Giải thể trường ĐH, không để sinh viên bơ vơ
Các trường đại học (ĐH) nếu không đáp ứng được một số tiêu chuẩn sẽ phải giải thể, nhưng quyền lợi của người theo học lại chưa được tính đến.
GS.TS Trần Hồng Quân, nguyên Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo trao đổi với PV xung quanh một số quy định của dự thảo Luật GDĐH.
Dự thảo Luật Giáo dục đại học (GDĐH) bàn tới giải thể các trường ĐH nhưng lại không đề cập quyền lợi sinh viên. Theo ông, cần phải thêm những quy định gì để quyền lợi này được đảm bảo?
Trong trường hợp trường ĐH phải giải thể, trường đó phải đảm bảo cho sinh viên được học đến tốt nghiệp đúng ngành đó, ở một trường khác, chứ không thể để sinh viên bơ vơ. Định giải thể trường nào phải tính đến yếu tố xã hội để đảm bảo quyền lợi cho sinh viên. Cái đó Luật GDĐH phải tính đến.
GS.TS Trần Hồng Quân
Video đang HOT
Ngoài ra, tôi cho rằng, sinh viên trường công lập và ngoài công lập đều là công dân của đất nước. Do đó, quyền lợi tất cả mọi sinh viên của bất cứ trường nào cũng phải được bảo đảm như nhau. Trong khi Nhà nước chi cho sinh viên công lập 60 – 70% chi phí đào tạo thì sinh viên ngoài công lập phải đóng hết. Như thế là không công bằng trong xã hội. Nhà nước không cần phải đầu tư cho trường ngoài công lập, nhưng đầu tư cho sinh viên thì phải như nhau.
Khi yếu tố lợi nhuận được đặt lên hàng đầu tại một số trường ĐH, làm thế nào để gánh nặng tài chính không đổ lên vai sinh viên, đồng thời chất lượng giảng dạy được đảm bảo?
Theo tôi, không chỉ người góp nhiều tiền mới được làm chủ nhà trường, mà phải tính đến giá trị, vốn liếng vô hình. Vốn liếng đó được tạo nên từ người sáng lập, từ thầy giáo, từ thương hiệu cá nhân của các nhà khoa học tiếng tăm tham gia trường đó, tạo nên sức hút cho sinh viên đến trường đó.
Toàn bộ giá trị đó phải không kém hơn giá trị tài chính. Nếu không, ai góp nhiều tiền thì làm chủ nhà trường trong khi người đó có thể không biết làm giáo dục, còn các nhà giáo, nhà khoa học góp trí tuệ thì trở thành người làm thuê vì không có tiền. Như vậy dễ làm cho các trường này phát triển theo khuynh hướng chạy theo lợi nhuận.
Phải thừa nhận rằng, nhiều nhà đầu tư cho giáo dục rất tâm huyết với giáo dục chứ không chỉ chạy theo kiếm lời. Chúng ta biết ơn họ, phải đảm bảo quyền lợi cho họ, chứ không phải mong họ bỏ số tiền to như thế làm từ thiện được. Nhưng không thể vì thế mà hạ thấp vị trí của các nhà khoa học và các thầy. Khi vai trò của thầy giáo và nhà khoa học bị lùi xuống thứ yếu thì việc đảm bảo chất lượng sẽ khó khăn.
Theo BDVN
Kiến nghị kéo dài thời gian tuyển sinh đến hết tháng 12
Theo GS.TS Trần Hồng Quân, Chủ tịch Hiệp hội Các trường ĐH, CĐ ngoài công lập, Hiệp hội đang dự thảo kiến nghị gửi Bộ GD-ĐT kéo dài thời gian tuyển sinh đến hết tháng 12.
