“Giải quyết nguồn nhân lực tại chỗ là bài toán cần làm ngay”
Đó là chia sẻ của Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban dân tộc Hoàng Xuân Lương tại Chương trình “Nâng bước cho học sinh dân tộc nội trú” tại Cao Bằng ngày 6/9.
Ngày 6/9, Chương trình “Nâng bước cho học sinh dân tộc nội trú” đã tiếp tục trao 1.110 bộ chăn mới đến với 5 trường phổ thông dân tộc nội trú (PTDTNT) của tỉnh Cao Bằng bao gồm: Hà Quảng, Bảo Lâm, Quảng Uyên, Nguyên Bình, Bảo Lạc.
5 em học sinh đại diện 1100 học sinh Cao Bằng nhận chăn ấm.
Ông Triệu Đình Lê, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Cao Bằng cho biết: “Hiện nay trên địa bàn tỉnh Cao Bằng còn nhiều nơi thiếu nhà công vụ cho giáo viên, thiếu nhà bán trú cho học sinh, nhiều cháu học sinh thiếu sách, vở đến trường, nhiều cháu chưa được đi học. Chương trình đến với Cao Bằng là sự sẻ chia rất kịp thời, thực sự góp phần nâng bước cho học sinh dân tộc thiểu số vui đến trường. Mong rằng các cô giáo sẽ hướng dẫn các em bảo quản, giữ gìn chăn để những tấm chăn ấm này không chỉ được sử dụng trong 3 năm các em theo học mà còn truyền lại cho các em học sinh những niên khóa sau”.
Video đang HOT
Em Hoàng Thị Lương, học sinh lớp 9 đại diện trường PTDTNT Bảo Lạc nhận chăn ấm, chia sẻ: “Đây không chỉ là món quà vật chất mà còn là món quà tinh thần động viên chúng em cố gắng hơn trong học tập”. Để kịp tham dự Chương trình, cô bé học sinh dân tộc Sán cùng cô giáo đã phải vượt hàng trăm cây số từ ngày hôm trước xuống TP Cao Bằng.
Bà Nguyễn Lan Anh – Tổng biên tập Thời báo Ngân hàng, trưởng ban tổ chức cho biết: “Ban đầu, chúng tôi dự định sẽ trao chăn ấm cho những học sinh khó khăn nhất ở các trường. Nhưng trên thực tế, đa số hoàn cảnh các cháu học sinh đều hết sức khó khăn, nếu tiếp tục chọn lựa các cháu khó khăn hơn thì các cháu đã phải chịu lạnh lại càng thiếu hơi ấm. Vì vậy, chúng tôi đã mạnh dạn quyết định mỗi trường có bao nhiêu cháu chúng tôi sẽ trao bấy nhiêu chăn. Hy vọng những tình cảm, sự chia sẻ này sẽ không ngừng được nhân lên để mang hơi ấm đến với các em học sinh dân tộc nội trú”.
Nhiều khách mời cũng chia sẻ sáng kiến, sau miền Bắc, chúng ta cần tính đến việc hỗ trợ các em học sinh miền Trung và miền Nam một cách phù hợp với tình hình thực tế của từng vùng, có thể tặng xe đạp hoặc phao bơi chứ không chỉ dừng lại ở việc trao chăn ấm.
Ông Hoàng Xuân Lương – Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban dân tộc.
“Những tấm chăn không chỉ dừng lại ở việc giúp mùa đông của các em học sinh ấm áp hơn mà còn mang đến cơ hội cho các em tiếp cận tri thức. Không giải quyết được vấn đề nguồn nhân lực, không làm cho con em tự đứng vững bằng trình độ, tri thức thì không có cách nào giúp vùng dân tộc miền núi giảm nghèo. Chính vì vậy, giải quyết nguồn nhân lực tại chỗ là bài toán cần làm ngay”, ông Hoàng Xuân Lương – Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban dân tộc khẳng định.
Phương Nhung
Theo dân trí
Một góc nhìn thân thiện từ Thư viện thông minh
Sách và truyện là những người thầy tri thức của các em học sinh. Thế nhưng, nhiều học sinh vùng ven, vùng nông thôn lại không có nhiều cơ hội để tiếp cận người thầy tri thức của mình.
Thói quen đọc sách có thể làm phong phú vốn kiến thức, nuôi dưỡng tình cảm và sách còn đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển nhân cách, năng lực quan sát, khả năng tư duy của các em.
