Giải thể trường cao đẳng, đại học chưa có trụ sở
‘Đến tháng 6/2014, trường nào không giải quyết được vấn đề đất, Bộ sẽ báo cáo Chính phủ dừng tuyển sinh, tiến tới giải thể trường.
Nói về những lỗi vi phạm lớn nhất của các trường CĐ, ĐH trong các đợt thanh tra năm 2012, chiều 22/1, Thứ trưởng Bộ GD – ĐT Bùi Văn Ga cho biết:
Đa số trường được thanh tra đều vi phạm quy chế, nhưng chủ yếu là không đảm bảo hai yếu tố giáo viên cơ hữu và diện tích xây dựng trên đầu sinh viên.
Một số trường ngoài công lập sau nhiều năm đi vào hoạt động vẫn chưa có đất xây trường đúng như cam kết khi thành lập.
Bộ đã xử lý bằng nhiều hình thức, như giao chỉ tiêu tối thiểu, dừng tuyển sinh, rút quyết định mở ngành, kỷ luật hiệu trưởng…
Thứ trưởng GD – ĐT Bùi Văn Ga
Hiện Bộ đã phát đi 3 thông điệp, thứ nhất là đối với trường chưa đảm bảo chất lượng đào tạo thì tiếp tục đổi mới phương pháp giảng dạy.
Video đang HOT
Thứ hai là cơ sở vật chất không đảm bảo thì phải tăng cường trang bị đầy đủ phương tiện phục vụ quá trình dạy và học.
‘Cuối cùng, Bộ cảnh báo các trường chưa có đất xây dựng phòng học.
Đến tháng 6/2014, nếu không giải quyết được việc này thì Bộ sẽ báo cáo Chính phủ dừng tuyển sinh, tiến tới giải thể trường’, Thứ trưởng Bùi Văn Ga khẳng định.
Theo VNE
Đổi mới thi ĐH: Có thể chỉ trường tốp trên thi tuyển
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga cho rằng, sẽ ổn định kỳ thi tuyển sinh như hiện nay đến năm 2015, những thay đổi lớn sẽ diễn ra sau thời gian này.
Phải tính toán lại
- Năm nay các trường ngoài công lập không tuyển được thí sinh dù theo số liệu của Bộ, số lượng thí sinh đủ điều kiện xét tuyển còn rất cao. Theo ông, có những nguyên nhân nào dẫn đến thực trạng này?
- Năm nào Hội đồng xác định điểm sàn của Bộ cũng họp, tính toán thống kê tuyển sinh đến từng vùng. Số lượng thí sinh trên điểm sàn luôn được tính toán dư ra nhiều để các trường xét tuyển.
Từ năm 2015 sẽ có những thay đổi lớn về tuyển sinh ĐH, CĐ.
Những trường và ngành không tuyển được thí sinh đã khó khăn từ các năm trước. Đây là các ngành, trường không thu hút được thí sinh hoặc không còn nóng nữa như: kinh tế quản lý, tài chính - ngân hàng... Thực tế này ảnh hưởng đến sự lựa chọn của thí sinh. Dù chỉ tiêu còn dư các em cũng không nộp đơn xét tuyển mà chờ năm sau. Đa số các trường ngoài công lập chỉ chăm chăm đầu tư vào các ngành này nên người học bị giảm sút.
- Bộ có phương án nào cho các trường này hay không?
- Các trường phải tính toán chiến lược phát triển. Đầu tiên là về ngành nghề, các ngành như: kinh tế quản lý, tài chính - ngân hàng... phải tính toán lại. Thời điểm 3-4 năm trước có thể tuyển sinh tốt, thí sinh nộp đơn vô rất nhiều nhưng hiện nay chỉ duy trì các ngành này sẽ rất khó khăn. Bên cạnh đó, các trường phải tăng cường quảng bá hình ảnh thông qua chất lượng để tạo niềm tin của người học.
- Nhiều ngành nghề ở các trường đã vượt quá nhu cầu thị trường lao động, Bộ sẽ điều tiết chuyện này như thế nào, thưa ông?
