Giải tỏa nỗi lo đổi mới đề thi tốt nghiệp Ngữ văn

Theo dõi VGT trên

Trước những thông tin mới về đề thi tốt nghiệp môn Ngữ văn năm nay, nhiều ý kiến tán thành nhưng cũng có không ít thể hiện băn khoăn, lo lắng.

Giải tỏa nỗi lo đổi mới đề thi tốt nghiệp Ngữ văn - Hình 1

Để làm sáng rõ vấn đề, phóng viên Báo Giáo dục và Thời đại đã có cuộc trao đổi với ông Đỗ Ngọc Thống – Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học (Bộ GD&ĐT).

Sau khi Vụ Giáo dục Trung học đăng tải một số đề thi tham khảo và các bài viết về định hướng đổi mới kiểm tra, đánh giá theo yêu cầu phát triển năng lực trên báo Giáo dục và Thời đại và một số báo khác, rất nhiều ý kiến tán thành và cũng nhiều ý kiến băn khoăn, lo lắng.

Lo lắng nhất là thời gian ôn tập không còn nhiều. Nhiều người cũng chưa tìm hiểu kỹ chủ trương đổi mới đề thi môn Ngữ văn, kể cả một số phóng viên các báo nên chuyển tải thông tin chưa chuẩn xác đến bạn đọc.

Để làm sáng rõ vấn đề, xin ông nêu lại một cách cụ thể rõ ràng chủ trương đổi mới đề thi Ngữ văn năm nay?

- Căn cứ vào nội dung đồng thuận qua Hội thảo Đổi mới kiểm tra, đánh giá chất lượng học tập môn Ngữ văn ở trường phổ thông tổ chức tại Hà Nội (10/4/2014) và các kết luận của Hội thảo, chúng tôi xin nêu lại một cách cụ thể rõ ràng chủ trương đổi mới đề thi Ngữ văn năm nay như sau:

Đề thi sẽ tập trung vào 2 nội dung lớn:

Một là kiểm tra kĩ năng đọc hiểu văn bản. Nội dung dạy và học đọc hiểu văn bản đã có từ lâu trong chương trình hiện hành, từ Tiểu học đến Trung học phổ thông; càng lên cao càng học nhiều về đọc hiểu văn bản.

Khái niệm văn bản theo nghĩa rộng cũng đã được thống nhất trong chương trình và sách giáo khoa Ngữ văn: có văn bản nói và văn bản viết; văn bản viết có văn bản văn học và văn bản không phải văn học (nhiều nước gọi là văn bản thông tin); trong văn bản văn học có văn bản hư cấu (thơ truyện ngắn, tiểu thuyết…) và văn bản không hư cấu (văn nghị luận, hồi kí, tự truyện, bút kí…)

Thế nào là đọc hiểu một văn bản cũng đã được thống nhất và thực hành trong nhà trường. Có rất nhiều cấp độ thể hiện việc hiểu một văn bản. Tuy nhiên với đối tượng là học sinh THPT việc kiểm tra đọc hiểu chỉ yêu cầu rất nhẹ nhàng, vừa sức.

Chẳng hạn: Hỏi về ý nghĩa tên văn bản; cách hiểu một từ ngữ, một biểu tượng, hình ảnh độc đáo trong văn bản; phát hiện các lỗi về chính tả, ngữ pháp dùng từ trong văn bản; yêu cầu chỉ ra các biện pháp nghệ thuật và tác dụng của chúng trong văn bản; nêu được nội dung/ thông tin chính của văn bản… Thế thôi.

Như thế kiểm tra đọc hiểu chủ yếu xem học sinh có nắm được và hiểu đúng thông tin trong văn bản hay không. Với phần này, các em chỉ cần trả lời ngắn gọn, không cần chú ý nhiều về ngữ pháp, diễn đạt và trình bày, có thể chỉ cần gạch đầu dòng.

Văn bản ngữ liệu cho phần này sẽ là một đoạn văn bản ngắn, vừa sức, có thể không lấy lại trong chương trình và sách giáo khoa Ngữ văn, ưu tiên cho các văn bản thuộc nhiều lĩnh vực khác để tích hợp, yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức liên môn… Văn bản sẽ rất ngắn, thường là đoạn văn, nội dung hỏi sẽ rất đơn giản, dễ nhận biết, phù hợp với trình độ của học sinh trung bình…

Hai là kiểm tra kĩ năng viết, không có gì thay đổi lớn trong đề thi năm nay. Vẫn là yêu cầu viết nghị luận xã hội và nghị luận văn học như mọi năm.

Chỉ khác là cách hỏi, cách nêu vấn đề có thay đổi để học sinh không thể viết chung chung, viết thế nào cũng đúng; khắc phục tình trạng chép văn mẫu, chép tài liệu có sẵn…

Còn đề theo hướng “mở” thì không có gì xa lạ với học sinh nữa. Năm nay chỉ điều chỉnh lại quan niệm về đáp án mở cho chính xác và phù hợp hơn.

Như thế văn bản ngữ liệu dùng cho kiểm tra kĩ năng viết nghị luận văn học năm nay vẫn là các văn bản, tác phẩm, trích đoạn có trong chương trình và sách giáo khoa Ngữ văn.

Dần dần những năm sau sẽ khuyến khích đề thi lấy tác phẩm, trích đoạn ngoài miễn sao bảo đảm nội dung, độ khó tương đương với tác phẩm, trích đoạn trong chương trình và sách giáo khoa để đạt được mục tiêu đánh giá đúng năng lực tiếp nhận tác phẩm của học sinh.

