Giám đốc khu vựcchâu Á củaTimes Higher Education (THE): “ĐH Việt Nam khó tiếp cận bảng xếp hạng về nghiên cứu, giảng dạy”
Giám đốc khu vực và Tổng giám đốc châu Á của Times Higher Education (THE) nhận định mặt bằng chung thì các ĐH Việt Nam sẽ khó tiếp cận với bảng xếp hạng về giảng dạy và nghiên cứu của tổ chức này. Thay vào đó nên tham gia xếp hạng đại học có vai trò phục vụ cho cộng đồng
Ông Justin Tay, Giám đốc khu vực và Tổng giám đốc Châu Á của Times Higher Education (THE) trả lời phỏng vấn
Bên lề hội thảo về tìm kiếm kinh nghiệm, cơ hội phát triển thương hiệu, thứ hạng và đẩy mạnh quốc tế hóa cho cơ sở giáo đục đại học Việt mới đây tại TP.HCM, ông Justin Tay, Giám đốc khu vực và Tổng Giám Đốc (Châu Á) của THE đã chia sẻ với phóng viên Dân trí về khả năng của các trường ĐH Việt Nam với các bảng xếp hạng quốc tế này.
Thưa ông Justin Tay, ông có thể cho biết khả năng tham gia và bảng xếp hạng nào phù hợp đối với các trường ĐH Việt Nam?
Ông Justin Tay: Hiện nay THE có các bảng xếp hạng về giảng dạy, nghiên cứu và Impact Rankings (tác động cộng đồng). Các trường ĐH
Times Higher Education (THE) là tổ chức quốc tế về giáo dục ĐH và ấn hành bảng xếp hạng ĐH uy tín trên thế giới. Năm 2019, có 1258 trường ĐH từ 86 quốc gia trên thế giới có mặt trong bảng xếp hạng của THE. Số lượng các trường ĐH châu Á được xếp hạng hoặc thăng hạng có xu hướng tăng đáng kể trong những năm gần đây.
Ngoài THE thì 2 tổ chức xếp hạng được xem là uy tín nhất hàng đầu thế giới có thể kể đến là Tổ chức Quacquarelli Symonds (QS) Anh và Shanghai Academic Ranking of World Universities (ARWU) là bảng xếp hạng đại học thế giới của Đại học Giao thông Thượng Hải (Trung Quốc).
Việt Nam sẽ khó tiếp cận được ở bảng xếp hạng về giảng dạy. Tương tự, đối với bảng xếp hạng về nghiên cứu thì theo mặt bằng chung của Việt Nam cũng khá cao đối với đa số các trường, chỉ có khoảng 5 cơ sở ĐH có thể tham gia được.
Tôi nghĩ đa số các ĐH Việt Nam có thể tham gia vào bảng xếp hạng THE Impact Rankings- bảng xếp hạng đại học có vai trò phục vụ cho cộng đồng cũng như có ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững về kinh tế – xã hội. Để tham gia vào bảng xếp hạng này thì các trường sẽ đánh giá xem khả năng của mình có thể tham gia vào những tiêu chí nào trong tổng số 11 tiêu chí được đưa ra và nộp dữ liệu về cho THE. Sau khi tổ chức chúng tôi đánh giá, các trường sẽ được xếp hạng theo đúng mức độ mà mình đạt được.
Ông có thể nói sơ về 11 tiêu chí của bảng xếp hạng Impact, và tiêu chí nào quan trọng nhất để xếp hạng?
11 tiêu chí này đã được chúng tôi công bố trên website của THE. Tuy nhiên, có những tiêu chí bắt buộc các đại học phải tham gia được có thể kể đến gồm: có mối quan hệ cộng tác toàn cầu, giảm bất bình đẳng giữa các bên khi tham gia hoạt động nào đó; đánh giá về bảo vệ môi trường, khí hậu, đảm bảo chất lượng giáo dục và mức độ bền vững phát triển của thành phố, quốc gia đó. Đó là những tiêu chí phổ biến mà các trường có thể tham gia được.
Thưa ông, liệu bảng xếp hạng Impact Rankings sẽ không giá trị bằng hai bảng còn lại về nghiên cứu và giảng dạy, vì các tiêu chí về điều kiện dễ dàng hơn?
Đúng là suy nghĩ của đa phần các trường hiện nay là giá trị không bằng nhưng trong tương lai chúng ta sẽ phải thay đổi cách đánh giá này.
