Giải quyết bài toán thiếu hụt nhân sự kinh tế chất lượng cao tại Thanh Hóa
Trường Đại học Hồng Đức vừa quyết định tuyển sinh đào tạo Tiến sĩ ngành Quản trị kinh doanh, đây là lần đầu tiên tại Thanh Hóa, một cơ sở giáo dục hội tủ đủ yếu tố để đào tạo Tiến sĩ nhóm nhành kinh tế…
PGS, TS Bùi Văn Dũng, Hiệu trưởng trường Đại học Hồng Đức
Để hiểu rõ hơn về sự thay đổi này, VnEconomy đã có cuộc trao đổi với PGS, TS Bùi Văn Dũng, Hiệu trưởng Trường Đại học Hồng Đức.
Thưa ông, xin ông cho biết việc đào tạo hiện Đại học Hồng Đức đang có kế hoạch tuyển sinh, đào tạo như thế nào để đáp ứng nhu cầu nhân sự chất lượng cao, phục vụ cho mục tiêu tăng trưởng của Thanh Hóa nói riêng và khu vực Bắc Trung Bộ cũng như cả nước?
Để đáp ứng nhu cầu phát triển của khu vực Bắc trung bộ nói chung và đặng biệt là phát triển tỉnh Thanh Hóa theo tinh thần Nghị quyết số 58/NQ-CP đòi hỏi phải có đội ngũ chuyên gia đủ trình độ chuyên sâu, có năng lực nghiên cứu độc lập, sáng tạo…
Trường Đại học Hồng Đức với sứ mệnh là đơn vị đào tạo nguồn nhân lực đa lĩnh vực, chính vì vậy việc xem xét mở ngành đào tạo tiến sĩ quản trị kinh doanh là một trong những nhiệm vụ đã được định hướng trong chiến lược phát triển của trường.
Theo báo cáo của sở Kế hoạch và Đầu tư tính đến 31/12/2021 toàn tỉnh có 20.502 doanh nghiệp. Hàng loạt doanh nghiệp mới ra đời và mở rộng quy mô sản xuất đã tạo ra “cơn sốt” thiếu hụt nguồn lao động.
Trong tình hình hội nhập, có nhiều biến động và chuyển động mạnh mẽ, công tác quản lý, đánh giá, hoạch định chính sách kinh tế ở các bộ, ngành, các tổ chức, tập đoàn kinh tế hiện nay luôn đòi hỏi phải đánh giá một cách đúng đắn, chính xác; điều này đồng nghĩa với việc các bộ, ngành… rất cần những chuyên gia quản lý kinh tế có trình độ, nắm vững những kiến thức cơ bản, hiện đại về kinh tế nói chung, có năng lực phân tích, nghiên cứu và giải quyết các vấn đề chuyên môn về kinh tế trên giác độ lý luận cũng như thực tiễn.
Nhằm làm rõ nhu cầu về sự cần thiết của việc mở đào tạo tiến sĩ Quản trị kinh doanh, Ban đề án của trường đã thực hiện khảo sát 500 người tại các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp, học viên đang theo học và học viên vừa ra trường…
Video đang HOT
Kết quả khảo sát cho thấy, trong tổng số 451 người được hỏi về ý định hoặc kế hoạch tiếp tục học lên trình độ tiến sĩ ngành quản trị kinh doanh trong giai đoạn từ 2022-2025, số lượng người ở độ tuổi từ 30 đến 45 tuổi chiếm đa số (296 người, chiếm tỷ lệ 65,7%), 269 người đã có trình độ thạc sĩ (chiếm tỷ lệ 59,7%), 135 người đang học thạc sĩ (chiếm tỷ lệ 30,2%), còn lại cử nhân.
Trong số 170 người có ý định hoặc có kế hoạch học tiếp tục học lên trình độ tiến sĩ quản trị kinh doanh, có 120 người (xấp xỉ 26,6%) chọn học tại trường đại học Hồng Đức.
Thưa ông, Đại học Hồng Đức đã chuẩn bị như thế nào về việc mở ngành đạo tạo Quản trị kinh doanh trình độ Tiến sĩ?
Trường Đại học Hồng Đức có đội ngũ giảng viên, nhà khoa học cơ hữu có đủ năng lực đảm nhận giảng dạy toàn bộ chương trình đào tạo tiến sĩ Quản trị kinh doanh.
