Giảm 10% tiền nước cho người dân tại TP.HCM trong 3 tháng
Tổng công ty Cấp nước Sài Gòn TNHH MTV có văn bản gửi UBND TP.HCM về việc giảm tiền nước cho người dân, doanh nghiệp trên địa bàn TP.HCM trong ba tháng và đã được TP chấp thuận.
Công nhân Công ty cổ phần Cấp nước Gia Định lấp giếng khoan cho dân tại quận Bình Thạnh – Ảnh: LÊ PHAN
Trong “Kế hoạch hỗ trợ doanh nghiệp bị tác động bởi dịch COVID-19 trên địa bàn TP”, do Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong vừa ký ban hành, đã chấp thuận nội dung đề xuất này.
Theo đó, đối với người dân sử dụng nước (không tính huyện Củ Chi, do không thuộc địa bàn công ty phụ trách) sẽ được giảm 10% trên hóa đơn tiền nước trong 3 tháng, từ tháng 9 đến tháng 11.
Đối với doanh nghiệp, sẽ giãn nợ tiền nước cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19. Đối tượng áp dụng là các doanh nghiệp trong khu chế xuất, khu công nghiệp trên địa bàn TP. Thời gian áp dụng cũng kéo dài 3 tháng, từ tháng 7 đến tháng 9.
Video đang HOT
Trước đó vào đầu tháng 8, công ty có văn bản gửi UBND TP đề xuất nội dung trên. Phó chủ tịch UBND TP.HCM Lê Hòa Bình đã có văn bản giao cho Tổng công ty Cấp nước Sài Gòn TNHH MTV tùy vào điều kiện thực tế, khẩn trương đề xuất kế hoạch giảm tiền nước cho người dân, doanh nghiệp trên địa bàn TP.
Đồng thời giao Sở Tài chính tổng hợp đề xuất và có tham mưu cho UBND TP.
Ngoài ra Tổng công ty Cấp nước Sài Gòn TNHH MTV đã áp dụng giảm tiền nước cho các hộ nghèo, cận nghèo và các khu cách ly tập trung phòng chống dịch COVID-19 (không thu phí) đến hết tháng 12 năm nay.
Xử lý thế nào nếu quảng cáo thuốc không đúng sự thật?
Việc quảng cáo những sản phẩm hỗ trợ chữa bệnh theo phương thuốc gia truyền sai sự thật sẽ bị phạt nặng.
Gần đây trên mạng xã hội đoạn video trên youtube dài khoảng 3-5 phút quảng cáo với nội dung lặp đi lặp lại: "nhà tôi ba đời gia truyền chữa xương khớp", "nhà tôi gia truyền chữa mọc tóc", "nhà tôi 3 đời chữa sỏi thận, ai bị sỏi thận mau liên hệ với tôi",...
Điều đáng nói là những người quảng cáo này cam kết chữa khỏi bệnh 100%. Tuy nhiên, những loại quảng cáo này hoàn toàn không đúng sự thật, nói quá về tác dụng của sản phẩm.
Quảng cáo được xuất hiện nhiều trên mạng xã hội
Quảng cáo không đúng sự thật
Không ít trường hợp người dùng tin theo lời quảng cáo mà mua thuốc về sử dụng, nhiều trường hợp sử dụng ảnh hưởng đến sức khỏe. Nhiều trường hợp sau khi sử dụng những sản phẩm được quảng cáo đã phải nhập viện điều trị do men gan tăng, vàng da,...
Theo BS Phan Thanh Hải, Bệnh viện Y học cổ truyền TP.HCM, có những clip quảng cáo thuốc sử dụng những nhân vật không đúng, nhiều người dàn dựng, dùng hình ảnh của một số bác sĩ để quảng cáo. Có nhiều loại thuốc không rõ nguồn gốc xuất xứ, nếu sử dụng dễ ảnh hưởng đến sức khỏe.
"Những sản phẩm thuốc nam, thuốc gia truyền được quảng cáo trên các trang mạng xã hội được cam kết là chữa khỏi 100% nhiều bệnh mãn tính là rất vô lý. Về mặt y học, những cam kết chữa khỏi bệnh này là không có cơ sở", bác sĩ Hải nói.
Bác sĩ Hải khuyến cáo đối với những người có bệnh nên đến các cơ sở y tế uy tín để khám và chữa bệnh. Không nên sử dụng những loại thuốc không rõ nguồn gốc để sử dụng sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Quảng cáo thuốc không đúng sự thật sẽ bị phạt nặng
Việc quảng cáo thực phẩm chức năng, bán thuốc với cam kết là chữa khỏi hoàn toàn, điều trị tận gốc bệnh,... mà chưa được kiểm chứng về chất lượng, chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp phép quảng cáo là vi phạm pháp luật.
Theo luật sư Lê Văn Hoan, đoàn luật sư TP.HCM, tại khoản 5 Điều 51, Nghị định 158/2013 quy định, nếu quảng cáo sai sự thật, không đúng quy cách, chất lượng, công dụng, nhãn hiệu,... hoặc quảng cáo lừa dối, gây nhầm lẫn cho công chúng, người tiêu dùng, khách hàng về tổ chức, cá nhân, sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ được quảng cáo với tổ chức, cá nhân, sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ khác hoặc lừa dối, gây nhầm lẫn về tính năng, tác dụng của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ được quảng cáo thì người vi phạm bị phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 70 triệu đồng.
Ngoài ra, hiện nay còn xuất hiện nhiều trường hợp tự ý sử dụng hình ảnh của bác sĩ, những người nổi tiếng để quảng cáo thuốc, thực phẩm chức năng. Hành vi này, cũng sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
"Đối với hành vi quảng cáo thực phẩm, thuốc dưới hình thức bài viết của bác sĩ, dược sĩ, nhân viên y tế có nội dung mô tả thực phẩm có tác dụng điều trị bệnh; sử dụng hình ảnh, uy tín, thư tín của đơn vị, cơ sở y tế, nhân viên y tế, thư cảm ơn của bệnh nhân để quảng cáo thực phẩm thì bị phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 30 triệu đồng", luật sư Lê Văn Hoan cho biết.
75 xe máy bị cháy tại Công an TP Thủ Đức do chập điện 75 xe máy đã bị thiêu rụi trong vụ việc cháy bãi giữ xe vi phạm của Đội CSGT Công an TP Thủ Đức. Đến ngày 9-4, Công an TP Thủ Đức, TP.HCM vẫn đang tiếp tục xử lý theo quy định của pháp luật vụ việc cháy bãi giữ xe vi phạm của Đội CSGT khiến 75 xe máy bị thiêu rụi....