Giải tán phòng giáo dục: Có ‘nhũng nhiễu’ thì thay lãnh đạo chứ không loại bỏ
“Nếu như muốn loại bỏ sự nhũng nhiễu của Phòng giáo dục thì phải loại bỏ người đứng đầu chứ không phải loại bỏ tổ chức” – đây là khẳng định của GS.TS Phạm Tất Dong, Phó Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam.
GS.TS Phạm Tất Dong – Phó Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam.
Theo đó, GS.TS Phạm Tất Dong nếu như vẫn còn cấp huyện thì không thể bỏ Phòng Giáo dục đi được, ví dụ như khi thành phố yêu cầu báo cáo thì không thể gọi tất cả hàng trăm trường lên báo cáo cùng lúc được.
Muốn bỏ một cấp nào đi cũng không thể cứ thế mà bỏ được, một giám đốc sở không thể quản lý mấy trăm trường được. Sở giáo dục sẽ bị quá sức, không thể đủ người quản lý được đến cấp trường, độ với là quá lớn.
Trước những ý kiến của dư luận cho rằng phòng giáo dục hiện nay đang gây nhiều “nhũng nhiễu” cho thầy cô, nhiều giáo viên than phiền vì tổ dự giờ của phòng về quá nhiều, gây áp lực cho nhà giáo, hoạt động thanh kiểm tra của phòng giáo dục chưa đạt được hiệu quả, GS.TS Phạm Tất Dong cho rằng không thể đánh đồng hai vấn đề với nhau được.
“Nếu ở nơi nào phòng giáo dục gây “nhũng nhiễu” cho thầy cô được phát hiện thì cần thay trưởng phòng, thay phó phòng. Ở đây cần phân tách năng lực quản lý chuyên môn và đức độ của người quản lý” – GS.TS Dong khẳng định.
Video đang HOT
GS.TS Phạm Tất Dong phân tích thêm, cấp phòng giúp Sở Giáo dục quản lý các trường là rất cần thiết, còn nếu không quản lý được, gây khó dễ cho nhà trường thì phải thay đổi nhân sự chứ không phải thay đổi tổ chức. Việc đánh giá phòng giáo dục có cần thiết hay không thì phải thông qua nghiên cứu, xem xét đánh giá toàn diện.
Ông Dong khẳng định rằng, sự nhũng nhiễu có ở khắp nơi, không chỉ riêng cấp phòng. Nếu như muốn loại bỏ sự nhũng nhiễu này thì phải loại bỏ người đứng đầu chứ không phải loại bỏ tổ chức.
Đồng quan điểm, thầy giáo Nghiêm Quý Bình – Hiệu trưởng trường THPT Đông Anh, Hà Nội cho rằng việc bỏ Phòng Giáo dục rất khó khả thi. Nếu không có Phòng giáo dục thì việc quản lý các cấp học từ THCS đến mầm non là rất khó khăn, ở mỗi quận huyện số lượng trường rất lớn do đó nếu không có Phòng giáo dục thì nhà trường cũng “không biết nhìn vào đâu”.
Tuy nhiên, thầy Bình cho rằng, Phòng Giáo dục là cơ quan chuyên môn, hiện nay số lượng cán bộ ở các Phòng Giáo dục đang khá đông, nên có sự tinh giản đến mức tối đa để bộ máy đỡ cồng kềnh.
Theo Laodong.vn
Đề xuất miễn học phí cho trẻ học mầm non và học sinh THCS: Lo ngại tính khả thi
Đề xuất miễn học phí với trẻ mầm non và học sinh THCS tại dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục do Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa công bố, được coi là tín hiệu tốt nhằm tăng hiệu quả chính sách phổ cập, tạo thuận lợi hơn cho gia đình người học.
Tuy nhiên, thông tin này cũng thu hút ý kiến trái chiều từ dư luận, trong đó nhiều người lo lắng về tính khả thi trong quá trình triển khai thực hiện.
Các cơ sở tư thục sẽ gặp khó khăn khi chính sách miễn học phí cho trẻ 5 tuổi học mầm non được phê duyệt. Ảnh: Linh Ngọc
Giảm gánh nặng học hành
Trong dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục lần này, đề xuất miễn học phí với trẻ mầm non 5 tuổi và học sinh THCS theo học tại các trường công lập là nội dung nhận được sự quan tâm đặc biệt.
Theo ông Ngô Văn Thịnh, Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính (Bộ Giáo dục và Đào tạo), chính sách học phí đối với học sinh hiện nay còn một số hạn chế. Khoản 1, Điều 11 của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục (ban hành năm 2009) nêu rõ: "Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học và phổ cập giáo dục THCS. Nhà nước quyết định kế hoạch phổ cập, bảo đảm các điều kiện để thực hiện phổ cập giáo dục trong cả nước". Tuy nhiên, trên thực tế, chính sách miễn học phí hiện nay mới được áp dụng đối với học sinh tiểu học. Còn học sinh THCS và trẻ mầm non 5 tuổi vẫn phải đóng học phí. Điều này gây không ít khó khăn trong việc tăng tỷ lệ huy động trẻ/học sinh đến trường, nhất là ở địa bàn miền núi, vùng sâu, vùng xa và cũng chưa phù hợp với chủ trương đề ra.