Phần lớn các em học sinh tại những vùng này thường chắp nhặt kiến thức từ thầy cô của mình. Phần lớn khi hỏi các em học sinh ở đây về việc kiến thức thu lượm được từ cuộc sống hàng ngày, các em liền tâm sự: "Bố mẹ và những người xung quanh chúng em cũng đầu tắt mặt tối cho việc đồng áng, có đứa bố mẹ đi làm xa nên kiến thức đâu từ những cuộc sống cơ cực như vậy ạ. Phần lớn các kiến thức, bọn em thường thu nhặt ở trường mà thôi".
Nhờ dự án hỗ trợ của công ty Samsung, học sinh vùng nông thôn tại Việt Nam đã được tiếp cận với thư viện thông minh. Ngoài những trang thiết bị hiện đại, hành động này còn là một món quà vềmặt tinh thần cho các em học sinh vùng khó khăn.
Đại diện của Samsung chia sẻ kinh nghiệm đọc sách với các em học sinh tại trường Hữu Lũng (Lạng Sơn).
Bà Nguyễn Thị Loan - hiệu trưởng Trường THPT Hữu Lũng (Lạng Sơn) cho biết: "Trong điều kiện hiện nay, để có một thư viện đầy đủ với các các đầu sách hấp dẫn, có góc nghe nhìn quả không dễ. Nguồn tài trợ trang bịcho Thư viện thông minh đã mở ra một địa chỉ mới cho học sinh và giáo viên muốn bổ sung kiến thức".
Trong tiến trình thay đổi phương pháp dạy và học tập mới, thư viện đóng một vai trò quan trọng trong việc học và dạy của cả học sinh và giáo viên. Thư viện đã trở thành lớp học thứ hai của học sinh và được xây dựng theo mô hình hiện đại, thân thiện. Một thư viện hoàn chỉnh hiện đại như Thư viện thông minh đã góp tay và vun đắp cho các em học sinh có cơ hội trau dồi kiến thức để chuẩn bị cho tương lai.
Ngoài sách Thư viện được trang bị máy tính kết nối , Tivi, đầu DVD, đĩa phim khoa học các loại giúp việc học và giảng dạy của thầy và trò tại các trường này được thuận tiện hơn
Quản thư trường Yên Phong 2 (Bắc Ninh) cho biết: "Thông thường đầu năm học, trường sẽ có những buổi ngoại khóa khuyến khích các em đọc sách nhưng lại chưa hướng các em đọc thế nào cho hiệu quả và với điều kiện cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng chưa được như ý muốn nên việc này vẫn chưa hiệu quả. Có Thư viện thông minh, ngoài việc quản lý tốt công việc tại thư viện, các em học sinh còn có nhiều điều kiện tiếp cận với môi trường sách và công nghệ mới"
Được biết, đến nay Samsung đã xây dựng 18 "Thư viện thông minh" tại 18 trường THCS và THPT trên khắp cả nước. Mỗi thư viện có hơn 700 đầu sách với khoảng 1.800 quyển sách, bao gồm nhiều thể loại khác nhau như: sách học thuật, sách tham khảo và bổ sung kiến thức, sách phát triển ngôn ngữ, sách phát triển kỹ năng sống. Mỗi "Thư viện thông minh" cũng được trang bị hơn 120 tựa băng đĩa các loại để phục vụ nhu cầu giải trí và bổ sung kiến thức của các em học sinh. Nguồn sách đa dạng và chất lượng này là kết quả nghiên cứu và tuyển chọn khắt khe của Ban cố vấn bao gồm những chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực giáo dục, xuất bản và thư viện. Trong các giai đoạn tiếp theo của dự án, số lượng đầu sách và bản sách cho mỗi thư viện sẽ tiếp tục được mở rộng.
Theo dân trí
Cô bé côi cút 7 năm liền là học sinh giỏi Sinh ra, Hồ Thị Tuyết đã không biết cha mình là ai. 5 tuổi, người mẹ cũng dứt áo bỏ đi để lại Tuyết và em gái mới được 2 tuổi. Hai chị em sống cùng bà ngoại. Vượt lên khó khăn, 7 năm liền cô bé người dân tộc Ca Dong đều là HS giỏi. Hai chị em là Hồ Thị Tuyết...