Giám đốc ĐH Quốc gia TP.HCM: ‘Quyết tâm thành lập 2 trường mới’
Dự kiến trong năm 2022, ĐH Quốc gia TP.HCM có thêm 2 trường đại học mới được nâng cấp từ khoa và viện trực thuộc.
Đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2022 được ĐH Quốc gia TP.HCM đề ra tại hội nghị thường niên, sáng 22/12.
Việc thành lập ĐH Khoa học Sức khỏe trên cơ sở nâng cấp Khoa Y và ĐH Công nghệ Môi trường trên cơ sở Viện Môi trường và Tài nguyên đã nằm trong chủ trương phát triển của ĐH Quốc gia TP.HCM từ nhiều năm nay.
Giám đốc ĐH Quốc gia TP.HCM Vũ Hải Quân cho biết đại học này cố gắng thành lập 2 trường thành viên trong năm tới. Ảnh: M.N.
Theo PGS Vũ Hải Quân, Giám đốc ĐH Quốc gia TP.HCM, đề án thành lập hai trường đã gửi lên Bộ GD&ĐT từ lâu và đang chờ được phê duyệt. Riêng việc nâng cấp khoa Y lên thành ĐH Khoa học Sức khỏe cần có ý kiến đồng ý từ Bộ Y tế. Bộ Y tế đã cho phép. Vì vậy, việc thành lập 2 trường chỉ còn một bước cuối cùng là chờ sự phê duyệt của Bộ GD&ĐT.
Ông Quân cho hay ĐH Khoa học Sức khỏe gắn với trách nhiệm đào tạo nhân lực cho ngành Y. Hiện nay, nhu cầu nhân lực của ngành này rất lớn. ĐH Công nghệ Môi trường gắn với trách nhiệm nghiên cứu biến đổi khí hậu, môi trường, đặc biệt phục vụ cho khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long.
“Năm 2022, ĐH Quốc gia TP.HCM quyết tâm thành lập được hai trường thành viên mới trên cơ sở nâng cấp khoa và viện đã có từ trước”, PGS Vũ Hải Quân khẳng định.
Giám đốc Vũ Hải Quân nói 2021 là năm đầy khó khăn, dù vậy Đại học Quốc gia TP.HCM đạt được những thành quả quan trọng.
Video đang HOT
Đầu tiên phải kể đến triển khai tự chủ đại học ở các trường thành viên là ĐH Quốc tế, ĐH Bách Khoa, ĐH Kinh tế – Luật, ĐH Công nghệ Thông tin. Tiếp nối các trường này, năm 2022, ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐH Khoa học Tự nhiên cũng triển khai tự chủ đại học.
Ông cho rằng đây là chủ trương rất đúng đắn và thành công lớn nhất là các trường đã quyết tâm thực hiện. Vì học phí hiện tại không thể bù đắp chi phí đào tạo. Các nguồn thu khác chưa thể bù đắp cho chi phí đào tạo ngay lập tức.
Năm 2021 dịch bệnh diễn biến nghiêm trọng nhưng các trường tiếp tục công tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học. Hiện nay, vấn đề là còn một số sinh viên năm cuối khối ngành Kỹ thuật cần phải thực hành, thực tập. Các trường đã nỗ lực mở cửa cho sinh viên học trực tiếp nhưng còn hạn chế, những em này có thể không tốt nghiệp đúng thời gian dự kiến. Dù vậy, PGS Quân tin các trường có thể khắc phục trong thời gian tới.
2021 cũng là năm ĐH Quốc gia TP.HCM từng bước có công tác đánh giá, nhìn nhận lại những mô hình, tổ chức hoạt động hiệu quả, nơi nào cần sáp nhập để có điều chỉnh phù hợp.
Giám đốc ĐH Quốc gia TP.HCM cho rằng năm 2022 sẽ có nhiều cơ hội để bứt phá. Ông nhấn mạnh vai trò của đội ngũ sinh viên. ĐH Quốc gia TP.HCM đang sở hữu đội ngũ người học lớn mạnh, sinh viên tài năng. Đây là nhân tố quyết định sự thành công của đại học trong giai đoạn tới.
Đứng trước cơ hội bứt phá, ông yêu cầu các đơn vị phải nâng cao năng lực quản trị, quản lý hành chính; xuất sắc trong đào tạo, nghiên cứu khoa học; phát triển khu đô thị đại học.
ĐH Quốc gia TP.HCM kiến nghị Chính phủ cho thành lập thêm 2 trường
ĐH Quốc gia TP.HCM có chủ trương thành lập thêm ĐH Khoa học Sức khỏe và ĐH Công nghệ Môi trường. Trường này mong Chính phủ ủng hộ và phê duyệt đề án thành lập.
Chiều 22/4, ông Vũ Đức Đam, Phó thủ tướng Chính phủ đã trao Quyết định của Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm ông Vũ Hải Quân giữ chức Giám đốc ĐH Quốc gia TP.HCM. Sau đó, Phó thủ tướng có buổi làm việc với hai đại học quốc gia. Tham dự buổi làm việc có ông Huỳnh Thành Đạt, Bộ trưởng Bộ Khoa học và công nghệ, ông Nguyễn Kim Sơn, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT.
Phó thủ tướng Vũ Đức Đam trao quyết định bổ nhiệm cho PGS Vũ Hải Quân. Ảnh: M.N.
