Giảm còn 7 môn học ở THPT là bước đột phá giáo dục

Theo dõi VGT trên

Với xu hướng dạy tích hợp, ở bậc THPT, các môn sẽ được giảm xuống còn 7 đến 11. Ngoài ra, học sinh được lựa chọn một số môn học yêu thích.

Trong Hội thảo quốc tế về xây dựng, phát triển chương trình giáo dục phổ thông sau năm 2015 – diễn ra từ ngày 10-12/12 vừa qua, các chuyên gia giáo dục đã đưa ra đề án dạy học tích hợp ở Việt Nam với những bước chuyển biến đột phá.

Xu hướng dạy học mới

Dạy học tích hợp là quá trình dạy học trong đó giáo viên tổ chức để học sinh huy động nội dung, kiến thức, kĩ năng thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau nhằm giải quyết các nhiệm vụ học tập, thông qua đó lại hình thành những kiến thức, kĩ năng mới, từ đó phát triển được những năng lực cần thiết.

Đây cũng là xu hướng chung của nhiều nước trên thế giới. Một nghiên cứu về khảo sát chương trình khoảng 20 nước của Viện Khoa học giáo dục Việt Nam cho thấy 100% các nước đều xây dựng chương trình theo hướng tích hợp. Tiêu biểu như Hàn Quốc, Singapore, Malaysia, Úc, Pháp, Anh, Hoa Kì, Canada, Philippines…

Giảm còn 7 môn học ở THPT là bước đột phá giáo dục - Hình 1

Việc tích hợp các môn học sẽ kéo theo giảm thiểu khối lượng kiến thức?

Hiện nay ở Việt Nam mới chỉ tiến hành việc tích hợp trong phạm vi hẹp. Ví dụ: tích hợp các phân môn Cơ học, Điện, Nhiệt học và Quang học trong môn Vật lý; tiếng Việt, Văn học và Tập làm văn trong môn Ngữ Văn…

Trong tương lai gần, Việt Nam sẽ hướng việc tích hợp sang phạm vi rộng. Đó là:Tích hợp các kiến thức liên quan tới hai lĩnh vực khoa học tự nhiênkhoa học xã hội.

Cách tích hợp này được thể hiện qua sách giáo khoa như sau: phần đầu của sách giáo khoa trình bày nội dung của từng môn, phân môn; phần cuối có các chủ đềtích hợp mang tính liên môn hoặc các chủ đề này được thực hiện xen kẽ trong quá trình thực hiện chương trình.

Nhận định về xu hướng này, GS Đinh Quang Báo, nguyên Hiệu trưởng Đại học Sư phạm Hà Nội khẳng định: “Tích hợp là nguyên lý không bàn cãi bởi tri thức của chúng ta tất cả đều là tích hợp, không có ai chỉ tư duy bằng môn này hoặc môn kia, bởi khi giải quyết một vấn đề thực tiễn phải sử dụng tri thức của nhiều môn họckhác nhau. Con người cần cái đó thì giáo dục phải giáo dục cái đó là đương nhiên”.

Phương pháp giúp phát triển năng lực toàn diện

Dạy học tích hợp có mục đích xây dựng và phát triển năng lực toàn diện cho học sinh sẽ là xu hướng cải cách giáo dục của nước ta sau 2015.

Video đang HOT

Tiểu học: tăng cường tích hợp trong nội bộ môn học Toán, Tiếng Việt, Đạo đức, Tự nhiên và Xã hội (các lớp 1, 2, 3) và lồng ghép các vấn đề như môi trường, biến đổi khí hậu, kĩ năng sống, dân số, sức khỏe sinh sản…vào các môn học và hoạt động giáo dục.

Đồng thời, chương trình sẽ xây dựng hai môn học mới ở lớp 4 và lớp 5: Môn Khoa học và Công nghệ (trên cơ sở môn Khoa học và Công nghệ (Kĩ thuật) ở các lớp 4, 5 trong chương trình hiện hành); Tìm hiểu xã hội (trên cơ sở môn Lịch sử và Địa lý các lớp 4, 5 trong chương trình hiện hành và thêm một số vấn đề xã hội).