Video đang HOT
Hiện có hơn 550 trường trên thế giới đã tham gia vào bảng xếp hạng THE-Impact Rankings mà Việt Nam có một đơn vị duy nhất tham gia và được xếp hạng. Còn ở bảng xếp hạng các trường thế giới thì có khoảng 220 trường.
Đúng là có thể tiêu chí của Impact Rankings nghe có vẻ dễ hơn bởi đối với bảng xếp hạng các trường trên thế giới vì bảng này thường xét tiêu chí về khả năng nghiên cứu, xuất bản bài báo. Tuy nhiên, nói như thế cũng không có nghĩa cho rằng Impact Rankings dễ vì trong đó nhấn mạnh đến sự nỗ lực của các trường khi thu thập dữ liệu để cho thấy nỗ lực của các trường thể hiện được để tương ứng trước những chính sách của địa phương, quốc gia. Tôi nghĩ việc các trường thể hiện được sự nỗ lực đó là một trong các tiêu chí khó hơn ở bảng xếp hạng này.
Các trường ĐH Việt Nam phải xác định được “mấu chốt” vấn đề của mình là gì, trường muốn định hướng nghiên cứu hay phục vụ cộng đồng để chọn bảng xếp hạng. Tuy nhiên về lâu dài, tôi nghĩ các trường nên hướng đến các mục tiêu phục vụ cộng đồng.
Xin cảm ơn ông về những chia sẻ này.
Việt Nam mới có một trường tham gia xếp hạng THE
Bảng xếp hạng THE Impact Rankings năm 2019 được công bố hồi tháng 4, trường ĐH Tôn Đức Thắng là trường duy nhất hiện nay của Việt Nam được THE xếp hạng. Theo THE công bố, kết quả xếp hạng những ĐH có ảnh hưởng nhất đến sự phát triển bền vững về kinh tế – xã hội hàng đầu thế giới thì Trường ĐH Tôn Đức Thắng xếp trong top 101 – 200 (có 462 trường tham gia xếp hạng) trong bảng xếp hạng 2019. Trường này cũng lọt vào top 25 ĐH và cơ sở nghiên cứu hàng đầu khu vực ASEAN theo thống kê của Web of Science (ISI).
Lê Phương
Theo Dân trí
Top 5 đại học đào tạo Khoa học máy tính tốt nhất thế giới 2019
Có 684 trường xuất hiện trên bảng xếp hạng đại học đào tạo khoa học máy tính chất lượng của Times Higher Education (THE) năm 2019. Gần 1/6 trong đó là đại học của Mỹ, gần 1/3 là trường châu Âu và gần 200 trường đại học có trụ sở ở châu Á.
Khoa học máy tính đang là một trong những ngành học mở ra rất nhiều cơ hội nghề nghiệp cho những ai theo đuổi nó mỗi năm. Sự lựa chọn điểm đến cũng khá đa dạng bởi lẽ các trường đại học đang quan tâm đào tạo ngành học theo xu thế toàn cầu này.
Times Higher Education vừa công bố bảng xếp hạng các trường đào tạo ngành Khoa học máy tính tốt nhất thế giới năm 2019 dựa trên những phân tích về: Chất lượng giảng dạy 30%; nghiên cứu (số lượng, thu nhập, danh tiếng) 30%; trích dẫn (ảnh hưởng của nghiên cứu) 27,5%; triển vọng quốc tế (nhân viên, sinh viên và nghiên cứu) 7,5% và thu nhập của ngành 5%.
Top 10 Đại học Đào tạo Khoa học máy tính tốt nhất năm 2019.
Dưới đây là 5 trường đại học đứng đầu bảng xếp hạng:
1. Đại học Oxford (Anh)
Đại học Oxford là một trong những trường có ngành Khoa học máy tính lâu đời bậc nhất nước Anh.
Kể từ khi bắt đầu, khoa đã cung cấp các bài giảng cho sinh viên đại học và sinh viên nghiên cứu được đào tạo ở cấp độ sau đại học.
Khoa cung cấp ba văn bằng đại học: khoa học máy tính, toán học và khoa học máy tính, và khoa học máy tính và triết học. Ngoài các chủ đề khoa học máy tính cốt lõi, sinh viên có thể tham gia khóa học về sinh học, tính toán lượng tử, hệ thống thông tin, xác minh phần mềm, kỹ thuật phần mềm và ngôn ngữ học máy tính.
Khuôn viên Đại học Oxford.
