Giám đốc CNTT phải đối mặt với nhiều thách thức
Theo ông Huỳnh Phúc Yêm Quán, Tổng giám đốc VMware Việt Nam, do nhu cầu triển khai điện toán đám mây đang ngày càng tăng, các giám đốc CNTT và phòng ban CNTT cũng phải đối mặt với hàng loạt những thách thức mới.
Những kết quả mới công bố trong bản Báo cáo chỉ số điện toán đám mây 2013 của VMware ( VMware Cloud Index 2013) – được thực hiện bởi công ty nghiên cứu thị trường Forrester Consulting trong năm 2013 – cho thấy, ngày càng có nhiều công ty thừa nhận điện toán đám mây như một nhân tố quan trọng tạo nên những thay đổi lớn trong doanh nghiệp họ. 89% doanh nghiệp tham gia khảo sát coi CNTT là một nhân tố quan trọng tạo nên thay đổi lớn đồng thời là nguồn gốc giá trị kinh doanh của doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, 77% doanh nghiệp tại Việt Nam tin rằng nhận thức về uy tín, ảnh hưởng và quyền hạn của các Giám đốc CNTT ( CIO) ngày càng tăng. Theo nghiên cứu này, 88% đơn vị tham gia khảo sát tại Việt Nam coi tính cấp thiết của việc đáp ứng những kỳ vọng ngày càng tăng của khách hàng và cải thiện mức độ hài lòng từ khách hàng là một ưu tiên kinh doanh hàng đầu trong vòng 12 tháng tới – ưu tiên này chỉ đứng thứ 2 sau việc nâng cao chất lượng và năng lực sản phẩm của họ.
Ông Huỳnh Phúc Yêm Quán, Tổng giám đốc VMware Việt Nam.
Tuy nhiên, do nhu cầu triển khai điện toán đám mây đang ngày càng tăng, các giám đốc CNTT và phòng ban CNTT cũng phải đối mặt với hàng loạt những thách thức mới. Thay vì chỉ đơn thuần là đơn vị tạo ra những dịch vụ (như trước đây) thì giờ đây họ phải đóng vai trò là nhà cung cấp cả hạ tầng lẫn dịch vụ với nền tảng từ trong nội bộ doanh nghiệp hoặc thuê từ nhiều nguồn lực bên ngoài.
Nếu không đáp ứng cung cấp dịch vụ này nhanh chóng thì đồng nghĩa với việc doanh nghiệp cần phải tìm kiếm những giải pháp thay thế. 80% đơn vị tham gia khảo sát tại Việt Nam khẳng định rằng các phòng ban trong doanh nghiệp luôn trông cậy vào đội ngũ CNTT để áp dụng công nghệ và những ứng dụng kinh doanh trực tiếp.
Thúc đẩy sự đổi mới trong cách doanh nghiệp
Các giám đốc CNTT hiện nay có nhiệm vụ tìm kiếm những giải pháp cho phép họ thay đổi phương thức cung cấp các dịch vụ CNTT trong tổ chức của mình. Điều kỳ vọng ở đây là các dịch vụ được cung cấp phải có tính linh hoạt cao, cho phép họ có thể mở rộng quy mô, phát triển ra ngoài và tăng cường ứng dụng CNTT theo yêu cầu mà không ảnh hưởng tới các yếu tố như độ bảo mật và tính tin cậy. Đồng thời, họ vẫn phải đảm bảo tận dụng tối đa các tài sản nội bộ cũng như các nhà cung cấp dịch vụ bên ngoài.
Video đang HOT
Sự phức tạp mà các giám đốc CNTT đang phải đối mặt đó là họ có những hệ thống cũ, không đủ tính linh hoạt và tính khả mở cần thiết để cạnh tranh với các nhà cung cấp dịch vụ. Thường thì các giám đốc CNTT sẽ cố làm tăng tính linh hoạt và đa năng của hạ tầng vật lý bằng cách sử dụng giải pháp ảo hóa tại lớp tính toán (compute layer) trong kiến trúc hạ tầng CNTT của doanh nghiệp. Tuy nhiên, thậm chí với một môi trường điện toán có tính ảo hóa cao, khả năng đảm bảo quản lý cấu hình và bảo mật, trong khi vẫn phải duy trì được tính khả mở, tối đa hóa tính linh hoạt của hệ thống sẽ là một nhiệm vụ khá khó khăn, có thể khiến các giám đốc CNTT gặp phải những rủi ro không cần thiết.
VMware tin vào tương lai phát triển tiếp theo của kiến trúc hạ tầng, đó là định nghĩa lại toàn bộ trung tâm dữ liệu ảo hóa bằngphần mềm – cho phép cấu hình một cách linh hoạt và sẽ mở ra một hướng tiếp cận mới hiệu quả, tiết kiệm và chịu lỗi cao, mà chúng tôi gọi là trung tâm dữ liệu định nghĩa bằng phần mềm.