Các trường ĐH,CĐ ngoài công lập đang thiếu trầm trọng thí sinh. (Ảnh: Hồng Hạnh)
Trước thực trạng thiếu nguồn tuyển và nguy cơ đóng cửa trường của nhiều trường ĐH, CĐ ngoài công lập (NCL) hiện nay, Hiệp hội Các trường ngoài công lập dự kiến sẽ kiến nghị với Bộ GD-ĐT hai vấn đề:
Cụ thể, trước mắt trong năm 2011, để giúp các trường ĐH, CĐ NCL và một số các trường công lập tháo gỡ khó khăn, bế tắc trong tuyển sinh, cần kéo dài thời gian tuyển sinh cho đến khi tuyển đủ chỉ tiêu Bộ GD-ĐT giao, có thể hết tháng 12/2011, vì các trường ĐH không nhất thiết khai giảng vào thời gian cố định. Cho phép các trường ĐH, CĐ khó khăn về nguồn tuyển, được xét tuyển cả khối B cho ngành Kinh tế và các ngành khác chấp nhận kết quả thi khối B (hiện nay số dôi dư nguồn tuyển của khối B còn nhiều, khối A lại cạn kiệt).
Với những trường có nguy cơ đóng cửa, Bộ nên có đoàn công tác đi thị sát nắm tình hình, có giải pháp tình thế, hoặc giải pháp đặc biệt giúp các trường tháo gỡ khó khăn. Tránh tình trạng chỉ do không còn nguồn tuyển mà một số trường bế tắc trong duy trì hoạt động của nhà trường, có hại cho công cuộc xã hội hóa giáo dục.
Trước đó, đầu năm 2011 qua khảo sát thực tế và lấy ý kiến của các trường NCL, biết chắc khả năng tuyển sinh năm nay sẽ khó khăn hơn năm trước, Hiệp hội đã có công văn và có cuộc làm việc với Vụ Giáo dục ĐH kiến nghị Bộ xem xét điểm sàn chung sao cho có đủ nguồn tuyển cho tất cả các trường, hoặc giao các trường tự chủ trong xác định điểm xét tuyển. Tuy nhiên những kiến nghị của Hiệp hội không được Bộ đồng ý.
GS Trần Hồng Quân cho rằng: "Trong tất cả thành công hay thất bại của nhà trường, cũng đều có phần của Bộ GD-ĐT. Ngay từ năm nay, Bộ nên tập trung nghiên cứu cải cách khâu thi tuyển sinh. Hiệp hội chúng tôi sẵn sàng tham gia cùng Bộ. Bộ nên xem xét tham khảo phương án thi tuyển sinh mới mà Hiệp hội đã đề xuất hơn nửa năm trước. Chúng ta nên thực hiện nghiêm túc nghị quyết của Đại hội XI của Đảng: "Đổi mới một cách căn bản và toàn diện nền giáo dục". Đổi mới tư duy, trước hết là đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, mạnh dạn chấm dứt hình thức thi tuyển sinh "ba chung", giao quyền tự chủ về tuyển sinh cho các trường ĐH, CĐ, TCCN. Bộ không nên ôm đồm làm các việc của nhà trường, của địa phương, mà cần tập trung vào công việc quản lý nhà nước".
Trước tình hình thi, tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2010 và 2011 đang gặp rất nhiều khó khăn, cách thi "ba chung" ngày càng cản trở hoạt động đào tạo của các trường đại học, cao đẳng kể cả công lập và ngoài công lập, Hiệp hội các trường ĐH, CĐ NCL Việt Nam tổ chức 3 cuộc hội thảo tại 3 miền, nhằm lấy ý kiến các trường và trên cơ sở đó có kiến nghị với Bộ GD-ĐT đổi mới công tác thi và tuyển sinh theo tinh thần Đại hội XI của Đảng "đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục Việt Nam". Hội thảo diễn ra tại Hà Nội vào ngày 21/10/2010 tại TPHCM vào ngày 20/10/2011 tại Đà Nẵng vào ngày 22/10/2010.
Theo DT
Thủ khoa 2 trường ĐH không có tiền ký quỹ để du học Bạn ấy phải cần đến 300 triệu thì mới có thể sang Pháp học đó. Đó là trường hợp của bạn Lê Minh Khiết, xã Nghĩa Thuận, huyện Tư Nghĩa (Quảng Ngãi) - cựu học sinh trường THPT chuyên Lê Khiết. Vừa rồi, Khiết được Tập đoàn dầu khí Quốc gia Việt Nam trao học bổng đi du học tại Pháp để sau...