2. Viện Công nghệ Liên bang Thụy Sĩ - ETH Zurich
Viện Công nghệ Liên bang Thụy Sĩ (ETH Zurich) được thành lập vào năm 1855, có lịch sử phát triển phần mềm và thiết kế hệ thống máy tính. Cuối cùng, các dự án liên quan hai mảng này đã kêu gọi một thành lập Khoa khoa học máy tính chuyên dụng vào năm 1981.
Bộ phận này bao gồm nhiều lĩnh vực của khoa học máy tính, bao gồm trí thông minh tính toán, mạng và hệ thống phân tán, thuật toán và lý thuyết và bảo mật thông tin. Các ngôn ngữ lập trình khác nhau cũng được dạy trên các khóa học kỹ thuật phần mềm.
Trường có mối quan hệ chặt chẽ với các bộ phận khác trong trường đại học và với các đối tác trong kinh doanh và công nghiệp, như IBM, Microsoft, Google, SAP và Disney trong các dự án nghiên cứu.
Khuôn viên viện ETH Zurich.
3. Đại học Stanford (Mỹ)
Khoa Khoa học máy tính của Đại học Stanford được thành lập vào năm 1965, cung cấp bằng cử nhân, thạc sĩ và cả tiến sĩ. Khoa giảng dạy, nghiên cứu trong nhiều lĩnh vực bao gồm trí tuệ nhân tạo, robot, nền tảng của khoa học máy tính, các hệ thống lập trình.
Ngoài ra, khoa còn có nghiên cứu liên ngành với hóa học, ngôn ngữ học, di truyền học, xây dựng và y học. Trụ sở của Khoa khoa học máy tính là tòa nhà Khoa học máy tính Gates, được đặt theo tên của Bill Gates, người đã quyên góp 6 triệu đô la cho dự án.
Đại học Stanford.
4. Đại học Cambridge (Anh)
Khoa học máy tính của Đại học Cambridge cung cấp khóa học mang tên Computer Science Tripos kéo dài ba đến bốn năm. Trường cũng cung cấp khóa đào tạo thạc sĩ nghiên cứu trong lĩnh vực khoa học máy tính, giúp chuẩn bị cho sinh viên học lấy bằng tiến sĩ về ngành này. Có nhiều nhóm nghiên cứu có trụ sở tại khoa khoa học máy tính nghiên cứu trí tuệ nhân tạo, bảo mật, đồ họa và tương tác, và kiến trúc máy tính.
Khuôn viên đại học Cambridge.
5. Viện Công nghệ Massachusetts - MIT (Mỹ)
MIT là một trong những trường đại học có Khoa Khoa học máy tính "đình đám" nhất thế giới với tuyên bố "sinh viên của chúng tôi thay đổi thế giới". Và thực tế, nhiều người trong số cựu sinh viên của trường có mặt trong danh sách doanh nhân có ảnh hưởng trong và ngoài nước. Sinh viên được khuyến khích phát triển khởi nghiệp và các dự án nghiên cứu đã khám phá các vấn đề như tính toán rủi ro tài chính của năng lượng tái tạo và phát triển điện toán song song nhanh hơn.
Các sinh viên được ghi danh vào một chương trình giảng dạy linh hoạt cho phép họ tập trung vào cả lý thuyết trừu tượng và các vấn đề thực tế trong khoa học máy tính. Học sinh có thể chuyên ngành khoa học máy tính hoặc trong cả khoa học máy tính và sinh học phân tử.
Sinh viên đã tốt nghiệp thường tiếp tục nghiên cứu thêm về thiết kế trò chơi điện tử, làm việc trên siêu máy tính, nghiên cứu robot và thường tham gia các công ty lớn như Google hay Microsoft.
MIT là một trong những trường đại học có Khoa Khoa học máy tính "đình đám" nhất thế giới.
Ngoài 5 trường trên, các đại học khác trong top 10 gồm xếp lần lượt theo vị trí 6-10 là: Đại học Carnegie Mellon, Viện Công nghệ Georgia, Đại học Princeton, Đại học Harvard và Viện Công nghệ California. Tất cả đều của Mỹ.
Lệ Thu
Theo Dân trí
Đại học Việt Nam sẵn sàng vào "cuộc chơi" xếp hạng quốc tế? Mới đây, Tổ chức Times Higher Education (THE) đến Việt Nam để giới thiệu những điều kiện để tham gia tổ chức này. Trước đó, Tổ chức xếp hạng QS cũng tiếp cận với các trường ĐH Việt Nam. Sự quan tâm nhất định của các ĐH Việt Nam dường như là tâm thế sẵn sàng bước vào "cuộc chơi" quốc tế. Trong...