- Bộ đã cảnh báo nhiều lần việc cung quá cầu ở các ngành như: kinh tế quản lý, tài chính - ngân hàng. Theo quy hoạch, các ngành này chỉ được chiếm 20% tổng chỉ tiêu nhưng nay đã vượt đến 38%. Về mặt quản lý nhà nước, Bộ đang khống chế mở các ngành này tại các trường. Bộ cũng đã cảnh báo và đang hạn chế tối đa việc mở ngành điều dưỡng, y tá ở bậc CĐ và TC. Nếu không hạn chế, các ngành này cũng sẽ rơi vào tình trạng như khối ngành kinh tế.
Thay vì báo cáo chung về ngành nghề như các năm trước, năm nay Bộ yêu cầu các trường báo cáo kỹ về 22 ngành đào tạo (những ngành có nguy cơ cung vượt quá cầu). Qua đó, sẽ nắm bắt được ngành nào đang chệch khỏi quy hoạch để có sự điều chỉnh cho phù hợp.
Khuyến khích các trường tuyển sinh riêng
- Ông có nghĩ rằng từ năm sau trở đi, việc tuyển sinh của các trường sẽ còn khó khăn và có sự cạnh tranh nhiều hơn nữa?
- Đây là xu hướng tốt vì có sự cạnh tranh lành mạnh. Luật Giáo dục ĐH bắt đầu áp dụng từ đầu năm 2013 cũng khuyến khích các trường cạnh tranh. Trường nào chưa có chiến lược phát triển và đầu tư nâng cao chất lượng thì sẽ khó khăn.
Ngoài ra, khi luật Giáo dục ĐH có hiệu lực, sẽ có sự phân tầng các trường. Các trường sẽ được xếp hạng (do các tổ chức kiểm định chất lượng độc lập tiến hành) nên không thể các trường đều ngang nhau. Từ đây, người sử dụng lao động sẽ biết được sinh viên trường nào tốt hơn. thí sinh cũng sẽ có sự chọn lựa trường phù hợp với nhu cầu và năng lực, vào các trường nghiên cứu, ứng dụng hay đào tạo nghề nghiệp.
- ĐH Quốc gia TP.HCM đã bàn bạc sẽ tổ chức thi theo hướng lựa chọn 3 trong 5 môn học. Trước nhu cầu thay đổi của thực tế, Bộ sẽ có những đổi mới nào về tuyển sinh trong các năm tới?
- Về cơ bản, chúng tôi khuyến khích các trường tuyển sinh riêng, nhất là các trường văn hóa nghệ thuật - thể thao... Chúng tôi đang tính toán nhiều phương án. Có thể sẽ chỉ có một số trường tốp trên thi tuyển, các trường còn lại sẽ xét tuyển. Hoặc sẽ có một kỳ thi chung có những môn để thí sinh tự chọn. Việc thay đổi nhằm nâng cao chất lượng và giảm tốn kém cho xã hội. Thời gian sắp tới đây có thể Bộ sẽ tổ chức xin ý kiến các chuyên gia, nhà giáo dục, các thành phần trong xã hội để chọn lựa phương án nào, hoặc chọn lựa môn thi nào. Đây là sự thay đổi lớn và cần tiến hành kỹ lưỡng.
Tuy nhiên, chủ trương của Bộ là ổn định tuyển sinh cho đến năm 2015 và chỉ thay đổi về kỹ thuật. Những thay đổi lớn về tuyển sinh sau năm 2015 sẽ được thông báo trước 2-3 năm để thí sinh có thời gian chuẩn bị.
Theo Thanh Niên
Nghiên cứu xác định điểm sàn theo khu vực Cần xác định điểm sàn theo khu vực, thí sinh tiếp tục được mang vào phòng thi thiết bị ghi âm, ghi hình là 2 vấn đề "nóng" được nhiều đại biểu quan tâm tại hội nghị thi và tuyển sinh 2013 diễn ra ngày 22/1. Không tuyển đủ chỉ tiêu là do điểm sàn? Tại hội nghị, nhiều ý kiến của đại...