Giám đốc ĐH Huế: Không thi THPT quốc gia, chúng tôi xoay không kịp
Nếu không thể tổ chức thi THPT quốc gia, ĐH Huế sẽ gặp khó khăn khi tuyển sinh.
Đó là chia sẻ của PGS.TS Nguyễn Quang Linh, Giám đốc ĐH Huế trước quan điểm về thi hay không thi THPT quốc gia năm nay.
PGS. Nguyễn Quang Linh cho biết ĐH Huế đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực. Do vậy, có những ngành tuyển sinh tốt, có ngành khó tuyển. Kinh nghiệm 3 năm vừa qua sử dụng kết quả thi THPT quốc gia cho thấy, kỳ thi đang đi đến ổn định, là căn cứ tốt để các trường ĐH xét tuyển.
Theo PGS. Linh, kết quả của kỳ thi thực sự có giá trị đối với các trường ĐH. Đối với những ngành top trên, kết quả thi là cơ hội sàng lọc, phân loại, phân lớp thí sinh. Hơn nữa, cần phải có một kỳ thi để đánh giá kết thúc quá trình học tập của phổ thông. Cho dù có thí sinh không vào ĐH thì họ cũng tốt nghiệp phổ thông để đi làm ngành nghề khác.
PGS. Nguyễn Quang Linh nêu quan điểm đã học là phải thi. Học không thi học sinh sẽ xao nhãng việc học.
Tuy nhiên, xét góc độ làm quản lý ĐH, PGS. Nguyễn Quang Linh mong muốn dịch kết thúc sớm. Trừ trường hợp nếu không tổ chức được kỳ thi THPT quốc gia thì quả thật việc tinh giản chương trình cũng khó khăn; việc tổ chức kỳ thi cũng nan giải. Từ đó, dẫn đến hệ lụy, các trường ĐH phải căn cứ vào học bạ để xét tuyển.
Video đang HOT
Nhưng để giám sát được chất lượng học bạ có tương đương với yêu cầu chất lượng đầu vào của các trường, các ngành học, đặc biệt những ngành học đòi hỏi hàn lâm như khoa học cơ bản là gặp khó khăn. Đặc biệt là không biết căn cứ vào đâu để đánh giá dẫn hoài nghi lẫn nhau, ĐH không tin phổ thông, phổ thông không tin ĐH vì thiếu thước đo công minh. Cho đến nay, dù tỷ lệ tốt nghiệp lên đến trên 90% nhưng kỳ thi THPT quốc gia vẫn được coi là thước đo công minh nhất.
Thực ra hiện nay các trường đều rất bị động. ĐH Quốc gia TPHCM đã có chuẩn bị cho kỳ thi đánh giá năng lực nhưng đến giờ, do dịch bệnh bất ngời nên cũng hoàn toàn bị động. ĐH Huế cũng đã đăng ký thi đánh giá năng lực đầu vào nhưng mới xây dựng được xong giai đoạn 1. Trong khi đó, để thực hiện được phải hoàn thành 3 giai đoạn.
Vì vậy, nếu không tổ chức được kỳ thi THPT quốc gia thì ĐH Huế chỉ có thể căn cứ vào kết quả học bạ để xét tuyển. Những năm vừa qua, ĐH Huế vẫn có từ 12-15% chỉ tiêu xét tuyển bằng phương thức này. Tuy nhiên, sau một thời gian vào học, nhiều sinh viên trúng tuyển bằng kết quả học hoặc bị buộc thôi họ vì không đạt yêu cầu hoặc chất lượng thấp hơn hẳn so với đối tượng xét tuyển bằng kết quả thi THPT quốc gia.
Do đó, PGS. Nguyễn Quang Linh ủng hộ phương án tổ chức được kỳ thi THPT quốc gia là tốt nhất. Các phương án tuyển sinh khác đều đã được các trường tính tới. Nhưng với việc trăm hoa đua nở sẽ dễ dẫn đến tình trạng thí sinh lúng túng, các cơ sở giáo dục ĐH thì vỡ trận.
“Không ai lường trước được dịch COVID-19 sẽ diễn tiến như thế nào. Trong trường hợp nếu dịch kéo dài đến tháng 8 vẫn không thể tổ chức thi thì chắc chắn chúng ta phải thực hiện theo kịch bản như thời chiến”, PGS. Nguyễn Quang Linh cho hay.
