Giải quyết kịp thời phụ cấp thâm niên cho nhà giáo
Mức thuê khoán thấp, thời gian giáo viên nghỉ hè, nghỉ thai sản không được hỗ trợ, không được đóng Bảo hiểm xã hội… khiến nhiều trường học trên địa bàn tỉnh rất khó khăn trong việc ‘giữ chân’ giáo viên hợp đồng định mức.
Chưa kể, vì nhiều lý do khác nhau, nhiều nhà giáo vẫn chưa được chi trả phục cấp thâm niên theo quy định, khiến các thầy, cô băn khoăn, lo lắng…
Nhiều giáo viên ở huyện Đại Từ chưa được hưởng phụ cấp thâm niên. Trong ảnh: Giờ học môn Lịch sử của lớp 7A, Trường THCS Bình Thuận (Đại Từ).
Thời gian gần đây, nhiều giáo viên đang công tác tại các trường học trên địa bàn tỉnh thắc mắc về việc thời gian hợp đồng giảng dạy có đóng bảo hiểm xã hội nhưng chưa được hưởng PCTN. Thực tế tại cơ sở, chúng tôi nhận thấy việc chi trả chế độ trên chưa thống nhất giữa các địa phương trong tỉnh.
Cô Phạm Thị Uyên là một trong 3 giáo viên của Trường Tiểu học Tân Linh (Đại Từ) đến nay chưa được hưởng PCTN nhà giáo theo quy định. Cô Uyên bắt đầu dạy hợp đồng tại Trường Tiểu học La Bằng từ tháng 10-1998. Sau 12 năm dạy hợp đồng, đến tháng 10-2010, cô được tuyển dụng vào biên chế.
Cô Uyên cho biết: Các bạn tôi dạy học ở TP. Phổ Yên, TP. Sông Công thông tin đã được hưởng PCTN trong thời gian dạy hợp đồng có tham gia bảo hiểm xã hội từ năm 2020, 2021 thì tôi mới biết là được chi trả theo quy định. Tôi đề nghị đã là quy định thì phải thực hiện thống nhất. Tôi được biết, toàn huyện có khoảng 100 giáo viên tiểu học, THCS chưa được hưởng PCTN.
Video đang HOT
Cô giáo Bùi Thị Kim Liên, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Tân Linh, cho biết thêm: Năm học trước, tôi làm quản lý ở Trường Tiểu học Cù Vân cũng có 3 giáo viên đề nghị lên tổ chức công đoàn về việc cho hưởng chế độ PCTN. Năm học 2022-2023, tôi được điều động về Trường Tiểu học Tân Linh, sau khi tiếp nhận ý kiến của 3 thầy, cô, Nhà trường đã gửi báo cáo đề nghị Phòng Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) xem xét, giải quyết để các thầy, cô giáo yên tâm công tác.
Theo chúng tôi được biết, mới đây nhất, ngày 21-11-2022, UBND huyện Đại Từ đã có Văn bản số 2251 gửi Phòng Nội vụ, Phòng GDĐT, Phòng Tài chính – Kế hoạch, các trường mầm non, tiểu học, THCS về việc rà soát, tính thời gian hưởng PCTN nhà giáo đối với giáo viên các trường.
UBND huyện Đại Từ giao cho Phòng GDĐT huyện rà soát, hướng dẫn, lập hồ sơ đề nghị chỉnh thâm niên nhà giáo đối với giáo viên có thời gian hợp đồng giảng dạy có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc chưa được tính PCTN đối với nhà giáo theo quy định, tổng hợp trình UBND huyện xem xét, quyết định.
UBND huyện cũng giao Phòng GDĐT phối hợp với Phòng Tài chính – Kế hoạch hướng dẫn lập dự toán kinh phí chi trả chế độ PCTN nhà giáo đối với những trường hợp đủ điều kiện, tiêu chuẩn…
Không riêng huyện Đại Từ mà huyện Phú Lương cũng tương tự. Hiện, 8 giáo viên của Trường Mầm non Cổ Lũng chưa được hưởng PCTN nhà giáo, trong đó, người có tổng thời gian hợp đồng có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được tính hưởng thâm niên nhà giáo thấp nhất là 11 tháng, nhiều nhất là trên 5 năm.
Theo tính toán của Nhà trường, tổng số kinh phí đề nghị chi trả là trên 100 triệu đồng.Theo cô giáo Diệp Hiền Trang, Trường Mầm non Cổ Lũng: Tôi mong được tính thâm niên từ lúc đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc để sau này về hưu đỡ thiệt thòi.
Thực tế tại cơ sở, chúng tôi nhận thấy điểm chung trong các trường hợp nêu trên là thời gian đề nghị hưởng PCTN nhà giáo của các giáo viên đều trước năm 2012. Thời điểm này, Nghị định số 54/2011/NĐ-CP của Chính phủ và Thông tư liên tịch số 68 giữa Bộ GDĐT – Bộ Nội vụ – Bộ Tài chính – Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội về hướng dẫn thực hiện Nghị định số 54 vẫn còn hiệu lực.
Trước ý kiến của nhiều giáo viên, hiện nay, một số địa phương đang tiến hành rà soát, thống kê và hướng dẫn các giáo viên hoàn thiện thủ tục trình cơ quan có thẩm quyền giải quyết.
Theo Nghị định số 54/2011/NĐ-CP, “PCTN được tính trả cùng kỳ lương hàng tháng và được dùng để tính đóng, hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp”.
