Giảm căng thằng khi thi
Cuộc sống của học sinh luôn luẩn quẩn với đủ loại kiểm tra. Áp lực đạt điểm cao làm tăng nỗi lo và như là một thứ phá hủy thần kinh.
Căng thẳng tốt và xấu
Một vài căng thẳng trước kỳ thi có thể thật sự hữu dụng. Cũng giống như căng thẳng của công việc có thể đầy công việc của bạn tiến triển tốt hơn, căng thẳng kỳ thi có thể thúc đẩy học sinh nỗ lực hơn. Tuy nhiên quá nhiều nỗi lo có thể khiến lòng tin của sinh viên bị yếu đi. Nỗi lo sinh viên đối mặt với kỳ thi như là âm thanh ồn ã hay tĩnh lặng trong tâm trí. Nếu họ không thể thư giãn, tiếng ốn đó sẽ khóa khả năng nhớ những thông tin quan trọng. Nó cũng có thể ảnh hưởng đến hiểu biết và lý luận của họ, việc đó có thể gây khó khăn cho việc giải quyết mọi vấn đề. Cuối cùng sinh viên có được kết quả không thật sự phản ánh đúng khả năng và công sức của họ. Giảm căng thẳng khi thi nỗi lo về thời gian
Nếu cảm thấy lo lắng trước kỳ thi, các bạn theo những gợi ý sau và giảm nỗi lo, tăng cường năng lượng cho kỳ thi quan trọng sắp tới.
Trước khi thi
Đừng nhồi nhét: học như điển vào đêm trước khi thi có thể làm kiệt sức và thêm căng thằng, chỉ nên học từng mục nhỏ trước vài ngày khi thi.
Thi thử: Biết cấu trúc và kiểu đề thi giúp giảm căng thẳng, nếu có sẵn, các bạn có thể làm bài kiểm tra thử.
Ngủ ngon: thiếu ngủ sẽ tăng cường lo lắng. Hãy chắc rằng đi ngủ sớm vào đêm trước khi thi.
Ăn bữa sáng đầy đủ dưỡng chất: Đường trong máu sẽ ở mức thấp nhất vào buổi sáng. Để có thể và xử lý một việc hiệu,các bạn cần một bữa sáng đầy dưỡng chất.
Tập thể dục: bậc cha me nên khuyến khích con em mình tăng cường các họat động thể chất trước kỳ thi để giảm áp lực cơ thể. Ví dụ như đi bộ.
Video đang HOT
Đến sớm và chuẩn bị kỹ: Đến sớm trước khi thi và mang đầy đủ dụng cụ (ví dụ như bút chì, máy tính), chỉ với những chi tiết nhỏ cũng giúp giảm căng thăng trước khi thi. Việc đó cho phép các bạn tập trung vào bài thi.
Trong khi làm bài
Xem trước bài thi và thời gian: Xem trước bài thi, thí sinh có thể tránh được những bất ngờ hay lo lắng không mong đợi. Đồng thới nó cũng giúp các bạn có cơ hội sử dụng thời gian, vì vậy họ sẽ không tốn quá nhiều cho một phần.
Ghi chú những mục nhỏ: Ghi lại những ý chính lập tức giúp các bạn cảm thấy bớt căng thẳng và quên những sự kiện quan trong hay thông tin chính.
Đọc mọi chỉ dẫn: vài bạn cảm thấy rất lo lắng về bài thi nên thường bỏ qua các hướng dẫn.
Trả lời những câu hỏi dễ trước: Giải quyết những câu dễ và đặt chúng qua một bện, các bạn có thể tập trung sức lực và thời gian cho những câu khó hơn.
Viết lại những câu hỏi khó theo cách của bạn: đặt những câu họi khó theo ngôn ngữ của bạn, có thể giúp bạn nghĩa về vấn đề gặp phải. Nhưng nên cẩn thẩn để không thay đổi nghĩa câu hỏi khi viết lại chúng.
Suy nghĩ hoàn chỉnh trước khi viết: Các bạn nên sắp xếp câu trả lời cho những câu hỏi dễ và ngắn trước khi viết. Có kế họach trước sẽ giúp cho bạn cảm thấy tự tin khi viết.
Nghĩ tích cực: Những ý nghĩ tiêu cực trong bài thi ( Ví dụ như “tôi sẽ rớt) có thể hủy họai lòng tin. Thay thế những ý nghĩ tiêu cực bằng những ý nghĩ tích cực hơn (như Mình đã học hành siêng năng, và mình biết thực lực của mình, mình sẽ làm tốt cho kỳ thi này.)
Thư giãn: nếu bạn cảm thấy căng thẳng trong khi thi, nên thực hiện một số kỹ thuật thư giãn nhanh sau:
Thở sâu và khiến cho mọi căng thẳng tan biến
Căng cơ trong 5 giây rồi thả lỏng, thực hiện 3 lần
Hình dung khung cảng thanh bình và thư thái
Hãy nhớ rằng dung những gợi ý trên sẽ không cần thiết khi căng thằng biến mất hòan tòan. Nhưng, thực hành những kỹ thuật này có thể khiến cho các bạn có được kỹ năng giảm căng thẳng khi thi lúc chúng xuất hiện.