- Nhiều giáo viên dạy Văn bày tỏ sự lo lắng trước những đổi mới trong cách ra đề thi môn Văn trong kỳ thi tốt nghiệp năm nay, ông có nhắn nhủ gì với họ?

- Trước sự đổi mới ít nhiều của đề thi Ngữ văn năm nay, giáo viên dạy các lớp 12 nên bình tĩnh, suy nghĩ kĩ về những đề xuất đổi mới.

Nhiều giáo viên lo không đủ thời gian ôn cho học sinh kiến thức tiếng Việt. Nỗi lo đó không có căn cứ, vì đề thi không nhằm kiểm tra kiến thức lý thuyết tiếng Việt mà chỉ kiểm tra khả năng vận dụng tiếng Việt của học sinh. Như thế không cần ôn tập gì về lý thuyết tiếng Việt cả.

Chỉ cần ra một số đề luyện tập cho học sinh cách phát hiện lỗi sai khi viết, nhận diện được một số biện pháp nghệ thuật, trong đó có các biện pháp tu từ và tác dụng của chúng.

Đối với phần kiểm tra kĩ năng viết, như trên đã nêu không có gì thay đổi nhiều, trừ cách hỏi, cách nêu vấn đề.

Vì thế giáo viên cần tăng cường cho học sinh luyện tập cách phân tích đề, nhằm hiểu đúng ý đồ của đề, nắm vững các yêu cầu từ đó xác định đúng trọng tâm của bài viết; thao tác nghị luận chính và giúp các em vận dụng một cách tổng hợp nhiều thao tác khác nhau trong một bài văn.

Chú ý tập cho học sinh lập dàn ý cho bài viết; luyện tập cách viết một đoạn văn ngắn; một bài văn ngắn sao cho phù hợp với thời gian 120 phút.

Không viết tản mạn, Sa đà quá sâu vào một ý nào đó mà cần viết ngắn gọn, sáng rõ điều mình cần thuyết phục người đọc.

Các hình thức cho một câu chủ đề sau đó yêu cầu học sinh phát triển thành một đoạn văn hoàn chỉnh hoặc viết đoạn văn theo yêu cầu diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp… cần được chú ý trong ôn luyện kĩ năng viết.

Cũng cần nhắc nhở học sinh việc trình bày hình thức đoạn văn, bài văn, chữ viết, chính tả, dùng từ và ngữ pháp.

Nhiều giáo viên lo lắng về việc văn bản phần đọc hiểu không nằm trong chương trình… cũng là nỗi lo không có căn cứ.

Việc cho một văn bản, trích đoạn ngắn không có trong chương trình và nội dung cũng không thuộc văn chương (loại văn bản thông tin) nêu ngay trong đề thi để yêu cầu học sinh đọc và trả lời ngắn vài ba câu hỏi xem có nắm được nội dung và thông tin chính trong đó không thiết nghĩ không có gì khó khăn cả.

Chỉ lưu ý là đề cần lấy một trích đoạn giản dị, dễ hiểu, các lỗi sai cũng dễ phát hiện. Hiện các nước phát triển kiểm tra đọc hiểu không bao giờ hỏi lại văn bản đã học cả.

Chương trình đánh giá học sinh quốc tế (PISA) kiểm tra đọc hiểu cũng không hề có một văn bản đã học nào của Việt Nam, nhưng học sinh của chúng ta đều làm tốt cả đấy thôi.

Cần kiểm tra kĩ năng đọc hiểu, vì cuối cùng dạy đọc hiểu là để các em bước ra cuộc sống, đọc một văn bản bất kỳ phải hiểu đúng nội dung thông tin trong đó.

Một người lao động có thể không cảm thụ và lý giải hết cái hay, cái đẹp của một bài thơ đọc được trong sách báo; nhưng không thể hiểu sai một thông báo, một bản hợp đồng kinh tế, một bản hướng dẫn sử dụng máy móc, thuốc men, một bản thuyết minh di tích lịch sử…

Vậy với các em học sinh, ông có lời khuyên, nhắn nhủ gì để tự tin vượt qua kỳ thi tốt nghiệp với những đổi mới, trong đó có môn Ngữ văn?

- Với các em học sinh lớp 12, tôi đọc được nhiều comment phản hồi lại chủ trương đổi mới của Bộ GD&ĐT, nhiều em tán thành, nhiều em lo lắng vì thời gian ôn thi còn quá ít.

Nỗi lo của các bạn là đúng, nhưng như trên tôi đã nêu, chính phần đọc hiểu được coi là đổi mới năm nay lại là phần giúp các em “gỡ” điểm.

Video đang HOT

Vì yêu cầu của đề sẽ không đánh đố, không có tình trạng may rủi do cảm tính của người chấm. Đáp án sẽ rất rõ ràng, minh bạch, làm xong có thể biết ngay mình được mấy điểm đọc hiểu.

Bộ GD&ĐT đang nỗ lực đổi mới để tiến đến việc đánh giá đúng, chính xác, khách quan kết quả học tập môn Ngữ văn của học sinh. Hạn chế kiểu đề thi bắt các em nhớ máy móc; học thuộc lòng các bài văn mẫu, viết thế nào cũng được điểm; phân hóa rõ những học sinh có năng lực thực sự; khuyến khích học có phương pháp và động viên khích lệ các học sinh có những suy nghĩ độc lập, biết tranh luận bảo vệ ý kiến của mình…

Chúng tôi nghĩ đó là định hướng đúng đắn. Tuy nhiên để tiến đến mục tiêu cuối cùng ấy, phải có lộ trình thích hợp, không thể thay đổi một lúc, nhưng cũng không thể không bắt đầu những gì có thể.

