Giai thoại về cao thủ bắn cung là sư phụ của ‘Võ Tòng Việt Nam’
Ông Cử Tốn là một trong số những võ sư xuất sắc trong lịch sử nước nhà. Tài năng, đức độ của ông đã đi vào huyền sử của võ học dân tộc.
Theo những tài liệu còn lưu truyền đến nay, võ sư Cử Tốn tên thật Nguyễn Đình Trọng, sinh ra tại Hà Nội. Ông là dòng dõi với võ tướng Nguyễn Đình Tùng, người từng đỗ thủ khoa kỳ thi Đình dưới thời nhà Nguyễn.
Năm mới 18 tuổi, Cử Tốn đã thi đỗ Hội nguyên (phó bảng võ). Đến kỳ thi Đình, do gia đình có chuyện buồn, cụ đã xin về quê không thi nữa.
Dù phải bỏ thi giữa chừng, võ sư Cử Tốn vẫn được vua Tự Đức ca ngợi hết lời. Theo sách Đại Nam hội điển sự lệ, nghe danh tài bắn cung siêu hạng của Cử Tốn, vua Tự Đức rất muốn chứng kiến tài năng của ông. Nhà vua đã tổ chức một cuộc thi bắn cung ở sân đình.
Những võ tướng, nhân tài giỏi bắn cung nhất nước đã tham dự. Dù còn trẻ và chưa có kinh nghiệm ở những nơi đông người, trang nghiêm, Cử Tốn đã rất bình tĩnh để bắn liền lúc 9 mũi tên trúng hồng tâm.
Không chỉ vua Tự Đức, các cao thủ ở kinh thành chỉ biết tròn mắt kinh ngạc. Vua Tự Đức đã ban cho võ sư bốn chữ “xạ năng quán quốc” để ghi nhận tài năng của Cử Tốn.
Cũng theo một số tư liệu được dòng họ ông Cử Tốn lưu giữ, thực dân Pháp từng muốn thử thách tài năng của vị võ sư bằng cách chỉ lên con chim đang đậu trên cây, yêu cầu bắn trúng. Ông chưa kịp bắn, chúng đã rung cây cho chim bay đi. Dù vậy, võ sư tài năng vẫn kịp bắn hạ con chim được chỉ định.
Chân dung võ sư Cử Tốn nổi tiếng một thời. Ảnh tư liệu.
Video đang HOT
Ngoài tài bắn cung, Cử Tốn còn tinh thông võ thuật, thông thạo nhiều loại vũ khí. Trong đó, thương thuật của ông khiến nhiều người kính nể. Cho rằng thầy trò Cử Tốn là mầm họa, thực dân Pháp nhiều lần tìm cách hãm hại.
Chúng cho dựng võ đài, loan báo khắp Đông Dương rằng, ai đánh hạ được thầy trò Cử Tốn sẽ được trọng thưởng Bắc Đẩu bội tinh và được trọng đãi hậu hĩnh. Hiểu rõ âm mưu ấy, Cử Tốn nghĩ ra kế sách đối phó.
Ngày ấy, ở sở thú Hà Nội có con hổ cụt đuôi hung dữ, thấy người là lồng lên, bổ nhào lên chuồng thép như muốn ăn tươi nuốt sống. Võ sư Cử Tốn muốn môn sinh của mình diễn lại tích “Võ Tòng đả hổ” ngay trước mắt quần hùng để tạo thanh thế. Người được cụ chọn sắm vai Võ Tòng là võ sư Mùi Đen, một đệ tử có thân hình vạm vỡ.
Trước sự kinh hãi của mọi người, Mùi Đen thủng thẳng vào mở cửa chuồng cọp đực. Sau một giờ quần thảo, bằng một đòn chí mạng, ông đã bẻ gãy cổ mãnh thú.
Chẳng cần nghỉ ngơi lấy sức, túm gáy “kẻ thua cuộc”, ông vác sang chuồng con cọp cái. Lại một màn kịch chiến kinh hoàng diễn ra. Con cọp cái đã bị ông bẻ gãy bốn chân, nằm phủ phục, rên những tiếng thảm thiết.
Phía dưới, quần hùng không ngớt vỗ tay tán thưởng và nể trí, dũng của thầy trò võ sư Cử Tốn, chẳng ai còn dám thượng đài nữa. Có người còn gọi võ sư Mùi Đen là “sư phụ của Võ Tòng” vì một lúc đánh chết 2 con hổ.
Đám cai trị được một phen muối mặt, rẽ đám đông đang hân hoan với những lời tán dương không ngớt, chuồn thẳng.
Theo Zing
Võ trạng nguyên nổi tiếng lịch sử Việt và cây đại đao nặng hơn 30 kg
Mạc Đăng Dung là một trong những vị vua gây tranh cãi trong lịch sử. Xuất thân nghèo khổ, bằng võ nghệ cao cường, ông từng bước trở thành trọng thần, rồi lập ra triều đại mới.
Mạc Đăng Dung sinh ngày 23/11 năm Quý Mão, tức ngày 22/12/1483. Ông là người làng Cổ Trai, huyện Nghi Dương (nay là huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng).