Ông Nguyễn Bá Minh, Vụ trưởng Vụ Giáo dục mầm non (Bộ Giáo dục và Đào tạo) cho biết, đề xuất miễn học phí với trẻ 5 tuổi dựa trên căn cứ thực tế khi cả nước đã hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non 5 tuổi với tỷ lệ 98,75% trẻ ra lớp. Ngoài ra, Nghị quyết 29-NQ/TƯ về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI), đặt ra mục tiêu miễn học phí cho trẻ mầm non 5 tuổi vào trước năm 2020; Nghị quyết 46-NQ/CP phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5-2017 đã thống nhất thực hiện chính sách miễn học phí cho trẻ mầm non 5 tuổi ở vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn từ năm 2018.
Cần lộ trình triển khai phù hợp
Miễn học phí cho trẻ mầm non 5 tuổi tới hết cấp THCS là chính sách thể hiện sự quan tâm, chăm lo và đầu tư của Nhà nước đối với sự nghiệp giáo dục, nhưng liệu ngân sách có bảo đảm được các điều kiện cần thiết để triển khai thực hiện chủ trương hay không là vấn đề khiến nhiều người suy nghĩ. Lo lắng là hợp lý bởi nếu ngân sách không đủ để triển khai, trong điều kiện yêu cầu, nhiệm vụ giáo dục và nhu cầu của người dân ngày càng tăng thì các nhà trường sẽ phải chịu thêm áp lực, thậm chí có thể nảy sinh nguy cơ tự ý thu các khoản ngoài học phí.
Ghi nhận từ thực tế cho thấy, hầu hết lãnh đạo các nhà trường trên địa bàn TP Hà Nội đều đồng tình với chủ trương miễn học phí cho trẻ mầm non 5 tuổi và học sinh THCS, song cũng có mối lo không biết xoay xở ra sao nếu ngân sách không đủ để đầu tư cho các hoạt động của nhà trường. Bởi vậy, nhiều ý kiến cho rằng, Bộ Giáo dục và Đào tạo cần tính toán chi tiết về mức chi phí cho từng cấp học để có lộ trình triển khai phù hợp, tránh tình trạng chủ trương tốt nhưng quá trình thực hiện gây khó khăn cho cơ sở, khiến người dân thiếu tin tưởng.
Theo bà Lê Thị Chính, Hiệu trưởng Trường Phổ thông THCS - THPT Newton (quận Bắc Từ Liêm), lâu nay học sinh trường dân lập không được hưởng các khoản hỗ trợ từ ngân sách, trong khi không ít gia đình học sinh có hoàn cảnh kinh tế rất khó khăn. Việc thiếu công bằng trong áp dụng chính sách của Nhà nước đối với học sinh là điều nên xem xét nhằm bảo đảm sự bình đẳng trong việc thực hiện phổ cập giáo dục.
Bà Lê Mai Anh, phụ huynh Trường Mầm non Văn Miếu (quận Đống Đa) cho rằng, việc miễn học phí cho trẻ mầm non 5 tuổi nên được tính toán theo lộ trình. Thực tế cho thấy, khả năng đáp ứng của ngân sách đối với bậc học mầm non còn hạn chế, tình trạng thiếu trường, lớp công lập vẫn phổ biến, sĩ số có nơi lên đến 70 trẻ/lớp. Trong điều kiện hiện nay, Nhà nước cần huy động nguồn lực để xây dựng thêm trường, lớp mầm non, đáp ứng đủ nhu cầu gửi con của phụ huynh, nhất là tại các khu vực đông dân cư, khu chung cư, khu công nghiệp...
Còn theo Tiến sĩ Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội Tâm lý - Giáo dục Hà Nội, việc thực hiện chính sách miễn học phí cần thực hiện theo lộ trình để bảo đảm tính khả thi và hiệu quả bền vững. Trước mắt, khi ngân sách còn hạn chế, Việt Nam có thể áp dụng chính sách miễn học phí cho học sinh THCS tại các khu vực có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn. Khi có đủ điều kiện triển khai, các nhà trường được cấp đủ kinh phí để đảm nhận tốt các hoạt động giáo dục có chất lượng cho học sinh, chính sách này sẽ được áp dụng đại trà trên phạm vi cả nước.
GS.TS Phạm Tất Dong, Phó Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam cho rằng, việc miễn học phí với trẻ mầm non 5 tuổi, học sinh THCS là phù hợp với chủ trương đã đề ra và là xu thế của nhiều quốc gia, nhằm tạo điều kiện tốt nhất để bất kỳ ai cũng được đến trường. Tuy nhiên, nếu chỉ miễn học phí cho trẻ học trường công lập thì có công bằng với những em học ở trường ngoài công lập hay không?
Có thể thấy rõ điều này ở cấp mầm non, khi mạng lưới trường, lớp chưa đáp ứng nhu cầu, nhiều gia đình, trong đó phần lớn là các cặp vợ chồng nghèo, người lao động ở các khu công nghiệp, phải gửi trẻ tại cơ sở tư thục, điều kiện chăm sóc, giáo dục thiếu thốn. Vì vậy, việc xem xét miễn, giảm học phí với trẻ mầm non theo học tại các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập là cần thiết.
Theo Hanoimoi.com.vn
Phòng giáo dục là nơi 'chứa' hiệu trưởng bị kỷ luật, hết nhiệm kỳ? Một giáo viên tại Hà Nội nói vui: "Nhà giáo chúng tôi vẫn gọi phòng giáo dục là trạm trung chuyển hiệu trưởng. Hiệu trưởng bị kỷ luật cũng được chuyển lên. Hiệu trưởng làm hết hai nhiệm kỳ, không thể thêm được nữa thì cũng lên phòng, chờ 1-2 năm rồi xin làm hiệu trưởng ở trường khác". Ngoài tăng lương, giáo...