3 nhiệm vụ trọng tâm
Phó thủ tướng chia sẻ đây là lần thứ hai ông trao quyết định bổ nhiệm giám đốc ĐH Quốc gia TP.HCM. Ông nhấn mạnh 3 vấn đề chính khi thành lập hai đại học quốc gia Chính phủ đã đề ra.
Thứ nhất, 2 đại học mang tên quốc gia được thành lập nhắm tới có hai trung tâm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao và nghiên cứu khoa học hàng đầu đất nước vươn tới tầm khu vực.
Thứ hai, vào thời điểm đó các trường đại học đều trực thuộc Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp, việc thành lập 2 đại học quốc gia với mô hình đặc biệt, nhằm mục đích hình thành mô hình quản trị đại học mới, tiên tiến. Mô hình này nhằm phát huy trí tuệ cá nhân, đơn vị.
"Sau này chúng ta nói tự chủ đại học là ý tưởng mong muốn từ điều này và không chỉ tự chủ giữa ĐH Quốc gia TP.HCM với Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp mà còn tự chủ lan ra nhiều trường, trường với trường thành viên, trường với tổ chức bộ môn, thậm chí với giảng viên của nhà trường", Phó thủ tướng Vũ Đức Đam chia sẻ.
Thứ ba, việc xây dựng đại học mang tên quốc gia, thực sự là nơi làm việc, học tập và sinh hoạt thực sự mô phạm, văn hoá để từ đó lan ra những điều tốt đẹp nhất trong xã hội. Đó là sứ mệnh rất vinh quang và cũng rất nặng nề của 2 đại học quốc gia.
Phát biểu nhận nhiệm vụ, PGS Vũ Hải Quân cho biết ông cùng tập thể ĐH Quốc gia TP.HCM xác định 3 nhiệm vụ trọng tâm trong giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2030 của đại học này.
ĐH Quốc gia TP.HCM tiên phong thực hiện tự chủ đại học, từng bước hoàn thiện mô hình tự chủ, mô hình quản trị, phấn đấu 100% các đơn vị thành viên thực hiện tự chủ đại học trước 2025.
Đến năm 2025, ĐH Quốc gia TP.HCM đặt mục tiêu bắt kịp các trường đại học nghiên cứu hàng đầu khu vực Đông Nam Á ở một số lĩnh vực đào tạo và nghiên cứu như: Trí tuệ Nhân tạo, Công nghệ Sinh học - Y sinh, Công nghệ Vật liệu tiên tiến. Đến năm 2030, đại học này sẽ nằm trong nhóm 100 trường đại học hàng đầu của châu Á.
Đến năm 2025, đơn vị này quyết tâm xây dựng khu đô thị ĐH Quốc gia TP.HCM xanh, thân thiện hướng đến phát triển bền vững. Đến năm 2030 trở thành khu đô thị xanh, thông minh và thân thiện, là một hạt nhân của Khu đô thị sáng tạo tương tác cao phía Đông của TP.HCM
Hai đại học quốc gia kiến nghị với Chính phủ
Để đạt được những mục tiêu đề ra, PGS Vũ Hải Quân, Giám đốc ĐH Quốc gia TP.HCM nêu những kiến nghị của đại học này với Chính phủ.
ĐH Quốc gia TP.HCM kiến nghị Chính phủ ủng hộ và sớm ban hành nghị định về đại học quốc gia, quy chế tổ chức và hoạt động của đại học quốc gia và các cơ sở giáo dục đại học thành viên.
Đại học này cũng mong Chính phủ ủng hộ ĐH Quốc gia TP.HCM xây dựng cơ chế thử nghiệm để thực thi tự chủ đại học trong bối cảnh còn nhiều các quy định pháp lý khác cản trở tiến trình tự chủ đại học, trình Thủ tướng ra quyết định.
Thứ ba, nhà trường kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét phê duyệt giao bổ sung thêm kinh phí cho kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025, giao nhiệm vụ, đặt hàng ĐH Quốc gia TP.HCM thực hiện các chương trình, đề án, dự án chiến lược quốc gia để phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Thứ 4, nhà trường kiến nghị Chính phủ ủng hộ và phê duyệt chủ trương thành lập ĐH Khoa học sức khỏe và ĐH Công nghệ Môi trường.
Nhà trường kiến nghị cuối cùng với Chính phủ là ủng hộ chủ trương có phiên họp thường niên giữa Bộ Khoa học và công nghệ, Bộ GD&ĐT và hai ĐHQG do Chính phủ chủ trì để bàn về các kế hoạch chiến lược phát triển giáo dục đào tạo và khoa học công nghệ.
Tại buổi làm việc, ông Nguyễn Hoàng Hải, Phó giám đốc thường trực ĐH Quốc gia Hà Nội cũng kiến nghị Chính phủ quan tâm đến đề án thành lập ĐH Luật trực thuộc ĐH Quốc gia Hà Nội. Để tạo sức mạnh của hai đại học quốc gia, ông Hải đề xuất xây dựng một chương trình có thể luân chuyển cán bộ, trao đổi sinh viên và quỹ học bổng sinh viên giữa 2 đại học với nhau.
Những trường đại học ở TP.HCM tuyển sinh ngành mới ĐH Công nghệ TP.HCM, ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM, ĐH Quốc tế Hồng Bàng và nhiều trường khác sẽ tuyển sinh ngành mới trong năm 2022. ĐH Công nghệ TP.HCM (HUTECH) dự kiến tuyển sinh 9 ngành mới là Kinh tế Quốc tế, Tài chính Quốc tế, Digital Marketing, Quản trị Sự kiện, Dinh dưỡng và Khoa học Thực phẩm, Quản lý...