Đẩy mạnh quá trình chuyển đổi
Thay vì trước đây phải dùng nhiều biện pháp phức tạp nhưng không hiệu quả để xử lý những hạn chế cố hữu của phần cứng, thì giờ đây trung tâm dữ liệu định nghĩa bằng phần mềm đã xử lý tất cả những vấn đề này và làm thay đổi cách thức các dịch vụ được cung cấp. Hướng tiếp cận hiện đại của nó sẽ giúp các doanh nghiệp vượt qua được sự phức tạp CNTT trước đây cũng như tính cứng nhắc của phần cứng.
Kiến trúc dựa trên phần mềm (software-based) bao gồm hạ tầng đồng nhất được dựa trên tập hợp các phần cứng tiêu chuẩn, giúp doanh nghiệp loại bỏ sự phức tạp không cần thiết. Kiến trúc này còn cung cấp một nền tảng toàn diện được tối ưu hóa để đáp ứng dễ dàng những nhu cầu của doanh nghiệp, đồng thời cũng cho phép dễ dàng cấu hình động dựa trên những nhu cầu thực tế của doanh nghiệp.
Hơn nữa, những tính năng thông minh được tích hợp sẵn trong kiến trúc này (built-in intelligence) cũng sẽ giúp tự động hóa những thao tác thủ công và tăng cường hiệu quả cho hệ thống. Ngoài ra, kiến trúc này cũng có khả năng chịu lỗi vô song, giúp đảm bảo các ứng dụng luôn sẵn sàng ngay cả khi có lỗi phần cứng.
Bằng cách tạo ra gói dịch vụ ứng dụng được phần mềm hóa, chứa toàn bộ môi trường hạ tầng doanh nghiệp và loại bỏ sự lệ thuộc vào bất kỳ một cài đặt vật lý nào, kiến trúc mới này dễ dàng dịch chuyển toàn bộ các dịch vụ trung tâm dữ liệu từ một hạ tầng vật lý này sang một hạ tầng vật lý khác. Điều này cung cấp cho các doanh nghiệp những công cụ cần thiết để xây dựng, vận hành và quản lý hạ tầng đám mây, đồng thời áp dụng những nguyên tắc ảo hóa như nhóm, bóc tách tài nguyên và tự động hóa (pooling, abstraction and automation) cho lưu trữ, kết nối mạng, bảo mật và tính sẵn sàng.
Củng cố tính độc lập của hạ tầng hệ thống
Trong một thế giới mà lợi thế của doanh nghiệp đang ngày càng phụ thuộc vào các ứng dụng và công nghệ, thì trung tâm dữ liệu định nghĩa bằng phần mềm đã chứng tỏ là một hướng tiếp cận lý tưởng, bởi nó mang tới cho các tổ chức một lợi thế cạnh tranh vượt trội với tính linh hoạt trong kinh doanh chưa từng có cũng như nâng khả năng liên tác đa nền tảng tốt hơn và vận hành hệ thống đơn giản hơn.
Ngoài ra, nó còn giúp giảm chi phí vốn (CAPEX) để chạy các ứng dụng, tăng hiệu quả hoạt động nhờ tự động hóa, và mang tới tính linh hoạt chưa từng có, cho phép phân bổ và cấu hình các tài nguyên bất cứ khi nào có nhu cầu. Nó còn giúp các tổ chức chứng thực rằng những dịch vụ điện toán đám mây mà họ cung cấp mang tới những giá trị kinh doanh lớn hơn.
Trung tâm dữ liệu định nghĩa bằng phần mềm trang bị cho các giám đốc CNTT hiện đại khả năng bóc tách toàn bộ các dịch vụ trung tâm dữ liệu của họ thành các gói dịch vụ dạng phần mềm, giúp tách biệt chúng khỏi những hạn chế của hạ tầng vật lý, đồng thời khiến chúng trở nên linh hoạt, dễ dàng mở rộng, đàn hồi và hiệu quả cao.
Theo Vnmedia
DA phát triển CNTT-TT tại VN: Đẩy mạnh ứng dụng
Hơn bất kỳ một ngành nghề nào khác, lĩnh vực CNTT - TT đang phát triển rất mạnh và nhanh tại Việt Nam và mang lại hiệu quả to lớn. Không chỉ dừng lại ở các dự án viễn thông, sản xuất điện thoại hay đầu tư của Hàn Quốc, Nhật Bản mà ngay trong các cơ quan hành chính Nhà nước tại trung ương (các bộ) và địa phương đẩy mạnh ứng dụng CNTT - TT trong quản trị hành chính, điều hành công việc chuyên môn rất được chú trọng.
Trong giờ học tin học trường THPT Nhân Chính. ảnh: Hồng Vĩnh.
Chú trọng hạ tầng
Sau 7 năm triển khai, Dự án Phát triển CNTT-TT tại Việt Nam tại một số cơ quan bộ, ban ngành và tỉnh thành đã tạo ra môi trường và hạ tầng CNTT sẵn sàng cho việc triển khai chính phủ điện tử (CPĐT) theo lộ trình.