Theo các nguồn sử liệu, Mạc Đăng Dung chính là dòng dõi của trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi thời Trần và trạng nguyên Mạc Hiển Tích thời nhà Lý.
Từ trạng nguyên võ thành thái tổ của nhà Mạc
Mạc Đăng Dung hồi trẻ nổi tiếng là người có sức khỏe. Nhà nghèo, ông làm nghề đánh cá. Khi Lê Uy Mục tổ chức thi tuyển dũng sĩ, Mạc Đăng Dung đã tham dự và trúng Đô lực sĩ (còn được gọi là võ trạng nguyên), được vào đội quân Túc Vệ cầm dù theo vua. Đây chính là mốc mở đầu cho con đường công danh của ông.
Trong hàng ngũ võ quan nhà Lê, Mạc Đăng Dung tỏ ra là người thật thà, ngay thẳng. Nhờ có công "đánh nam dẹp bắc", ông từng bước được thăng nhiều chức vụ quan trọng. Quyền lực của Mạc Đăng Dung rất lớn, kiểm soát toàn bộ triều đình. Đại Việt thông sử của Lê Quý Đôn viết rằng: "Công danh ngày càng thịnh, triều đình ai cũng phục".
Cây đại đao nổi tiếng của Mạc Đăng Dung hiện được lưu giữ trong thái miếu ở Nam Định.
Năm 1524, Mạc Đăng Dung nắm chức Bình Chương quân quốc trọng sự, Thái phó, tước Nhân Quốc Công. Tháng 6/1527, Mạc Đăng Dung ép Lê Cung Hoàng nhường ngôi. Theo Lê Quý Đôn, "lúc này thần dân phần nhiều xu hướng về Đăng Dung, đều ra đón về kinh đô".
Ông lên làm vua từ ngày 15/6/1527 âm lịch đến hết năm 1529 với niên hiệu Minh Đức. Sau đó, ông nhường ngôi cho con là Mạc Đăng Doanh (Mạc Thái Tông), rồi lui về làm thái thượng hoàng.
Nỏ thần và những vũ khí trong lịch sử người Việt khiến kẻ thù sợ hãi Lịch sử nghìn năm dựng và giữ nước của dân tộc ta từng xuất hiện những loại vũ khí "bách chiến, bách thắng", khiến kẻ thù kinh hồn bạt vía.
Số phận của cây Định Nam đao hơn 30 kg
Sinh thời, Mạc Đăng Dung nổi tiếng là dũng tướng trên sa trường. Đến nay, nhiều giai thoại còn được lưu truyền về khả năng đánh trận của ông, trong đó có câu chuyện về cây Định Nam đao nặng hơn 30 kg của vị vua này.
Theo các nhà sử học, đây chính là một trong hai cây đao của đấng quân vương từng sử dụng ở châu Á còn tồn tại đến ngày nay. Cây đao còn lại của hoàng đế Triệu Khuông Dẫn - người lập ra nhà Tống, vốn cũng xuất thân từ một dũng tướng trên chiến trường.
Tương truyền, trước khi làm quan, Mạc Đăng Dung đi qua một lò rèn. Người thợ chính thấy tướng mạo ông đặc biệt, đoán rằng sau này sẽ làm nên nghiệp lớn. Chính vì vậy, ông bèn đúc thanh đao tặng Đăng Dung và nói: "Cơ nghiệp sẽ dựng nên từ đây, cây đao này chỉ dành cho người có duyên, dùng nó sẽ làm nên sự lớn".
Điều này về sau đã trở thành hiện thực, Mạc Đăng Dung thi đỗ Võ trạng nguyên, lập nhiều chiến công trên chiến trường, khai lập ra triều Mạc.
Nhưng, cũng giống như số phận của nhà Mạc, ra đời trong bối cảnh lịch sử đầy biến động, cây Định Nam đao của Mạc Đăng Dung cũng có số phận hết sức kỳ bí.
Sau này, khi nhà Mạc thất thủ năm 1592, con cháu Mạc Đăng Dung mang theo bảo đao, lui về đất Kiến Lao, Thiên Trường (Nam Định ngày nay), đổi sang họ Phạm để ẩn thân. Thanh đao vẫn là bảo vật, được thờ cúng. Cùng với thời gian, thanh đao bị thất lạc, phải tới năm 1938 mới tìm lại được.
Hiện nay, dù đã rỉ sét, thanh đao vẫn nặng hơn 25 kg, dài 2,55 m (cán dài 1,6 m, lưỡi dài 0,95 m). Theo các nhà khoa học ước tính, khi còn mới, nó phải nặng hơn 30 kg.
Theo Zing
Võ sư cào cấu, cắn hai cảnh sát bị thương Bị công an phường khống chế vì có biểu hiện gây rối, Tùng chống đối cắn và cào cấu 2 cảnh sát bị thương. Tùng tại cơ quan điều tra Ngày 20.9, Công an quận Đống Đa (Hà Nội) cho biết, đang điều tra làm rõ hành vi "chống người thi hành công vụ" của đối tượng Trịnh Quang Tùng (28 tuổi,ở Đồ...