Trung học cơ sở: Tăng cường tích hợp trong nội bộ môn học Toán, Ngữ Văn, Ngoại ngữ, Công nghệ, Giáo dục công dân… và lồng ghép các vấn đề như môi trường, biến đổi khí hậu, kĩ năng sống, dân số, sức khỏe sinh sản,…vào các môn học và hoạt động giáo dục.

Bên cạnh đó, chương trình sẽ xây dựng hai môn học mới: Môn Khoa học tự nhiên (trên cơ sở các môn Vật lý, Hóa học, Sinh học trong chương trình hiện hành) và môn Khoa học xã hội (trên cơ sở các môn Lịch sử, Địa lý trong chương trình hiện hành và một số vấn đề xã hội).

Trung học phổ thông: tăng cường tích hợp ở nội bộ môn học và lồng ghép các vấn đề như môi trường, biến đổi khí hậu, kĩ năng sống, dân số, sức khỏe sinh sản… vào các môn học và hoạt động giáo dục.

Trong đó, các môn Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ 1 được coi là các môn bắt buộc vì đây là các môn công cụ cần thiết cho tất cả các lĩnh vực hoạt động của người lao động Việt Nam. Môn Giáo dục công dân cũng được xác định là bắt buộc để trang bị những yếu tố nền tảng về đạo đức, phẩm chất không thể thiếu đối với người công dân Việt Nam tương lai.

Đồng thời, học sinh sẽ phải chọn 3 môn trong danh mục các môn sau: Vật lý, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lý, Tin học, Môi trường, Công nghệ, Kinh doanh, Nghề (liên quan đến các nghề ở địa phương)… và chọn thêm các chủ đề gắn với định hướng nghề nghiệp, ứng với các môn tự chọn hoặc bắt buộc. Mỗi học sinh sẽ học 7 môn (4 môn bắt buộc và 3 môn tự chọn) và một số chủ đề.

Như vậy, xét tổng thể cả 3 cấp học, ta thấy số môn học bắt buộc giảm dần và các môn, hoạt động tự chọn tăng dần.

Nhiều vấn đề cần thay đổi để có thể tiến hành dạy học tích hợp

Để đổi mới theo hướng dạy học tích hợp thì phải tạo ra những công cụ, trong đó có công cụ sách giáo khoa là hết sức quan trọng và cần thiết. Nếu để riêng mỗi môn học ra một quyển sách giáo khoa, thì đòi hỏi giáo viên phải biết tìm một “dung môi” để hòa tan kiến thức ấy với nhau.

Nhưng đối với giáo viên để dễ dàng thích ứng với đổi mới này, nên có một quyển sách giáo khoa được xây dựng theo hướng tích hợp.

Sách giáo khoa phải được đổi mới từ việc xác định thành phần cơ cấu nội dung, cách cấu trúc nội dung của sách giáo khoa, việc thể hiện tích hợp giữa các sách giáo khoa gồm những môn học khác nhau.

Sách giáo khoa của chương trình dạy học tích hợp ngoài việc phải thể hiện từng lĩnh vực chuyên ngành, còn cần kết nối các lĩnh vực với nhau theo hướng tích hợp.

Theo GS Đinh Quang Báo: “Làm điều này không dễ bởi tác giả sách giáo khoa phải hiểu bản chất của dạy học tích hợp. Sao cho người biên soạn sách giáo khoa phải là hai trong một vừa có chuyên môn của lĩnh vực khoa học ấy đồng thời vừa là nhà giáo dục, sư phạm”.

Ông cũng nhận định sách giáo khoa hiện nay còn quá tải, bởi nội dung giảng dạy còn hơi nặng về việc cung cấp những điều không cần thiết nhưng lại thiếu những cái quan trọng, không cân đối giữa các kiến thức. Nhưng nếu xét theo yêu cầu cần thiết để phát triển năng lực của học sinh thì rằng sách giáo khoa ở nước ta so với các nước khác là không hề quá tải.

Theo đó, xu hướng cải cách sách giáo khoa sẽ là Bộ GD&ĐT sẽ đưa ra một chuẩn cần đạt của học sinh, nhưng cách làm và chương trình nội dung có thể có nhiều cách khác nhau. Do vậy sẽ có độ mở về sự sáng tạo của sách giáo khoa.