Một số thay đổi về định hướng thi tốt nghiệp năm nay chỉ là bước đầu và chắc chắn không gây ra những khó khăn cho học sinh. Trái lại có thể đem đến cho các em niềm vui từ yêu cầu vận dụng những gì đã học vào cuộc sống một cách hiệu quả.

- Xin cảm ơn ông!

Theo GDTĐ

Đổi mới kiểm tra, đánh giá chất lượng học tập môn Ngữ văn ở cấp THPT

Kiểm tra, đánh giá (KTĐG) chất lượng học tập là một khâu quan trọng trong quá trình dạy học (DH) ở nhà trường phổ thông, giúp đánh giá năng lực (NL) người học và điều chỉnh phương pháp dạy học (PPDH).

Đổi mới kiểm tra, đánh giá chất lượng học tập môn Ngữ văn ở cấp THPT - Hình 1

Thực hiện nhiệm vụ đổi mới giáo dục phổ thông theo tinh thần Nghị quyết 29/NQ-TW, ngày 6/3/2014 Bộ GD&ĐT đã ban hành kế hoạch số 103/KH-BGDĐT về việc tổ chức hội thảo "Đổi mới kiểm tra, đánh giá chất lượng học tập môn Ngữ văn trong trường phổ thông", với mục đích: nghiên cứu cơ sở lý luận và xây dựng kế hoạch triển khai việc đổi mới phương thức kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn Ngữ văn ở trường phổ thông theo định hướng phát triển năng lực người học với cách thức xây dựng đề thi/kiểm tra và đáp án theo hướng mở; tích hợp kiến thức liên môn; giải quyết vấn đề thực tiễn.

Để chuẩn bị cho Hội thảo (dự kiến được tổ chức tại Hà Nội trung tuần tháng 4/2014), báo Giáo dục và Thời đại giới thiệu một số bài viết thảo luận về vấn đề nêu trên.

Để đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn và xu thế quốc tế, cần đổi mới KTĐG chất lượng học tập môn Ngữ văn nói chung và nhất là ở cấp trung học phổ thông (THPT), bởi nó có tác động trực tiếp đến hai kì thi mang tầm quốc gia đối với học sinh (HS), gồm thi tốt nghiệp và thi tuyển sinh vào đại học, cao đẳng (ĐH, CĐ) theo định hướng phát triển NL người học.

Vì sao phải đổi mới KTĐG chất lượng học tập môn Ngữ văn ở THPT?

Hiện nay, việc KTĐG chất lượng học tập môn Ngữ văn ở bậc THPT có nhiều bất cập, chưa "đo" được NL của người học và chưa góp phần điều chỉnh, đổi mới PPDH. Các đề kiểm tra thường xuyên, đề kiểm tra định kì, đề thi tốt nghiệp và tuyển sinh vào ĐH, CĐ hầu như được ra theo dạng "đề đóng", tính tích hợp (giữa các phân môn Tiếng Việt, Làm văn, Văn học và liên môn) chưa cao. Các câu hỏi chủ yếu đánh giá HS ở hai mức nhận biết và thông hiểu. Phần lớn nội dung các đề thi kiểm tra kiến thức về văn học, về chính những văn bản (VB) đã học trong chương trình (CT) và sách giáo khoa (SGK).

Để làm bài, HS thường phải ghi nhớ máy móc nội dung bài học. Đáp án của đề thi đưa ra hệ thống ý mà HS phải trình bày cùng với biểu điểm hết sức cụ thể, chi tiết. Cách làm này mang tính áp đặt, nếu HS không làm đúng như đáp án sẽ không có điểm.

Có hạn chế này là do CT môn Ngữ văn hiện hành thiên về cung cấp kiến thức văn học nên hầu hết các chuẩn về kĩ năng đọc, viết đều liên quan đến văn học; các chuẩn chưa được cụ thể hóa thành những kĩ năng, thao tác cụ thể ("mức độ cần đạt" thường là "hiểu, cảm nhận được những nét chính về nội dung và nghệ thuật", "bước đầu hiểu một số đặc điểm về thể loại"; phần "diễn giải" thường nêu các kĩ năng đi kèm là "nhớ, đọc thuộc lòng", trong đó "nhớ" chiếm tỉ lệ nhiều hơn cả.

Những yếu tố đi đằng sau các động từ này thường là những đặc điểm chính về nội dung và nghệ thuật của một VB cụ thể) nên chưa đo được năng lực của HS; các chuẩn kiến thức, kĩ năng được nêu là những chuẩn cần đạt với những VB cụ thể trong CT, SGK nên khó áp dụng với các VB ngoài CT...

Với đặc điểm đó, các đề thi chưa đánh giá được toàn diện NL ngữ văn của người học, chưa khuyến khích được sự sáng tạo của HS trong làm bài. Ngoài ra, với tâm lí dạy và học khá thực dụng, hầu hết các câu hỏi trong bài kiểm tra thường xuyên và định kì đều ra theo "mẫu", "dạng" của các đề thi tốt nghiệp và tuyển sinh ĐH, CĐ.

Tính "ổn định" trong cách ra đề và làm đáp án của hai kì thi quốc gia này có ảnh hưởng vô cùng lớn với việc KTĐG kết quả học tập và PPDH Ngữ văn trong nhà trường phổ thông.