Đến nay, Dự án đã tiến hành và được thử nghiệm tốt tại các đơn vị như Bộ TT&TT hoàn thiện khung CPĐT cho các bộ và địa phương; giúp Tổng cục Thống kê hoàn thiện Kiến trúc tổng thể trong việc ứng dụng các nghiệp vụ chuyên sâu; giúp Thành phố Đà Nẵng và Thành phố Hà Nội xây dựng Kiến trúc tổng thể CPĐT, Thành phố Đà Nẵng triển khai Quy hoạch tổng thể phát triển nguồn nhân lực CNTT.
Nâng cấp cơ sở hạ tầng CNTT - TT là mục tiêu quan trọng của Dự án. Các trung tâm dữ liệu công suất lớn được xây dựng cho Bộ Ngoại giao, Tổng cục Thống kê, Đà Nẵng và Hà Nội nhằm lưu trữ thông tin tập trung thống nhất, cài đặt các dịch vụ công phục vụ công tác quản lý nhà nước tại Bộ và các địa phương. Tiểu dự án Bộ TT&TT đã xây dựng hệ thống truyền thông hợp nhất, hệ thống quản lý tòa nhà thông minh,... tăng cường kết nối giữa Bộ TT&TT và các cơ quan trực thuộc.
Trang bị hệ thống hội nghị truyền hình, máy chủ, hơn 100 mạng LAN, trên 1.000 máy tính,... nâng cấp cơ sở hạ tầng cho 12 tỉnh, thành, đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong quản lý nhà nước tại các địa phương. Ngoài ra, cũng nâng cấp Root CA phục vụ triển khai chữ ký số và CPĐT; xây dựng trung tâm đo kiểm đánh giá các giải pháp CNTT cho việc phát triển CPĐT.
Kích hoạt ứng dụng
Tại Đà Nẵng, trung tâm Giao dịch CNTT-TT được xây dựng nhằm hỗ trợ quản lý, khai thác và ứng dụng cơ sở kỹ thuật hạ tầng về CNTT-TT; Tổng đài hành chính công Đà Nẵng ra đời, cung cấp thông tin về các dịch vụ công, các thông tin kinh tế-xã hội... Tại đây đã hình thành Mạng đô thị Thành phố kết nối trên 90 sở, ban, ngành và đặc biệt là trên 170 điểm kết nối Wi-Fi trải khắp thành phố, phục vụ miễn phí người dân và khách du lịch. Đồng thời hệ thống quản lý giao thông công cộng thông minh với hơn 100 xe buýt được lắp thiết bị định vị toàn cầu, lịch trình xe buýt truy cập thông qua ứng dụng mobile hay website.
Các hệ thống đăng ký bằng lái xe, đăng ký kinh doanh và đăng ký đầu tư đã được hoàn thành và sẽ sớm được đưa vào sử dụng.
Theo ông Phạm Quang Tú - Giám đốc Ban quản lý Dự án Phát triển CNTT-TT Việt Nam "Việc triển khai dự án CNTT đã góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển CNTT-TT ở Việt Nam, đặc biệt là dự án hỗ trợ cho việc cải cách hành chính, triển khai dịch vụ công. Và quan trọng là hoàn thiện hệ thống pháp lý theo các chuẩn mực quốc tế, trên nền tảng giao dịch điện tử công khai, minh bạch, nên đó cũng là một trong những nhân tố góp phần đẩy nhanh tiến độ hiện thực hóa lộ trình phát triển và ứng dụng CPĐT tại
Việt Nam.
Đào tạo nhân lực Để triển khai các ứng dụng CNTT - TT, nhân tố kỹ thuật - mạng lưới chỉ là điều kiện cần, còn quyết định đến sự thành bại phải kể đến nhân tố con người. Hiểu được tầm quan trọng đó, Dự án đã tổ chức đào tạo, nâng cao nhận thức và đẩy mạnh ứng dụng CNTT cho các cán bộ quản lý Nhà nước cũng như một bộ phận doanh nghiệp. Trên 500 Lãnh đạo thông tin (CIO) của các bộ, ban, ngành, các tỉnh thành phố trên cả nước và một bộ phận doanh nghiệp; và hơn 1.000 cán bộ của Bộ TT&TT và một bộ phận các doanh nghiệp đã được đào tạo. Trong các hợp phần khác của Dự án (Tổng cục Thống kê, Hà Nội, Đà Nẵng), trên 1.000 cán bộ được đào tạo và cấp chứng chỉ.
Theo TPO
Microsoft không chỉ dừng hỗ trợ với Windows XP từ tháng 4 tới Windows XP sẽ bị dừng hỗ trợ trong 2 tháng tới.Trong hai tháng tới, bên cạnh việc dừng sản phẩm Windows XP, Microsoft đồng thời cũng chấm dứt hỗ trợ đối với bộ phần mềm văn phòng Office 2003 và hệ thống Exchange 2003 cùng một ngày. Windows XP sẽ bị dừng hỗ trợ trong 2 tháng tới. Trong hai tháng tới, bên...