môn nào cũng vậy, ngày nào cũng như ngày nào. Đó cũng là một trong những ưu điểm của đào tạo trực tuyến: giúp sinh viên chủ động thời gian. Phải chăng khi chúng ta đã yêu một điều gì đó, càng khó chúng ta lại càng muốn chinh phục?
Hoài Thương tâm sự: "Ước mơ lớn nhất của em là đỗ đại học, được học một ngành nghề mà em yêu thích, kiếm được một công việc ổn định để đỡ đần mẹ - người cả một đời âm thầm chịu đựng bao khổ cực, lo lắng để chăm sóc cho cô con gái "khiếm khuyết" như em mà chưa một lời than vãn. Mẹ là động lực lớn nhất giúp em nuôi dưỡng và thực hiện mơ ước, cho em niềm tin để vượt qua mọi sự tự ti, mặc cảm trong cuộc đời".
Mẹ luôn là người đồng hành, chăm lo và ủng hộ Hoài Thương hết mực
Sinh ra và lớn lên tại Quảng Ninh, trớ trêu thay cả Thương và em trai cô đều mắc cùng một căn bệnh. Tuy gia đình khó khăn, vất vả nhưng lúc nào cũng đầy ắp tiếng cười bởi sự vun vén, tình yêu thương tuyệt đối mà ba mẹ dành cho hai chị em. Những tưởng đó là sự bù đắp mà ông trời dành tặng cho Thương thì bỗng bố em lại đột ngột qua đời, bỏ lại ba mẹ con với trách nhiệm và sự vất vả đè nặng lên đôi vai người mẹ.
Bữa cơm giản dị nhưng đong đầy tình yêu thương của mẹ.
"Lúc ba mất em còn khá nhỏ, năm lớp 10 thì em trai em cũng bỏ lại mẹ và chị để đi gặp ba, chắc nó nhớ ba quá. Bây giờ thi thoảng những hình ảnh gia đình ấp áp, vui vẻ năm đó lại hiện lên rõ ràng trong trí nhớ của em..." - Thương xúc động nói.
Từ khi bố mất, mẹ luôn là điểm tựa động lực lớn nhất để Thương theo đuổi con đường học tập, tiếp cận tri thức.
Thương kể: "Mẹ em bán quán nước vỉa hè. Trước đây khi em học cấp 1 và cấp 2 ở trường cách nhà 1 km thì mỗi sáng mẹ đều dậy sớm đưa em đi, đến trưa đón về. Cấp 3, trường cách nhà hơi xa nên mỗi ngày mẹ đều chở em đến trường bằng xe đạp. Nhà em ở trên dốc, mỗi lần đi lại trời mưa khiến mẹ rất vất vả".
"Em là người lạc quan nên em không có tự ti, mặc cảm, buồn phiền gì", nữ sinh tâm sự.
Mắc bệnh xương thủy tinh, mọi sinh hoạt cuộc sống (đi lại, tắm rửa...) của Thương đều phải nhờ mẹ giúp.
Khi đi học, những ngày đầu bạn bè thấy em khá lạ nên thường đến hỏi han, bắt chuyện, nói chuyện quen rồi dần dần thành thân thiết. Thương rất cởi mở giao lưu với bạn bè.
"Tuy em không được sinh ra trong một hình hài đẹp đẽ, khỏe mạnh như các bạn nhưng đổi lại em luôn nhận được niềm tin và sự yêu thương từ mọi người. Ở nhà em là niềm hy vọng của mẹ, đến trường là niềm hy vọng của thầy cô, lại được các anh chị và các bạn sinh viên của Trường ĐH Mở Hà Nội giúp đỡ hết lòng,... làm sao em không nỗ lực cho được! Em sẽ tiếp tục cố gắng nhiều hơn nữa để xứng đáng với những tình cảm trân quý mà em đã nhận được" - Hoài Thương chia sẻ.
"Có thể mình không bằng người khác ở điểm này nhưng mình lại hơn người khác ở những mặt khác. Cho nên, em không có gì phải tự ti, mặc cảm", Thương nói thêm.
Chúc cho Hoài Thương sẽ hoàn thành tốt chương trình học tập, có được một công việc ổn định trong tương lai và luôn giữ được tinh thần lạc quan, mạnh mẽ vốn có.
(Ảnh: NVCC)
Tự chủ đại học và các bài toán cần lời giải Từ ngày 8 đến 13/11, Quốc hội sẽ tiến hành hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn, PGS,TS Vũ Hải Quân, Ủy viên Trung ương Đảng, Giám đốc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, đại biểu Quốc hội Thành phố Hồ Chí Minh đã trả lời phỏng vấn của Báo Nhân Dân về nhiều vấn đề mà cử...