Theo điều 5 – Thông tư 02/2022/TT-BGDĐT, trường ĐH Hồng Đức đáp ứng đủ điều kiện về đội ngũ giảng viên cơ hữu chủ trì ngành, bao gồm 08 tiến sĩ ngành phù hợp là giảng viên cơ hữu trong đó có 02 phó giáo sư và 08 tiến sĩ ngành phù hợp có kinh nghiệm quản lý đào tạo và giảng dạy chịu trách nhiệm chủ trì xây dựng, tổ chức thực hiện CTĐT tiến sĩ Quản trị kinh doanh.
Tính đến 05/06/2022, tổng số giảng viên cơ hữu của Nhà trường tham gia giảng dạy ngành tiến sĩ Quản trị kinh doanh bao gồm 4 phó giáo sư và 32 tiến sĩ đảm bảo đủ năng lực chuyên môn phù hợp.
Đội ngũ cán bộ, giảng viên Khoa Kinh tế – Quản trị kinh doanh
Có thể khẳng định, ở thời điểm này, chưa bao giờ Trường Đại học Hồng Đức đang có nhiều điều kiện thuận lợi để nâng tầm chất, lượng trong cao công tác giáo dục, đào tạo.
Ngày 5-9-2022, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa đã ban hành Kết luận số 935-KL/TU về xây dựng và phát triển Trường Đại học Hồng Đức đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 trong đó khẳng định những thành tựu đạt được, vị thế của Trường Đại học Hồng Đức là một trung tâm đào tạo nguồn nhân lực và nghiên cứu khoa học lớn, đa ngành, đa lĩnh vực của Thanh Hóa và khu vực.
Tuy nhiên, nếu so với tiềm năng, thế mạnh của Nhà trường, sự quan tâm của tỉnh Thanh Hóa và yêu cầu của thực tiễn, Nhà trường cần tạo chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả công tác đào tạo nguồn nhân lực, nghiên cứu khoa học và các mặt hoạt động khác.
Thiếu gần 9.000 giáo viên tiếng Anh, Tin học, các địa phương xoay sở thế nào?
Các địa phương đang xoay xở đủ kiểu để đối phó với tình trạng thiếu gần 9.000 giáo viên dạy tiếng Anh và Tin học lớp 3 theo chương trình giáo dục phổ thông mới.
Theo tính toán của Bộ GD&ĐT, năm học 2022 - 2023, toàn ngành cần tới 5.322 giáo viên tiếng Anh và 3.648 giáo viên Tin học lớp 3 theo chương trình giáo dục phổ thông mới, như vậy mới đủ mỗi trường có tối thiểu 1 giáo viên cho mỗi môn.
Như vậy, sẽ cần 8.970 giáo viên tiếng Anh và Tin học mới tạm đủ để triển khai bắt buộc hai môn học này ở cấp tiểu học (100% học sinh được học). Tuy nhiên, do chưa tuyển được giáo viên, nhiều địa phương đang phải gồng lên áp dụng các giải pháp tình thế để đáp ứng yêu cầu.
(Ảnh minh họa: Đ.H)
Luân chuyển và kiêm nhiệm nhiều môn
Tỉnh Thanh Hóa còn thiếu hơn 100 giáo viên tiếng Anh và hơn 400 giáo viên Tin học tiểu học để có thể đảm bảo thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới 2018 ở cấp tiểu học. Để đáp ứng nhu cầu giáo viên Tin học, Ngoại ngữ ở lớp 3 cho năm học tới, đại diện Sở GD&ĐT Thanh Hóa cho biết, ngành đang điều động, thuyên chuyển giáo viên dạy liên trường, liên cấp sau khi đã bồi dưỡng, tập huấn để phù hợp với đối tượng học sinh của cấp tiểu học.
Tương tự, tỉnh Kon Tum cũng xây dựng phương án bố trí giáo viên linh hoạt dựa trên việc rà soát nhu cầu ở từng địa bàn cụ thể vào đầu năm học mới. Theo đó, giáo viên tiếng Anh và Tin học cấp tiểu học trong biên chế được ưu tiên xếp dạy lớp 3. Họ được bố trí dạy liên trường trên cùng địa bàn xã, phường, thị trấn. Ngoài ra, Kon Tum cũng điều chuyển giáo viên THCS ở nơi đang dư thừa xuống dạy tiểu học.