Nghiêm Huê
ĐH Kinh tế Quốc dân: Nếu không thi THPT quốc gia, xét học bạ sẽ "vỡ trận" ngay
Nếu không thi THPT quốc gia, ĐH Kinh tế Quốc dân sẽ tổ chức kỳ thi tuyển sinh và sẵn sàng phối hợp với các trường khác tổ chức thi tuyển sinh đại học chung với mục tiêu đảm đảm bảo chất lượng và bảo vệ quyền lợi cao nhất của thí sinh.
Chủ tịch Hội đồng tuyển sinh Trường ĐH Kinh tế quốc dân - PGS.TS Phạm Hồng Chương đã ký ban hành thông báo về phương án tuyển sinh đại học hệ chính quy năm 2020.
Để phù hợp với tình hình thực tế, đảm bảo quyền lợi của thí sinh cũng như mục tiêu tuyển sinh, nhà trường xác định các phương án tuyển sinh đại học hệ chính quy như sau:
Phương án 1: Nếu Bộ Giáo dục và Đào tạo vẫn tổ chức kỳ thi THPT quốc gia năm 2020, trường sẽ giữ nguyên phương án tuyển sinh dự kiến như đã công bố, trong đó xét tuyển chủ yếu bằng kết quả thi trung học phổ thông quốc gia.
Phương án 2: Trường hợp nếu dịch bệnh kéo dài, Bộ không tổ chức kỳ thi THPT quốc gia năm 2020, trường sẽ tổ chức kỳ thi tuyển sinh đại học và sẵn sàng phối hợp với các trường khác tổ chức thi tuyển sinh đại học chung với mục tiêu đảm bảo chất lượng, không gây xáo trộn và bảo vệ quyền lợi cao nhất của thí sinh.
Ảnh minh họa
Phương án thi dự kiến như sau:
Về môn thi: Thi 8 môn tương ứng với 9 tổ hợp xét tuyển là A00 (Toán, Lý, Hóa), A01 (Toán, Lý, Anh), D01 (Toán, Văn, Anh), D07 (Toán, Hóa, Anh), D09 (Toán, Sử, Anh), D10 (Toán, Địa, Anh), B00 (Toán, Hóa, Sinh), C03 (Toán, Văn, Sử), C04 (Toán, Văn, Địa).
Thí sinh tự chọn môn thi cần thiết, đảm bảo cho việc đăng ký xét tuyển của mình.
Về hình thức/định dạng/nội dung thi: Thi viết luận môn Ngữ văn. Các môn còn lại thi trắc nghiệm, định dạng và nội dung tương tự/y hệt như đề thi tham khảo thi THPT quốc gia năm 2020 đã công bố của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
PGS.TS Bùi Đức Triệu - Trưởng phòng Đào tạo ĐH Kinh tế Quốc dân cho hay: "Hình thức và nội dung của kỳ thi riêng này cũng sẽ tương tự như kỳ thi THPT quốc gia, bởi nhà trường có kinh nghiệm tổ chức thi trong kỳ thi "3 chung" trước đây. Nhưng đề thi sẽ được rút gọn hơn.
Mục đích tổ chức kỳ thi này nhằm đảm bảo chất lượng và không gây xáo trộn cho học sinh. ĐH Kinh tế quốc dân cũng sẽ sẵn sàng đứng ra lập nhóm với các trường đại học để cùng tổ chức thi".
Nhà trường không xét học bạ vì hình thức này không công bằng với tất cả các thí sinh và thậm chí không xét được. "Các trường top đầu xét học bạ vỡ trận ngay lập tức vì các học bạ của thí sinh giống nhau, nên phương án này không khả thi", PGS. Bùi Đức Triệu khẳng định.
Hoàng Thanh
Chuẩn bị nhiều phương án tuyển sinh đại học Đến nay, Bộ GD&ĐT chưa chốt phương án thi THPT quốc gia 2020, do vậy các trường ĐH chuẩn bị sẵn phương án tuyển sinh để chủ động trong mọi tình huống. Thí sinh thi THPT quốc gia 2019Ảnh: Như Ý Hiện tại, phần lớn các trường ĐH bên cạnh phương thức xét tuyển lấy kết quả kỳ thi THPT quốc gia 2020...