Trong những năm gần đây, chúng ta đang nghiên cứu và đổi mới chương trình giáo dục phổ thông (CTGDPT), trong đó có CT môn Ngữ văn theo hướng tiếp cận NL. Việt Nam cũng đã tham gia Chương trình đánh giá học sinh quốc tế (PISA) và đạt được kết quả hết sức khả quan, nhất là ở lĩnh vực đọc hiểu.

Trên thực tế, NL Ngữ văn của HS phong phú hơn nhiều so với những "chuẩn" nêu ở trong CT hiện hành. Vì vậy, không cần phải đợi đến khi có CTGDPT môn Ngữ văn theo hướng tiếp cận NL ra đời mới đổi mới KTĐG chất lượng học tập Ngữ văn của HS theo hướng đánh giá NL, mà ngay từ bây giờ cũng có thể đổi mới dần việc KTĐG theo hướng này để phát huy được vai trò của KTĐG trong quá trình DH.

Những năng lực nào của HS cần KTĐG trong môn Ngữ văn ở THPT?

Ở nhà trường phổ thông, mục tiêu của môn Ngữ văn là hình thành và phát triển ở HS năng lực chung - NL giao tiếp (kiến thức tiếng Việt cùng với 4 kĩ năng cơ bản: nghe, nói, đọc, viết và khả năng ứng dụng các kiến thức và kĩ năng ấy vào các tình huống giao tiếp khác nhau trong cuộc sống) và NL chuyên biệt - NL văn học (gồm tiếp nhận/cảm thụ văn học, sáng tác văn học; tuy nhiên, nhà trường phổ thông không đặt ra mục tiêu hình thành và bồi dưỡng NL sáng tác văn học cho HS).

Nói gọn hơn, môn Ngữ văn hình thành, bồi dưỡng cho HS năng lực tiếp nhận VB (gồm kĩ năng nghe và đọc) và NL tạo lập VB (gồm kĩ năng nói và viết). Khái niệm "văn bản" được mở rộng, bao gồm cả VB văn học và VB thông tin.

Để đánh giá được các NL Ngữ văn của HS, cần có những bộ công cụ phù hợp với mục đích của từng bài kiểm tra, kì thi. Việc KTĐG thường xuyên và định kì phải mang tính chất rèn luyện, thực hành để chuẩn bị cho các kì thi quốc gia.

Đề xuất cách thức KTĐG năng lực Ngữ văn của HS ở THPT hiện nay

KTĐG kĩ năng nghe và nói của HS: Hiện nay, việc KTĐG kĩ năng nghe và nói của HS cấp THPT chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra do CT, SGK và GV chưa coi trọng kĩ năng này. Trên thực tế, nghe và nói là những kĩ năng mà HS phải sử dụng nhiều, nếu không được rèn luyện, năng lực giao tiếp của HS sẽ bị hạn chế.

Việc KTĐG kĩ năng nghe và nói của HS nên được tiến hành thường xuyên trên lớp, qua những hình thức như kiểm tra miệng, phát vấn, trao đổi - thảo luận nhóm... để giúp người học tự tin hơn trong giao tiếp và đạt được hiệu quả cao hơn trong giao tiếp trực tiếp.

KTĐG kĩ năng đọc và năng lực cảm thụ/tiếp nhận văn học của HS:

Trong nhà trường phổ thông, kĩ năng "đọc" (chủ yếu là "đọc hiểu") và NL cảm thụ văn học rất được coi trọng. Phần lớn bài học trong CT và SGK là bài học về VB văn học. Tuy nhiên, càng lên khối lớp cao hơn, nhất là ở các khối lớp của cấp THPT, việc đọc hiểu và cảm thụ lại càng bất cập.

Do áp lực thi cử, hiện nay, tình trạng GV "đọc hộ", "hiểu hộ", "cảm thụ hộ" HS diễn ra khá phổ biến. Trong các giờ DH văn học, HS thường nghe và ghi chép lại những bài giảng của GV hơn là tự mình cảm thụ, tìm hiểu, khám phá VB.

Hơn nữa, VB được đọc hiểu chủ yếu là VB văn học, có rất ít VB thông tin được đưa vào CT, SGK. Việc KTĐG năng lực đọc của HS hiện nay thường diễn ra dưới hai hình thức: kiểm tra miệng (yêu cầu HS nhắc lại một nội dung nào đó của bài học đã ghi chép trong vở) và kiểm tra viết (viết về một vấn đề nào đó của VB đã học).

Hình thức này chưa đánh giá được NL đọc hiểu của người học. Vì vậy, cần đổi mới KTĐG kĩ năng đọc hiểu của HS bằng việc đưa ra những VB mới (bao gồm cả VB văn học và VB thông tin, có cùng đề tài, chủ đề hoặc thể loại với VB đã học), yêu cầu HS vận dụng những kiến thức, kĩ năng đã có vào việc đọc hiểu và cảm thụ VB mới này.

Các câu hỏi KTĐG kĩ năng đọc hiểu và cảm thụ nên được thiết kế theo cách làm của PISA, bao gồm: câu hỏi mở yêu cầu trả lời ngắn; câu hỏi mở yêu cầu trả lời dài; câu hỏi đóng yêu cầu trả lời dựa trên những trả lời có sẵn; câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn; câu hỏi có - không, đúng -sai phức hợp.