Tuy nhiên, Bộ GD&ĐT vẫn chủ trì tổ chức một đội viết sách giáo khoa, nhưng bên cạnh đó sẽ động viên khuyến khích những nhà xuất bản, các tác giả khác dựa vào chương trình chuẩn để biên soạn sách giáo khoa.

Việc thẩm định sách giáo khoa vẫn do Hội đồng của Bộ, nhưng trong tương lai chính giáo viên và học sinh sẽ làm nhiệm vụ này.

Đội ngũ giáo viên cũng là yếu tố cần thiết phải đổi mới để đáp ứng xu thế dạy họctích hợp. Xu hướng này tạo điều kiện cho giáo viên sẽ được lựa chọn dạy theo chương trình nào, dạy như thế nào, sách giáo khoa nào, đề cao quyền sáng tạo của giáo viên.

Đồng thời, việc kiểm tra giáo viên cũng được thay đổi bằng cách đánh giá thông qua việc học sinh có đạt cái chuẩn quy định hay không.

Tuy nhiên, vẫn còn nhiều vấn đề nảy sinh trong quá trình thảo luận đó là băn khoăn trong việc tích hợpmôn học nào với nhau, ví dụ: môn Địa lý nên đưa vào Khoa học tự nhiên hay Khoa học xã hội; tích hợp các môn học ở cấp dưới liệu có đáp ứng được các nhu cầu của cấp học cao hơn; xác định chương trình chung giữa các môntích hợp như thế nào bởi trên thực tế không giáo viên nào muốn nội dung chương trình môn học của mình bị giảm nhẹ…

Những băn khoăn này đòi hỏi cần có sự trao đổi, nghiên cứu kỹ lưỡng hơn của các chuyên gia giáo dục để có thể tìm ra mô hình phù hợp nhất đối với Việt Nam.

Phải khẳng định rằng, chủ thể tiếp nhận mọi thay đổi này là học sinh. Tuy nhiên, Bộ GD&ĐT dường như chưa thực sự tiến hành khảo sát, tìm hiểu học sinh thực sự muốn được trang bị những năng lực gì, học sinh cảm thấy thế nào về chương trình, về cách dạy và học hiện nay…

AN HOÀNG

Theo Infonet

Phá sản chương trình phân ban THPT?

Học sinh đăng ký học ban cơ bản (gọi là ban không phân ban) chiếm tỉ lệ rất cao. Thực tế này đặt ra câu hỏi phải chăng chương trình phân ban THPT ở TPHCM đã phá sản?

Chương trình phân ban THPT ban đầu được thí điểm với 2 ban khoa học tự nhiên (gọi là ban A: học nâng cao các môn toán, lý, hóa, sinh) và ban khoa học xã hội - nhân văn (ban C: văn, sử, địa, ngoại ngữ). Sau một thời gian thực hiện, Bộ GD-ĐT bổ sung thêm ban cơ bản dành cho những học sinh không có thiên hướng ở môn học nào.

Đổ dồn về ban cơ bản

Ông Nguyễn Đình Thịnh, Hiệu trưởng Trường THPT Hoàng Hoa Thám (quận Bình Thạnh - TPHCM), cho biết từ khi Bộ GD-ĐT triển khai chương trình phân ban THPT đến nay chưa năm nào trường tổ chức được các lớp ban A hay C dù năm nào trường cũng tư vấn việc học phân ban cho phụ huynh, học sinh lớp 10.

Ông Kim Vĩnh Phúc, Hiệu trưởng Trường THPT Lương Thế Vinh, cho biết đặc điểm của học sinh các trường gốc bán công là đầu vào yếu, trong khi chương trình phân ban học nặng hơn nên học sinh không đăng ký. Ông Phúc cho biết môn sinh ở chương trình cơ bản học khoảng 42 bài, trong khi chương trình ban A lên tới 62 bài. Các môn khác như toán, lý, hóa cũng tương tự.

Phá sản chương trình phân ban THPT? - Hình 1

Học sinh Trường THPT Lương Thế Vinh (TPHCM) trong giờ học.

Ngay cả học sinh ở các trường THPT thuộc tốp đầu ở TPHCM cũng từ chối ban A và ban C. Tại Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai, nhiều năm qua, học sinh vẫn chỉ đăng ký học ban cơ bản. Bà Phạm Thị Lệ Nhân, hiệu trưởng nhà trường, cho biết hằng năm khi có danh sách học sinh trúng tuyển lớp 10, trường đã tổ chức tư vấn, giải thích cho phụ huynh, học sinh về chương trình phân ban và hướng đi của từng ban để học sinh chọn ban cho phù hợp. Tuy nhiên, năm nào học sinh cũng chỉ chọn ban cơ bản.