Theo kênh 14
Teen 12 và chuyện thi thử Đại học
Không đơn thuần là "thử"
Bắt đầu từ sau học kì một, hầu hết các trường trung học phổ thông đều bắt đầu chuẩn bị những kỳ thi thử đại học cho teen 12. Những đề thi được thầy cô biện soạn theo dạng của đề thi đại học, hình thức thi hệt như thi đại học: Cũng phân chia phòng thi theo họ tên, cũng coi thi chặt như thi thật. Teen có dịp cọ xát, rèn luyện cả kiến thức và tinh thần, chuẩn bị cho kì thi đại học sắp tới.
"Trường mình có truyền thống tổ chức thi thử đại học từ 5- 6 năm nay. Có lo lắng và áp lực một chút trước những kì thi, tuy nhiên mình thực sự rất chờ đợi kết quả sau những kì thi như vậy. Nó giúp mình đánh giá chỗ mình đang đứng, và xem mình còn phải nỗ lực đến đâu nữa"- Duy Thanh, THPT Hai Bà Trưng chia sẻ.
Trường của Thanh thường tổ chức lịch thi thử khoảng 2- 3 tháng một lần. Gần cuối năm học sẽ có một kì thi thử "quyết định". So sánh điểm số thi thử và thi thật của các anh chị khoá trên qua nhiều năm, các teen 12 trường Thanh vô cùng tin tưởng vào độ "khảo sát" của các kì thi này. Điểm thi chưa cao thì phải cố gắng hơn nữa, điểm thi tàm tạm thì có thể tự tin lựa chọn những trường đại học trong tầm tay.
Vì những kì thi thử như vậy mà ý thức học tập của teen 12 dường như cao lên hẳn. Ôn tập miệt mài chẳng khác nào thi thật. Bước vào phòng thi cũng hồi hộp, lo lắng khó tả... những cảm xúc chẳng mang tính chất "thử" chút nào.
Tất nhiên, thi thử đại học mang đến rất nhiều điều lợi. Teen được tập dượt cho thi đại học ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Tinh thần học tập của teen hầu như cao hơn hẳn. Thậm chí, trong tâm lý của các bạn còn có chút thi đua sôi nổi. Ai mà chẳng muốn nỗ lực khẳng định mình trong các kì thi này?
Hằng, THPT NTT cho biết: "Điểm thi thử Đại Học của chúng mình còn được tính thay thế cho điểm thi học kì hoặc bài kiểm tra hệ số hai. Nghĩa là điểm được tính trực tiếp vào kết quả học tập chính thức. Đã vậy, điểm này còn được đánh giá, xếp số thứ tự và dán ngay trên bản tin trường cho tới kì thi sau... Cho nên, gọi là "thử" nhưng chắc không ai dám học thử!"
Thi thử đại học đã dần quen thân và gắn bó với teen 12 như thế.
Ảnh chỉ mang tính chất minh họa
Tác dụng phụ
Thật dễ dàng nhìn thấy những ưu điểm của các kì thi thử đại học. Song với teen, cái gì cũng có thể mang đến những "Tác dụng phụ" khó lường.
"Trường tớ hình như lạm dụng thi thử đại học hay sao đó. Trung bình mỗi tháng trường tổ chức thi thử một lần. Dân 12 chúng tớ cứ phải căng mình ra chuẩn bị cho những kì thi như thế. Vừa thi học kì xong lại thi thử đại học. Vừa kiểm tra 45 phút xong lại thi thử đại học. Quay chong chóng với lịch thi dày đặc như thế, bọn tớ dường như bị "đơ" trước kì thi mà hồi đầu ai cũng kì vọng này"- Minh Anh, THPT HHT kể.
Từ tâm lí chán ngán những kì thi thử đã dẫn tới vấn đề chán ngán việc học, việc ôn tập: "Chẳng cần ôn tập quá nhiều làm gì cho khổ, bởi dù sao cũng chỉ là "thử" thôi mà." Nhiều bạn giữ ý nghĩ ấy trong đầu. Và vì thế, tác dụng quan trọng nhất: "Nâng cao ý thức học tập của teen 12" dần mất đi. Nhiều bạn học và thi cho có, với tâm lý chống đối, thầy cô bảo thi thì thi. Nhiều bạn lại đâm chủ quan, hờ hững.
Đó là còn chưa kể, nhiều teen vì kết quả thi thử không cao, tâm lý không vững dẫn đến mất tự tin vào bản thân. Thi thử đại học vì vậy mà thành ra phản tác dụng.
"Còn nhớ, bài thi thử đại học cuối cùng năm học lớp 12, có lẽ vì chủ quan và bất cẩn nên kết quả của mình không cao lắm. Mình dao động ghê gớm, và sinh ra hoài nghi trình độ của mình. Trót đăng kí duy nhất một trường ĐH thuộc hàng "top" nên mình đã rất lo sợ. Lo sợ tới mức hơn hai tuần liền mình không thể nào tập trung học được... Rất may sau đó, nhờ lời khuyên của nhỏ bạn thân, mình tĩnh tâm và cố gắng nhiều hơn, kết quả, giờ đã là sinh viên Ngoại Thương, ngôi trường mà mình mơ ước"- Nguyên, ĐH Ngoại Thương kể.
Tuy nhiên, bài học "mất tinh thàn" chỉ vì kì thi thử đại học đó, Nguyên không quên truyền lại cho tất cả những thế hệ đàn em thi đại học sau mình.
Thi Đại học luôn là một ải khó khăn cho teen. Có nhiều cách để chuẩn bị cho kì thi quan trọng này, và thi thử là một cách khá hữu hiệu. Nhưng học ôn và thi thử như thế nào cho hợp lý thì còn đòi hỏi ở teen sự chăm chỉ, sáng suốt, và nhất là sự tự tin của mỗi người.