Giải quyết bài toán môi trường y tế từ ngành học mới?
Từ năm học 2020, trường đại học Y tế công cộng bắt đầu tuyển sinh chương trình Cử nhân Công nghệ Kỹ thuật Môi trường nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực về công nghệ kỹ thuật môi trường trong ngành y tế.
Trao đổi với PV Dân trí, PGS.TS. Lê Thị Thanh Hương, Trưởng Khoa Sức khỏe môi trường và nghề nghiệp, Trường Đại học Y tế công cộng cho biết: Theo Báo cáo Môi trường Quốc gia năm 2017, 450 tấn là lượng chất thải trung bình thải ra trong ngày của các bệnh viện, cơ sở y tế, trong đó có khoảng 47 – 50 tấn/ngày là chất thải y tế nguy hại. Tại thành phố Hồ Chí Minh, lượng nước thải y tế phát sinh khoảng 17.750 m3/ngày đêm, Hà Nội phát sinh khoảng 7.343 m3/ngày đêm.
Nước thải y tế có thể chứa các mầm bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, các chất phóng xạ từ quá trình tráng rửa phim Xquang và các cơ sở chuyên khoa điều trị ung bướu… nên cần được xử lý đặc biệt đảm bảo vệ sinh môi trường và an toàn cho sức khỏe cộng đồng.
Thời gian qua, để hạn chế những tác động từ chất thải y tế, nhiều nguồn lực đã được đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường y tế; tuy nhiên, công tác bảo vệ môi trường trong lĩnh vực y tế vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế, tồn tại.
Xử lý ô nhiễm môi trường tại các cơ sở khám, chữa bệnh luôn được ngành y tế coi là nhiệm vụ trọng tâm góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cộng đồng.
Tính đến tháng 3/2017, cả nước có 13.674 cơ sở y tế công. Nếu tính cả số lượng cơ sở khám chữa bệnh tư nhân thì tổng số cơ sở y tế trong toàn quốc lên tới khoảng 40.000 cơ sở y tế.
PGS.TS. Lê Thị Thanh Hương cho biết thêm, cho biết thêm, theo đánh giá của Cục Quản lý môi trường y tế, Bộ Y tế: nhân lực làm công tác bảo vệ môi trường trong các cơ sở y tế hiện nay chủ yếu là kiêm nhiệm và hầu hết không có trình độ chuyên môn được đào tạo bài bản về công nghệ kỹ thuật môi trường, ngay cả với những công việc đòi hỏi chuyên môn cao về công nghệ kỹ thuật môi trường như công tác quản lý môi trường trong các cơ sở y tế, vận hành hệ thống xử lý chất thải y tế.
“Chính vì vậy, nhằm đáp ứng nhu cầu nhân sự về công nghệ kỹ thuật môi trường trong ngành y tế, Trường Đại học Y tế công cộng triển khai đào tạo đào tạo Cử nhân Công nghệ kỹ thuật môi trường, tập trung vào khía cạnh đặc thù về môi trường trong ngành y tế”, PGS Hương cho hay.
Theo khung chương trình đào tạo của nhà trường thì sinh viên theo học chương trình cử nhân Công nghệ kỹ thuật môi trường sẽ được trang bị các kiến thức, kỹ năng trong lĩnh vực công nghệ kỹ thuật môi trường như phân tích, quản lý môi trường; thiết kế và vận hành hệ thống xử lý chất thải; kỹ thuật xử lý chất thải, chuẩn bị hồ sơ môi trường…
Ngoài ra, chương trình đào tạo còn chú trọng giảng dạy về định hướng Sức khỏe – An toàn và Môi trường, trong đó có các nội dung đặc thù do Trường xây dựng như truyền thông nguy cơ, an toàn vệ sinh lao động, tâm sinh lý lao động và éc gô nô my (ergonomics).
Sinh viên sẽ được cấp chứng chỉ hoàn thành các nội dung về Sức khỏe – An toàn và Môi trường. Đây sẽ là hành trang hết sức cần thiết cho sinh viên sau khi ra trường bởi sinh viên sẽ có cơ hội cao hơn khi xin việc tại các cơ sở y tế cũng như các khu chế xuất, khu công nghiệp.
PGS. TS. Nguyễn Thanh Hà, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Y tế công cộng cho biết 40% sinh viên đầu có điểm trúng tuyển vào ngành công nghệ kỹ thuật môi trường cao nhất sẽ được nhận học bổng từ nhà trường trong năm học đầu tiên, trị giá 5 triệu đồng/suất học bổng.
Ngoài ra, hàng năm, trường còn trao tặng những suất học bổng khuyến khích học tập dành cho sinh viên có kết quả học tập rèn luyện cao trong từng kỳ học, học bổng đồng hành cùng sinh viên, học bổng của các nhà tài trợ, … cho những sinh viên nghèo vượt khó, vươn lên trong học tập và rèn luyện.
Video đang HOT
Năm 2020, Trường đại học Y tế công cộng tuyển sinh mã ngành cử nhân Công nghệ kỹ thuật môi trường theo 3 phương thức xét tuyển bao gồm xét tuyển thẳng, xét tuyển dựa trên kết quả thi Tốt nghiệp THPT và Xét tuyển dựa trên kết quả học tập bậc trung học phổ thông (xét tuyển học bạ) với các tổ hợp môn truyền thống A00: Toán, Lý, Hoá; A01: Toán, Lý, Anh; D07: Toán, Hoá, Anh và B00: Toán, Hoá, Sinh, trong đó môn Toán là môn chính của tất cả các tổ hợp.