KTĐG kĩ năng đọc của HS phải được tiến hành thường xuyên trong các bài kiểm tra từ 1-2 tiết, bài kiểm tra học kì, kiểm tra cuối năm, thi tốt nghiệp THPT và thi tuyển sinh ĐH, CĐ.

KTĐG kĩ năng viết của HS:

Ở cấp THPT, kĩ năng viết của HS đã phát triển ở mức độ cao. Về mặt lí thuyết, HS ở cấp học này có thể tạo lập được VB theo những phương thức khác nhau, đặc biệt là có thể viết được bài văn nghị luận nêu được quan điểm, tư tưởng riêng của mình về các vấn đề của đời sống hoặc văn học một cách sâu sắc, có sức thuyết phục.

Tuy nhiên, do cách ra đề và đáp án "đóng", cùng với việc coi trọng kiến thức văn học, nên các đề kiểm tra viết hiện nay chưa tạo điều kiện cho HS phát biểu những suy nghĩ riêng, sáng tạo và vận dụng những kiến thức đã học vào việc giải quyết những vấn đề đặt ra trong cuộc sống của mình.

Cần đổi mới cách thức KTĐG kĩ năng viết của HS bằng cách ra đề theo hướng mở và tích hợp (trong môn và liên môn). Đề mở chấp nhận nhiều cách trả lời, thậm chí có những câu trả lời đối ngược nhau miễn là HS bộc lộ được nhận thức và lập luận lôgic trong quá trình đi đến câu trả lời.

Trong quá trình làm bài, HS cần vận dụng các kiến thức, kĩ năng của các phân môn Tiếng Việt, Làm văn, Văn học cũng như kiến thức liên môn (Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân,...) để giải quyết vấn đề mà đề bài nêu ra.

Đáp án không áp đặt nội dung trả lời mà nên nêu được các phương án mà HS có thể trình bày, phân tích được sự hợp lí của các phương án đó; đồng thời, nêu được những yêu cầu về kĩ năng làm bài của HS, khuyến khích HS sử dụng nhiều kĩ năng, thao tác khác nhau trong giải quyết vấn đề; khuyến khích HS nêu những suy nghĩ, quan điểm riêng của mình, chấp nhận nhiều cách hiểu và giải quyết vấn đề khác nhau miễn là tư tưởng của người viết không đi ngược lại những chuẩn mực đạo đức và pháp luật mà xã hội đã quy định; khuyến khích HS vận dụng được những điều đã học vào giải quyết những vấn đề mà thực tiễn đặt ra một cách có sức thuyết phục, hợp lí, tự nhiên, phù hợp với trình độ của các em.

Cũng như KTĐG kĩ năng đọc, KTĐG kĩ năng viết của HS phải được tiến hành thường xuyên trong các bài kiểm tra từ 1-2 tiết, bài kiểm tra học kì, kiểm tra cuối năm, thi tốt nghiệp THPT và thi tuyển sinh ĐH, CĐ.

Đề xuất đổi mới đề thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ môn Ngữ văn năm 2014

Trong kì thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2014, cần đổi mới cách ra đề theo hướng đánh giá NL Ngữ văn của người học và yêu cầu cao dần qua các năm theo hướng sau:

Đề thi gồm 2 phần: Phần 1 (5 điểm): KTĐG kĩ năng đọc của HS (theo hình thức của PISA); Phần 2 (5 điểm): KTĐG kĩ năng viết (làm văn) của HS (theo hướng mở, tích hợp).

Cụ thể là:

Phần 1 (5 điểm). Có 2 phương án ra đề thi:

Phương án 1: Đưa ra một số VB ngắn (gồm cả VB hoàn chỉnh và đoạn văn), lấy từ những nguồn khác nhau, ngoài CT SGK (như sách báo, internet...); nội dung bàn về một vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, nghệ thuật, y học, khoa học...; thuộc hai dạng: VB văn học và VB thông tin; được viết theo các phong cách ngôn ngữ mà HS THPT đã học, tập trung vào các phong cách ngôn ngữ nghệ thuật/văn học, khoa học, báo chí, hành chính.

Các VB phù hợp với trình độ nhận thức của HS; khuyến khích các văn bản có hình thức trình bày đa dạng (gồm cả chữ viết, hình ảnh...).

Xây dựng bộ câu hỏi gồm 5 loại câu hỏi của PISA (như đã nêu ở trên). Hạn chế các câu hỏi nhận biết, tăng cường các câu hỏi thông hiểu và vận dụng. Yêu cầu HS tìm kiếm thông tin từ VB; tích hợp và suy luận thông tin đã đọc; phản ánh và đánh giá, tìm hiểu VB và liên hệ với kinh nghiệm bản thân.

Mục đích của phương án này là KTĐG kĩ năng đọc các loại VB khác nhau.

Phương án 2: Đưa ra một VB văn học (thơ hoặc văn xuôi, có thể là VB hoàn chỉnh hoặc một đoạn trích) không có trong CT, SGK nhưng cùng chủ đề hoặc đề tài và thể loại với các VB đã học. Xây dựng bộ câu hỏi như cách 1.

Mục đích của phương án này là KTĐG kĩ năng đọc VB văn học - loại VB mà HS được học nhiều nhất trong CT, SGK hiện nay.

Cả hai phương án này đều có thể sử dụng để ra đề thi tốt nghiệp THPT và thi tuyển sinh ĐH, CĐ.

Phần 2 (5 điểm). Có 3 phương án ra đề thi:

Phương án 1: Yêu cầu HS viết bài văn nghị luận xã hội.