Thống kê của Sở GD-ĐT TPHCM cho biết tỉ lệ học sinh đăng ký học ban cơ bản tăng từng năm: Năm học 2006-2007, năm đầu tiên triển khai đại trà chương trình phân ban THPT, TPHCM có 75% học sinh học ban cơ bản, 22% học sinh học ban A, 3% học sinh học ban C. Đến năm học 2012-2013, dù không thống kê cụ thể nhưng đại diện Phòng Giáo dục Trung học của Sở GD-ĐT cho biết hầu hết học sinh đăng ký học ban cơ bản.

Mục tiêu là thi đại học

Tại sao học sinh lại từ chối việc phân ban của Bộ GD-ĐT? Câu trả lời được hiệu trưởng các trường đưa ra là học ban cơ bản nhẹ nhàng hơn, uyển chuyển hơn mà vẫn đạt được mục tiêu cuối cùng là thi ĐH.

Bà Phạm Thị Lệ Nhân cho biết trong các buổi tổ chức tư vấn, giới thiệu cho phụ huynh, học sinh về việc phân ban, trường vẫn khuyên học sinh nên học ban cơ bản, sau đó chọn những môn học nâng cao các môn phù hợp với khối thi ĐH dự kiến sau này. Tư vấn đó được phụ huynh và học sinh cho là hợp lý.

Trong khi đó, nếu lựa chọn ban A hoặc C, các em phải học nâng cao 4 môn, chương trình lại nặng. Ông Kim Vĩnh Phúc cho rằng phần đề thi ĐH dành cho học sinh học chương trình phân ban bao giờ cũng khó hơn học sinh không phân ban mà mục tiêu cuối cùng của học sinh là thi ĐH nên các em đăng ký ban cơ bản sau đó học phân hóa theo các khối thi ĐH là phù hợp nhất.

Sau 7 năm thực hiện đại trà chương trình phân ban, hiệu trưởng các trường THPT ở TPHCM cho rằng dù Bộ GD-ĐT có thừa nhận hay không nhưng thực tế chương trình phân ban THPT đã phá sản. Nguyên nhân là chương trình phân ban thiếu tính thực tế và dù phân ban nhưng cách đánh giá môn phân ban và không phân ban cũng không có gì khác nhau nên học sinh không chọn học phân ban.

Theo Huy Lân

Người Lao Động

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Hương Giang trả lời khiến dân mạng bật cười khi được "xúi" đi thi Miss Universe
23:40:41 17/11/2024
Vì sao Kỳ Duyên lọt top 30 Miss Universe nhờ thực lực?
21:28:52 17/11/2024
Phim Hàn kết thúc xuất sắc với rating chạm đỉnh, nam chính diễn hay đến mức netizen đòi trao ngay cúp Daesang
23:28:51 17/11/2024
Thu Quỳnh ngày càng gợi cảm, vợ chồng Tuấn Hưng 'hâm nóng tình cảm'
23:39:23 17/11/2024
Nữ thần thanh xuân bị yêu cầu giải nghệ vì 7 năm đóng 17 phim rác, nhan sắc trong veo nhưng diễn dở không chịu nổi
23:43:42 17/11/2024
Sao Hàn 17/11: Song Joong Ki hạnh phúc hơn sau ly hôn, thư gửi Sulli gây sốt
22:21:47 17/11/2024
Phạm Quỳnh Anh lo lắng khi nhảy gợi cảm, Minh Hằng bất ngờ "bại trận"
22:18:01 17/11/2024
Ảnh hậu 10X của Kim Kê 2024 gây tranh cãi
23:19:05 17/11/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Phó Thủ tướng: 10 tháng có hơn 9.000 người vĩnh viễn không thể trở về nhà

Tin nổi bật

07:15:49 18/11/2024
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho biết, trong 10 tháng đầu năm, cả nước có hơn 9.000 người vĩnh viễn không thể trở về đoàn tụ với gia đình vì tai nạn giao thông.