Như vậy, việc tính đúng, tính đủ và chi trả kịp thời PCTN cho các nhà giáo sẽ đảm bảo các chế độ, chính sách đối với giáo viên trong cả quá trình công tác. Vì vậy, các cơ quan, đơn vị, địa phương cần sớm vào cuộc để giải quyết kịp thời những kiến nghị chính đáng, đảm bảo quyền lợi cho cán bộ, giáo viên.
40 nhà giáo dự xét Giải thưởng 'Nhà giáo Hà Nội tâm huyết, sáng tạo'
Trong 2 ngày 24-25/10, Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Hà Nội phối hợp với Công đoàn Giáo dục Hà Nội tổ chức vòng chung khảo Giải thưởng 'Nhà giáo Hà Nội tâm huyết, sáng tạo' lần thứ 6, năm học 2021- 2022.
40 nhà giáo dự xét Giải thưởng "Nhà giáo Hà Nội tâm huyết, sáng tạo" 2022. Ảnh: TL.
Hội đồng xét giải thưởng chung khảo sẽ xét duyệt 40 nhà giáo tiêu biểu được xét duyệt từ 150 nhà giáo tiêu biểu ở các cấp học mầm non, tiểu học, THCS và THPT đã được đề nghị từ cơ sở.
Giải thưởng "Nhà giáo Hà Nội tâm huyết, sáng tạo" là hoạt động tôn vinh những nhà giáo Hà Nội nhiệt tình, tâm huyết với nghề dạy học; có đóng góp xuất sắc trong phong trào thi đua "Đổi mới, sáng tạo trong dạy và học"; Khích lệ các nhà giáo Hà Nội tự học tập, rèn luyện, vận dụng sáng tạo vào thực tiễn giáo dục mỗi cơ sở, tạo ra những hiệu quả mới, những chuyển biến mới ở mỗi đơn vị nhà trường.
Việc tổ chức xét duyệt được thực hiện theo hình thức trực tiếp (tại điểm cầu của Sở GDĐT Hà Nội) kết hợp trực tuyến tới các điểm cầu là các Phòng GDĐT, nhà trường để tạo sự lan tỏa, thu hút số lượng lớn các nhà giáo cùng nhau chia sẻ những sáng kiến, giải pháp đổi mới, sáng tạo trong giảng dạy, chăm sóc, giáo dục học sinh.
Trước đó từ tháng 2/2022 đến tháng 7/2022, các đơn vị trực thuộc Sở GDĐT Hà Nội, các Phòng GDĐT quận, huyện, thị xã đã triển khai tổ chức xét duyệt Giải thưởng "Nhà giáo Hà Nội tâm huyết, sáng tạo" lần thứ 6 năm 2022 và đã lựa chọn các nhà giáo tâm huyết, sáng tạo tiêu biểu đề nghị xét duyệt và trao giải thưởng "Nhà giáo Hà Nội tâm huyết, sáng tạo" cấp ngành.
Qua các vòng khen thưởng cấp trường, cấp quận, huyện, 150 nhà giáo tiêu biểu ở các cấp học mầm non, tiểu học, THCS và THPT đã được đề nghị xét duyệt và trao giải thưởng "Nhà giáo Hà Nội tâm huyết, sáng tạo" cấp ngành. Nhiều ý tưởng, giải pháp đổi mới trong quản lý, chỉ đạo dạy học, đổi mới phương pháp, xây dựng trường học hạnh phúc, bồi dưỡng học sinh giỏi, công tác giáo viên chủ nhiệm, ứng dụng công nghệ thông tin, làm đồ dùng dạy học... đã được các nhà giáo khai thác, triển khai hiệu quả.
Tại cấp ngành, Hội đồng đã tổ chức chấm vòng sơ loại để chọn 40 nhà giáo (10 nhà giáo cấp học mầm non, 10 nhà giáo cấp học tiểu học, 10 nhà giáo cấp học THCS, 10 nhà giáo cấp học THPT và GDTX) xét duyệt vòng Chung khảo.
Ở vòng chung khảo, các nhà giáo tiêu biểu trực tiếp báo cáo trước hội đồng xét duyệt Giải thưởng "Nhà giáo Hà Nội tâm huyết, sáng tạo" về những ý tưởng, các giải pháp đổi mới, sáng tạo và trả lời một số câu hỏi của hội đồng. Dự kiến, lễ tổng kết và trao Giải thưởng "Nhà giáo Hà Nội tâm huyết, sáng tạo" lần thứ 6 diễn ra vào tháng 11/2022.
Giải thưởng "Nhà giáo Hà Nội tâm huyết, sáng tạo" cũng nhằm quan tâm, động viên nhà giáo ở những cơ sở giáo dục còn khó khăn có những sáng tạo độc đáo, tháo gỡ khó khăn cho đơn vị, giúp đỡ những học sinh yếu kém, bồi dưỡng học sinh có năng khiếu phát triển tài năng...; góp phần xây dựng đơn vị và ngành giáo dục Thủ đô ngày càng vững mạnh.
Đề xuất tăng 25% - 100% phụ cấp giáo viên mầm non Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa công bố dự thảo tờ trình gửi Thủ tướng Chính phủ đề nghị xây dựng Nghị định quy định chế độ phụ cấp ưu đãi nhà giáo. Hình ảnh minh họa Bộ GD&ĐT đang lấy ý kiến đóng góp dự thảo tờ trình Chính phủ đề nghị xây dựng nghị định quy định chế độ...