Dạng đề: tự luận, theo hướng mở, tích hợp liên môn nhằm kiểm tra vốn hiểu biết, kinh nghiệm sống, khả năng giải quyết vấn đề của HS.

Phương án này phù hợp với đề thi tốt nghiệp THPT vì có thể HS sau khi tốt nghiệp không thi tuyển sinh ĐH, CĐ hoặc lựa chọn các ngành nghề liên quan đến văn học.

Phương án 2: Gồm 2 câu, HS chỉ lựa chọn 1 câu để làm bài:

Câu 1: Yêu cầu HS viết bài văn nghị luận xã hội.

Dạng đề: tự luận, theo hướng mở, tích hợp liên môn nhằm kiểm tra vốn hiểu biết, kinh nghiệm sống, khả năng giải quyết vấn đề của HS.

Câu này dự kiến được nhiều HS không thi ĐH, CĐ hoặc không thi vào các trường/ngành khoa học xã hội lựa chọn vì nó phù hợp với trình độ khuynh hướng nghề nghiệp của các em. HS lựa chọn câu này vẫn được đánh giá NL văn học vì ở Phần 1 của đề thi đã có những câu hỏi về VB văn học.

Câu 2: Yêu cầu HS viết bài văn nghị luận văn học.

Dạng đề: tự luận, theo hướng mở, tích hợp trong môn hoặc liên môn nhằm kiểm tra năng lực tiếp nhận/cảm thụ văn học, khả năng trình bày, giải quyết vấn đề của HS.

Trước mắt, có thể hỏi về một hoặc toàn bộ các vấn đề liên quan đến VB văn học đã học hoặc đọc thêm trong CT, SGK nhưng không yêu cầu HS ghi nhớ máy móc.

Về sau, sẽ đưa vào đề thi VB văn học mới, có cùng chủ đề hoặc thể loại với các VB đã học trong CT, SGK. Câu này khuyến khích những HS thi tuyển sinh ĐH, CĐ vào các trường/ngành khoa học xã hội lựa chọn vì nó phù hợp với trình độ khuynh hướng nghề nghiệp của các em.

Phương án này có thể sử dụng trong cả kì thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ.

Phương án 3: Gồm 2 câu, HS chỉ lựa chọn 1 câu để làm bài:

Câu 1: Yêu cầu HS viết bài văn nghị luận văn học về tác phẩm thơ.

Câu 2: Yêu cầu HS viết bài văn nghị luận văn học về tác phẩm văn xuôi hoặc kịch.

Dạng đề: tương tự như Câu 2 của cách 2.

Phương án này dùng cho kì thi tuyển sinh vào các trường ĐH, CĐ có các ngành xã hội.

Ví dụ: Đề thi tốt nghiệp THPT (thời gian làm bài: 120 phút)

Phần I - Đọc hiểu (5 điểm)

Đọc bài thơ sau:

Mẹ và quả

Nguyễn Khoa Điềm

Những mùa quả mẹ tôi hái được

Mẹ vẫn trông vào tay mẹ vun trồng

Những mùa quả lặn rồi lại mọc

Như mặt trời, khi như mặt trăng

Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên

Còn những bí và bầu thì lớn xuống

Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn

Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi.

Và chúng tôi, một thứ quả trên đời

Bảy mươi tuổi mẹ đợi chờ được hái

Tôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi

Mình vẫn còn một thứ quả non xanh.

(Trích từ Mẹ của nhà thơ, NXB Phụ nữ, 2008)

Đổi mới kiểm tra, đánh giá chất lượng học tập môn Ngữ văn ở cấp THPT - Hình 2

Câu 2: Nêu chủ đề của bài thơ?

Câu 3: Trong nhan đề và bài thơ, chữ "quả" xuất hiện nhiều lần. Chữ "quả" ở dòng nào mang ý nghĩa tả thực? Chữ "quả" ở dòng nào mang ý nghĩa biểu tượng?

Câu 4: Nghĩa của "trông" ở dòng thơ Mẹ vẫn trông vào tay mẹ vun trồng là gì?

Câu 5: Trong hai dòng thơ Những mùa quả lặn rồi lại mọc - Như mặt trời, khi như mặt trăng, tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ so sánh. Hãy nêu tác dụng của biện pháp so sánh đó.

Câu 6: Ở khổ thơ thứ nhất, hình ảnh người mẹ hiện lên như thế nào? Cảm xúc của nhà thơ dành cho mẹ là gì?

Câu 7: Đặc sắc nghệ thuật của hai dòng thơ: Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên - Còn những bí và bầu thì lớn xuống là gì? A. Sử dụng từ trái nghĩa. B. Sử dụng hình ảnh nhân hóa. C. Sử dụng thủ pháp miêu tả. D. Sử dụng phép tương phản, đối lập.

Câu 8: Biện pháp tu từ nào được tác giả sử dụng trong hai dòng thơ Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn -Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi? Ghi lại cảm xúc của em khi đọc hai dòng thơ này.

Câu 9: Ở khổ thơ thứ hai, hình ảnh người mẹ hiện lên như thế nào? Hãy ghi lại cảm xúc của nhà thơ mà em cảm nhận được?

Câu 10: Phần in đậm trong dòng thơ: Và chúng tôi, một thứ quả trên đời được gọi là: A. Phụ chú. B. Khởi ngữ. C. Tình thái. D. Gọi đáp.

Câu 11: Chữ "hái" trong dòng thơ Bảy mươi tuổi mẹ đợi chờ được hái có nghĩa là gì?