Khởi tố Giám đốc công ty trốn thuế 5,8 tỷ đồng

Pháp luật

07:13:18 18/11/2024
Cơ quan chức năng xác định, từ năm 2021 đến năm 2023, Công ty TNHH Văn phòng phẩm Tuấn Như đã có hành vi trốn thuế thu nhập doanh nghiệp 5,8 tỷ đồng.

Chiêm ngưỡng vẻ đẹp kỳ vĩ, hoang sơ của 'Vịnh Hạ Long' trên cạn ở Thanh Hóa

Du lịch

06:50:54 18/11/2024
Được ví như Vịnh Hạ Long trên cạn, Vườn Quốc gia Bến En nổi tiếng bởi cảnh quan hùng vĩ, hoang sơ với 21 đảo lớn nhỏ cùng làn nước trong xanh, tĩnh lặng đang trở thành điểm đến du lịch thú vị ở Thanh Hóa.

Ca sĩ Tô Thanh Phương hiện ra sao sau khi nhảy lầu?

Sao việt

06:26:59 18/11/2024
Mới đây, nhóm nghệ sĩ Ngũ Long Du Ký đã tới thăm nhà ca sĩ Tô Thanh Phương. Từ khi biết tin Tô Thanh Phương bệnh nặng, nhóm nghệ sĩ đã nhiều lần thăm hỏi anh.

Cam thường bóc trần sắc vóc thật của nữ chính hot nhất màn ảnh hiện nay

Sao châu á

06:20:12 18/11/2024
Trong loạt ảnh cam thường, Ngu Thư Hân gây ấn tượng với làn da trắng sáng, visual xinh đẹp, vóc dáng thon thả và tỷ lệ cơ thể cân đối.

Lầu Năm Góc khẳng định xung đột Ukraine sẽ được giải quyết qua đàm phán

Thế giới

06:14:09 18/11/2024
Trong cuộc điện đàm với Thủ tướng Đức Olaf Scholz ngày 15/11, nhà lãnh đạo Nga một lần nữa khẳng định Moskva sẵn sàng đàm phán trên cơ sở các đề xuất mà ông đã đưa ra tại cuộc họp với Bộ Ngoại giao Nga hồi tháng 6.

Chồng không may qua đời, tôi ở vậy phụng dưỡng bố chồng bệnh tật, ngày giỗ đầu, ông bất ngờ làm một việc khiến tôi bật khóc

Góc tâm tình

05:58:43 18/11/2024
Cho tới hôm trước, sau khi lo giỗ đầu chồng em hoàn tất, trước mặt bao nhiêu họ hàng đằng nhà chồng, bố chồng gọi em vào và bảo thẳng.

Loại rau có thể phòng đến 4 loại ung thư: Được bán quanh năm ở chợ Việt, dễ tìm, dễ nấu

Ẩm thực

05:55:57 18/11/2024
Loại rau đang được nhắc tới có khả năng hỗ trợ phòng ung thư, đó chính là rau họ cải. Rau họ cải được bày bán hầu như quanh năm ở các chợ Việt.

Phim cổ trang Việt hay đến mức chiếm top 1 rating cả nước, nữ chính đẹp đúng chuẩn "khuôn vàng thước ngọc"

Phim việt

05:52:31 18/11/2024
Thời gian gần đây có khá nhiều phim truyền hình hot được khán giả Việt chú ý. Một trong số đó là Tham Vọng Giàu Sang - phim cổ trang hiếm hoi hiện đang ra mắt trên sóng truyền hình Việt.

Cặp đôi tài phiệt bùng nổ visual gây sốt: Nhà trai là tổng tài từ phim đến đời, nhà gái đẹp nhất màn ảnh 2024

Phim châu á

05:51:13 18/11/2024
When The Phone Rings (Tạm dịch: Khi Chuông Điện Thoại Reo) hiện là một trong những dự án truyền hình được trông ngóng nhất màn ảnh Hàn dịp cuối năm.

Hải Tú lộ diện xinh đẹp hết nấc, visual nàng thơ thăng hạng rõ rệt

Người đẹp

05:35:58 18/11/2024
Hải Tú sinh năm 1997, được khán giả chú ý khi trở thành nữ diễn viên độc quyền thuộc công ty của Sơn Tùng M-TP hồi năm 2020.