Giẫm đạp vì quần áo miễn phí ở Bangladesh, 23 người chết
Ít nhất 23 người thiệt mạng trong vụ giẫm đạp xảy ra hôm nay tại một buổi phân phát quần áo từ thiện ở Bangladesh.
Người thân ngồi bên cạnh thi thể các nạn nhân thiệt mạng trong vụ giẫm đạp sáng nay ở Mymensingh, Bangladeshi. Ảnh: AFP.
Vụ giẫm đạp xảy ra tại thành phố Mymensingh, phía bắc Bangladesh, khi đám đông người dân tìm cách xông qua cánh cổng nhỏ vào một nhà máy. Họ tập trung ở phía ngoài từ khoảng 4h45, sau khi chủ nhà máy thông báo sẽ phân phát quần áo miễn phí.
Hình ảnh trên truyền hình cho thấy hình ảnh hàng trăm chiếc dép bị rách và dính máu bị bỏ lại ở cổng nhà máy sản xuất thuốc lá nhai, nằm cách thủ đô Dhaka 120 km về phía bắc.
“Chúng tôi hiện đã tìm thấy 23 thi thể. Phần lớn người thiệt mạng là phụ nữ nghèo và gầy yếu”, AFP dẫn lời Moinul Haque, cảnh sát trưởng Mymensingh, nói, đồng thời cho biết số người bị thương là hơn 50 người.
Theo Kamrul Islam, cảnh sát gần nhà máy, con số thương vong có thể còn tăng thêm. “Một số người đã đưa thi thể người thân về nhà trước khi cảnh sát đến hiện trường”, Islam nói.
Nhiều nạn nhân được chuyển tới bệnh viên gần đó bằng xe kéo. Trong khi đó, một số người, không còn sự sống, được người thân bế chạy vội qua lối vào, hành lang bệnh viện.
Video đang HOT
“Vợ tôi đến đó để kiếm quần áo cho bản thân và các con”, Mohammad Robiul, một người kéo xe, nói với kênh Somoy Television. “Tôi không biết lũ trẻ sẽ như thế nào nữa”.
Trang bdnews24 dẫn lời một nhân chứng kể lại vụ giẫm đạp bắt đầu khi một số người bị ngã xuống đất do xô đẩy.
“Khi cổng vừa mở, mọi người đều chạy về phía nó, xô đẩy lẫn nhau rồi ngã xuống”, người này nói. “Một người ngã xuống, tiếp đó là 15 đến 20 người”.
Theo BBC, cảnh sát đã tạm giữ 7 người, trong đó có chủ nhà máy.
Vụ việc xảy ra vào thời điểm người Hồi giáo ở Bangladesh đang trong tháng Ramadan. Giới nhà giàu ở Bangladesh thường quyên góp quần áo tặng cho người nghèo nhân dịp này.
Vị trí thành phố Mymensingh. Đồ họa: BBC.
Như Tâm
Theo VNE
Nắng nóng làm 1.233 người chết ở Karachi
Ngày 27.6, giới chức Pakistan cho biết 1.233 người đã chết chỉ tính riêng ở thành phố cảng Karachi trong đợt nắng nóng kéo dài 1 tuần qua.
Người thanh niên này tranh thủ giảm nhiệt ở một đền thờ Hồi giáo tại Karachi - Ảnh: AFP
Hãng tin AP dẫn lời ông Nazar Mohammad Bozdar, giám đốc điều hành Cơ quan kiểm soát thảm họa tỉnh Sindh cho biết, khoảng 65.000 bệnh nhân đã phải điều trị vì nắng nóng tại các bệnh viện trên khắp Karachi từ ngày 20.6 vừa qua, khi đợt nắng nóng kinh hoàng bắt đầu ở tỉnh này.
Hiện 1.923 bệnh nhân nắng nóng vẫn đang phải điều trị. Hầu hết các nạn nhân sinh sống ở thành phố cảng đông đúc và sầm uất Karachi.
Giúp một người ngã vật xuống đường bớt nóng - Ảnh: AFP
Truyền hình Pakistan trong ngày hôm nay chiếu cảnh một tổ chức từ thiện tên Edhi chôn rất nhiều xác chết không xác định được danh tính. Họ thuộc nhóm chết từ hồi đầu tuần. Tất cả các nhà xác tại Karachi đều rơi vào tình trạng quá tải trong những ngày qua do có quá nhiều người chết, trong đó nhiều nạn nhân ngã vật xuống chết giữa đường, sau đó được đưa vào nhà xác. Đa số là người già hoặc người vô gia cư.
Trong những ngày qua, nhiệt độ có lúc chạm ngưỡng 45 độ C, lại trùng với thời điểm người Hồi giáo phải vất vả nhịn ăn từ sáng sớm tới chiều tối khi bước vào tháng chay Ramadan. Nhu cầu sử dụng điện tăng vọt dẫn đến quá tải, cúp điện liên miên, càng làm tăng thêm nỗi thống khổ của người dân. Rất nhiều người đã phải ra ngoài trời mà ngủ vì không chịu nổi cái nóng như thiêu như đốt, kể cả vào ban đêm.
Bên xác những người thân chết vi nóng - Ảnh: AFP
Hiện nay, tình hình đã tạm ổn trở lại khi nhiệt độ xuống còn 34 độ C.
Trận nắng nóng kinh hoàng xảy ra ở Pakistan chỉ vài tuần sau biến cố thời tiết còn có phần kinh hoàng hơn ở nước láng giềng Ấn Độ, cướp đi mạng sống của khoảng 2.200 người.
Những tai ương kể trên càng khiến cho người ta lo ngại thế giới nói chung, Nam Á nói riêng sẽ còn phải hứng thêm nhiều hậu quả của tình trạng thay đổi khí hậu do chính con người gây ra.
Kiều Oanh
Theo Thanhnien
Khủng bố tại ba châu lục làm sống dậy nỗi ám ảnh IS Các cuộc khủng bố hôm qua xảy ra trên cả ba châu lục gần như đồng thời, chỉ một ngày sau khi Nhà nước Hồi giáo xúi giục tấn công trong tháng lễ Ramadan, là dấu hiệu cho thấy nhóm cực đoan này ngày càng có sức ảnh hưởng mạnh mẽ. Một người đàn ông đang được đưa khỏi hiện trường sau vụ...