Câu 12: Chữ "mỏi" trong dòng thơ Tôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi có nghĩa là gì?

Câu 13: Những biện pháp tu từ nào được sử dụng trong hai dòng thơ cuối bài? Tác dụng của những biện pháp đó là gì?

Câu 14: Ở khổ thơ thứ ba, hình ảnh người mẹ hiện lên như thế nào? Hình dung và ghi lại tâm trạng của nhà thơ trong hai dòng thơ cuối bài.

Câu 15: Suy nghĩ, cảm xúc nào của nhà thơ để lại ấn tượng sâu đậm nhất với em?

Câu 16: Đọc xong bài thơ, em nghĩ đến câu tục ngữ hay ca dao nào? Hãy ghi lại câu tục ngữ hay ca dao đó.

Câu 17: Trong văn học có nhiều tác phẩm viết về tình mẫu tử. Hãy kể tên một số tác phẩm viết về đề tài này mà em đã học hoặc đã đọc. Từ đó, chỉ ra sự khác biệt lớn nhất về mặt nghệ thuật và nội dung của bài thơ Mẹ và quả (Nguyễn Khoa Điềm) với những tác phẩm ấy.

Câu 18: Đọc xong bài thơ, em có suy nghĩ gì về cách ứng xử với cha mẹ của một số người qua những mẩu tin sau?

- Sáng 26/3, Nguyễn Duy Linh (25 tuổi, trú huyện Thanh Oai) bị TAND Hà Nội xét xử về tội giết người. Nạn nhân là mẹ của bị cáo. (Theo http://vnexpress.net ngày 26/3/2014)

- Cụ Nguyễn Văn Quý (84 tuổi) và cụ Nguyễn Thị Chén (82 tuổi), ngụ thôn Đồng Lư, xã Đồng Quang, huyện Quốc Oai, Hà Nội đang sống trong góc nhà nhỏ hẹp khoảng dăm m2, chiếc giường xin được ở đâu nên hai chân còn, hai chân phải lấy gạch kê lên. Tám năm qua, cả 2 cụ bị con cái đẩy ra đường dù đã dựng vợ, gả chồng cho con cái yên ấm. Hiện tại, cụ ông ngày ngày ra đồng mò cua bắt ốc về nuôi cụ bà qua những ngày đói khổ. (Theo http://vietnamnet.vn ngày 27/12/2013)

- Đùn đẩy trách nhiệm không muốn phụng dưỡng mẹ già, các con đã đẩy cụ bà 77 tuổi ra đường trong đêm sương lạnh. (Theo http://ngoisao.net ngày 23/2/2013)

Phần II - Viết (5 điểm):

HS chọn 1 trong 2 câu sau để làm bài:

Câu 1: Các cơ quan quản lí du lịch ở nước ta cũng như nhiều quốc gia trên thế giới hàng năm đều dành rất nhiều tiền để ủng hộ, đầu tư cho những địa danh nổi tiếng của đất nước. Bằng cách sử dụng các phương tiện truyền thông như áp phích, tạp chí quảng cáo, truyền hình, đài phát thanh, các cơ quan này có thể gửi thông điệp về những cảnh đẹp, và hy vọng sẽ đón được nhiều khách du lịch tới đó. Giả sử bạn được thuê bởi một cơ quan quản lí du lịch, hãy viết một bài văn, trong đó chỉ ra một nơi trên đất nước ta mà khách du lịch có thể tìm thấy nhiều điều thú vị khi đến đó.

Câu 2: Mục đích của Nguyễn Minh Châu khi xây dựng nhân vật Phùng trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa?

Trên đây là một số đề xuất ban đầu về đổi mới KTĐG chất lượng học tập môn Ngữ văn ở cấp THPT. Với ví dụ về đề thi tốt nghiệp THPT (có tham khảo cách làm của PISA và đề thi tốt nghiệp của bang California - Hoa Kỳ), bài viết muốn mở ra một hướng mới trong việc KTĐG năng lực Ngữ văn của người học, góp phần đổi mới PPDH Ngữ văn ở trường THPT trong thời gian tới.

Theo GDTĐ

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

3,5 triệu người phát sốt vì Lisa (BLACKPINK) tự đăng ảnh hẹn hò bạn trai CEO3,5 triệu người phát sốt vì Lisa (BLACKPINK) tự đăng ảnh hẹn hò bạn trai CEO
5 giờ trước
Hình ảnh chưa từng thấy của Cường Đô La khi vắng bóng Đàm Thu TrangHình ảnh chưa từng thấy của Cường Đô La khi vắng bóng Đàm Thu Trang
5 giờ trước
Kết cục trái chiều sau 6 năm ly hôn của Song Hye Kyo - Song Joong Ki: Người được khen, kẻ bị phàn nànKết cục trái chiều sau 6 năm ly hôn của Song Hye Kyo - Song Joong Ki: Người được khen, kẻ bị phàn nàn
4 giờ trước
Clip sốc: Nam ca sĩ hạng A giật 1 cô gái khỏi taxi, khiến đối phương ngã sấp mặt xuống đườngClip sốc: Nam ca sĩ hạng A giật 1 cô gái khỏi taxi, khiến đối phương ngã sấp mặt xuống đường
4 giờ trước
Song Hye Kyo chưa bao giờ "xấu" đến thếSong Hye Kyo chưa bao giờ "xấu" đến thế
5 giờ trước
Chuyện tình 10 năm chưa cưới của tài tử "Trò chơi con mực" và nữ đại giaChuyện tình 10 năm chưa cưới của tài tử "Trò chơi con mực" và nữ đại gia
5 giờ trước
Dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang thiếu hụt canxiDấu hiệu cảnh báo cơ thể đang thiếu hụt canxi
3 giờ trước
Sao nam bị nghi lừa bán 500 đồng nghiệp sang biên giới Thái Lan: Gia đình mất liên lạc, lo đã bị thủ tiêuSao nam bị nghi lừa bán 500 đồng nghiệp sang biên giới Thái Lan: Gia đình mất liên lạc, lo đã bị thủ tiêu
2 giờ trước