Trong khi đó, một số tỉnh miền núi phía Bắc như Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu đều đang tính toán dạy trực tuyến cho học sinh theo cụm trường, có thể tổ chức trong phạm vi cấp huyện, thị. Học sinh các trường trong một huyện, thị được học trực tuyến với giáo viên thuộc biên chế huyện đó, nhưng cũng có thể mở rộng để giáo viên vùng thuận lợi dạy trực tuyến cho học sinh vùng còn thiếu giáo viên trong nội tỉnh, thậm chí có thể huy động sự hỗ trợ nguồn nhân lực ở các tỉnh thành khác.
Lãnh đạo Sở GD&ĐT Phú Thọ cũng cho hay, giải pháp trước mắt là đào tạo tại chỗ số lượng giáo viên hiện có để phục vụ lâu dài. Những giáo viên dôi dư có trình độ trung cấp Tin học được định hướng đi bồi dưỡng để dạy môn này ở bậc tiểu học.
Nhiều giáo viên phải kiêm nhiệm dạy 2 - 3 môn. (Ảnh minh họa: C.H)
Các trường xoay đủ kiểu
Về phía các trường, ông Đoàn Minh Châu, Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai, Hà Nội cho biết: "Nhà trường gặp rất nhiều khó khăn trong việc dạy môn Mỹ thuật, Âm nhạc. Thứ nhất, về cơ sở vật chất chưa có phòng âm nhạc, yêu cầu đầu tư khá lớn, nhu cầu của học sinh chưa biết sử dụng nhạc cụ gì, khó khăn thứ hai là đội ngũ giáo viên, nhà trường chưa có giáo viên dạy Mỹ thuật, Âm nhạc".
Bà Đào Thị Phương, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Sông Cầu, tỉnh Bắc Kạn cũng nêu: " Để đảm bảo dạy 2 buổi/ngày theo quy định, hiện nay trường chúng tôi đang thiếu đến 4 đến 5 giáo viên. Do đó, nhà trường phải xử lý bằng cách là giảm số buổi học".
Để có đủ giáo viên dạy theo chương trình mới ngay trong năm học này, giải pháp được nhiều trường, địa phương lựa chọn là thuê giáo viên dạy hợp đồng.
Bà Nguyễn Thúy Thanh, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Hữu Hòa (Hà Nội) cho rằng, nếu không ký hợp đồng thì nhà trường sẽ không đủ giáo viên để dạy. Ví dụ với môn Tin học, khối 3 có 1 tiết, khối 4, khối 5 quy định là mỗi một lớp dạy 2 tiết/tuần. Nếu giáo viên không có hợp đồng thì nhà trường chỉ sắp xếp được mỗi lớp dạy 1 tiết, không đúng quy định của Bộ GD&ĐT; nhưng khi có hợp đồng thì đủ theo quy định là mỗi lớp học 2 tiết Tin học/tuần.
Một phương án cũng được nhiều địa phương thực hiện trong khi chờ bổ sung biên chế giáo viên, đó là bố trí giáo viên tiếng Anh, Tin học dạy liên trường, dạy nhiều điểm trường.
Ông Phạm Văn Phôi, Trưởng Phòng GD&ĐT huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu cho biết, để đối phó với tình trạng thiếu giáo viên dạy môn tiếng Anh của lớp 3, Phòng tham mưu cho UBND huyện phân công giáo viên tiếng Anh cấp THCS trên cùng địa bàn xã kiêm nhiệm dạy môn tiếng Anh lớp 3 của trường tiểu học trong xã ấy.
Cùng với đó, Phòng GD&ĐT cũng tham mưu cho UBND huyện biệt phái giáo viên ở những đơn vị đang có 2 giáo viên đến những đơn vị mà chưa có giáo viên để đảm bảo đủ người dạy tiếng Anh lớp 3.
Việc hàng chục học sinh không được dự khai giảng: Nhà trường phải rút kinh nghiệm Sở GD-ĐT Thanh Hóa cho biết đã nhắc nhở, rút kinh nghiệm đối với Trường THPT Tô Hiến Thành vì cứng nhắc trong việc không cho học sinh vào dự khai giảng. Ông Tạ Hồng Lựu, Phó giám đốc Sở GD-ĐT Thanh Hóa, cho biết Trường THPT Tô Hiến Thành đã có báo cáo giải trình về việc không cho hàng chục học...