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

2 năm trước
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

2 năm trước
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

2 năm trước
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

2 năm trước
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

2 năm trước
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

2 năm trước
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

2 năm trước
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

2 năm trước
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

2 năm trước
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

2 năm trước
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

2 năm trước
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

2 năm trước
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Sốc: Công ty quản lý tâng bốc "công chúa Kpop" Jang Won Young, dùng deepfake bôi nhọ thành viên đối thủ?

Sốc: Công ty quản lý tâng bốc "công chúa Kpop" Jang Won Young, dùng deepfake bôi nhọ thành viên đối thủ?

Sao châu á

2 phút trước
Trên Weibo chính thức của Starship Entertainment bất ngờ xuất hiện những hình ảnh deepfake bôi nhọ Ahn Yu Jin, tâng bốc Jang Won Young
Vợ định lì xì Tết các cháu ở quê 10.000 đồng, chồng thất nghiệp cả năm lại sĩ diện liền phán một câu nghe chết lặng

Vợ định lì xì Tết các cháu ở quê 10.000 đồng, chồng thất nghiệp cả năm lại sĩ diện liền phán một câu nghe chết lặng

Netizen

2 phút trước
Kinh tế khó khăn nên người vợ trẻ dự định chỉ bỏ lì xì Tết 10.000 đồng tặng cho các cháu nhưng liền bị người chồng sĩ diện gay gắt phản đối.
Các nước NATO tiếp tục chuyển giao xe tăng cho Ukraine

Các nước NATO tiếp tục chuyển giao xe tăng cho Ukraine

Thế giới

5 phút trước
Thông tin này một lần nữa cho thấy cam kết rõ ràng của NATO trong việc duy trì hỗ trợ quân sự đối với Ukraine, bất chấp những khó khăn về nguồn lực và những cảnh báo từ phía Nga.
Mê mẩn bài hát chủ đề WeChoice 2024: Ca từ quá đẹp, fan nức nở lập luôn thành tích khủng

Mê mẩn bài hát chủ đề WeChoice 2024: Ca từ quá đẹp, fan nức nở lập luôn thành tích khủng

Nhạc việt

10 phút trước
Ngay sau khi lên sóng, Việt Nam Tôi Đó trở thành chủ đề âm nhạc được thảo luận cực rôm rả trên các trang cộng đồng.
Gây thiệt hại hơn 14 tỷ đồng, 13 bị cáo lĩnh án

Gây thiệt hại hơn 14 tỷ đồng, 13 bị cáo lĩnh án

Pháp luật

1 giờ trước
Cụ thể, các bị cáo đã chuyển nhượng 30 thửa đất rừng sản xuất và 7 trường hợp rừng phòng hộ, 15 thửa đất rừng sản xuất, gây thiệt hại cho Nhà nước số tiền hơn 14 tỷ đồng.
Minh Tuyết, Minh Hằng sốc với kết quả công diễn 5 "Chị đẹp đạp gió 2024"

Minh Tuyết, Minh Hằng sốc với kết quả công diễn 5 "Chị đẹp đạp gió 2024"

Tv show

1 giờ trước
Trailer Tập 13 Chị đẹp đạp gió 2024 hé lộ diễn biến phần loại trừ từ căng thẳng, hồi hộp đến sợ hãi với kết quả chung cuộc của công diễn 5.
Sao Việt 10/1: Hồ Ngọc Hà đọ sắc Lưu Diệc Phi, Anne Hathaway

Sao Việt 10/1: Hồ Ngọc Hà đọ sắc Lưu Diệc Phi, Anne Hathaway

Sao việt

1 giờ trước
Hồ Ngọc Hà có mặt tại Thượng Hải tham dự triển lãm trang sức đón Tết Ất Tỵ của Bvlgari với vai trò bạn thân thương hiệu .
Nguyễn Xuân Son "vượt trội" Supachok

Nguyễn Xuân Son "vượt trội" Supachok

Sao thể thao

1 giờ trước
Trong cuộc bầu chọn do AFF Cup tổ chức, tiền đạo Nguyễn Xuân Son nhận được số phiếu bầu vượt trội tại hạng mục Tiền đạo xuất sắc nhất .
Hôm nay nấu gì: Cơm tối đậm đà, cả nhà ngon miệng

Hôm nay nấu gì: Cơm tối đậm đà, cả nhà ngon miệng

Ẩm thực

2 giờ trước
Đều là những món ăn thân thuộc nhưng khi kết hợp với nhau trong một bữa lại đem đến cảm giác hấp dẫn vô cùng cho cả nhà.
Nước rửa bát có độc hại không?

Nước rửa bát có độc hại không?

Sức khỏe

3 giờ trước
Mặt khác, có nhiều thông tin cho rằng một số loại nước rửa bát có hàm lượng formaldehyde (chất gây ung thư) vượt mức cho phép, khiến người dùng lo ngại về nguy cơ mắc bệnh.