Năm 2020, trường Đại học Y tế công cộng tuyển sinh hai ngành học mới
Năm 2020, trường Đại học Y tế công cộng tuyển sinh với 420 chỉ tiêu, trong đó có hai ngành học mới. Trường áp dụng ba phương thức xét tuyển cho tất cả các ngành.
Khuôn viên trường Đại học Y tế công cộng.
Lãnh đạo trường Đại học Y tế công cộng cho hay, năm 2020 nhà trường bắt đầu tuyển sinh hai mã ngành Công nghệ Kỹ thuật môi trường (30 chỉ tiêu) và Kỹ thuật phục hồi chức năng (50 chỉ tiêu) bên cạnh 4 mã ngành đã tuyển sinh từ trước gồm: Y tế công cộng (120 chỉ tiêu), Kỹ thuật Xét nghiệm Y học (100 chỉ tiêu), Dinh dưỡng (80 chỉ tiêu) và Công tác xã hội (40 chỉ tiêu).
Năm 2020, Trường ĐHYTCC áp dụng ba phương thức xét tuyển cho tất cả các ngành gồm xét tuyển thẳng, xét kết quả học tập bậc trung học phổ thông (tính điểm trung bình các môn thuộc tổ hợp xét tuyển trong năm học kỳ (lớp 10, lớp 11 và học kỳ I lớp 12) và xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT.
Thông tin tuyển sinh từng ngành như sau:
Ghi chú: ( *)là môn chính trong tổ hợp
Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào: Là trường đào tạo các ngành thuộc khối ngành sức khoẻ, Trường áp dụng ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào với các ngành theo quy định của Bộ Giáo dục - Đào tạo, cụ thể như sau:
- Thí sinh đăng ký xét tuyển sử dụng kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT:
Đối với các ngành Kỹ thuật Xét nghiệm Y học, Kỹ thuật phục hồi chức năng (các ngành thuộc nhóm ngành Khoa học sức khỏe có chứng chỉ hành nghề): có điểm xét tuyển tối thiểu bằng ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định
Đối với các ngành các ngành Y tế công cộng, Dinh Dưỡng, Công tác xã hội và Công nghệ Kỹ thuật Môi trường: có điểm xét tuyển tối thiểu bằng ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào do Trường Đại học Y tế công cộng quy định sau khi có kết quả thi tốt nghiệp THPT.
- Thí sinh đăng ký xét tuyển sử dụng kết quả học tập cấp THPT
Các ngành Kỹ thuật Xét nghiệm Y học, Kỹ thuật phục hồi chức năng: phải có học lực lớp 12 từ khá trở lên hoặc điểm xét tốt nghiệp THPT từ 6,5 trở lên.
Đối với các ngành Y tế công cộng, Dinh Dưỡng, Công tác xã hội và Công nghệ Kỹ thuật Môi trường: xét kết quả học tập năm học kỳ (hai học kỳ lớp 10, hai học kỳ lớp 11 và học kỳ I lớp 12). Tổng điểm trung bình của các môn trong tổ hợp xét tuyển phải từ 15 điểm trở lên.
Trường Đại học Y tế công cộng không quy định chênh lệch điểm xét tuyển giữa các tổ hợp đối với các thí sinh đăng ký xét tuyển cùng một ngành học.
Tiêu chí xét tuyển theo trên kết quả thi tốt nghiệp THPT:
- Sử dụng kết quả thi kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông của các môn được chọn để xét tuyển được cộng tổng cùng với điểm ưu tiên khác theo qui định của Bộ Giáo dục & Đào tạo và xét từ cao xuống thấp cho đến khi đủ chỉ tiêu.
- Trong trường hợp có số lượng thí sinh cùng thỏa mãn các tiêu chí xét tuyển trên và vượt quá chỉ tiêu của nhà trường, thứ tự các tiêu chí ưu tiên xét tuyển lần lượt như sau:
Điểm thi của môn chính trong tổ hợp đăng ký xét tuyển, xét từ cao xuống thấp cho đến khi đủ chỉ tiêu.
Nếu vẫn còn vượt chỉ tiêu thì ưu tiên thí sinh có nguyện vọng cao hơn (thứ tự của nguyện vọng thấp hơn).
Tiêu chí xét tuyển dựa trên kết quả học tập bậc THPT:
- Sử dụng kết quả học tập ở cấp THPT của các môn được chọn để xét tuyển được cộng tổng cùng với điểm ưu tiên khác theo qui định của Bộ Giáo dục & Đào tạo và xét từ cao xuống thấp cho đến khi đủ chỉ tiêu, theo công thức:
Điểm XT = Điểm TB Môn 1 Điểm TB Môn 2 Điểm TB Môn 3 Điểm UT
Trong đó:
- Điểm TB môn là điểm trung bình của các môn trong tổ hợp xét tuyển trong 5 học kỳ (hai học kỳ của lớp 10 và 11 và học kỳ I lớp 12).
- Điểm ưu tiên là điểm cộng theo đối tượng và khu vực theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Trong trường hợp có số lượng thí sinh cùng thỏa mãn các tiêu chí xét tuyển trên và vượt quá chỉ tiêu của nhà trường, thứ tự các tiêu chí ưu tiên xét tuyển lần lượt như sau:
Điểm Trung bình (sử dụng xét tuyển) của môn chính trong tổ hợp đăng ký xét tuyển xét từ cao xuống thấp cho đến khi đủ chỉ tiêu.
Nếu vẫn còn vượt chỉ tiêu thì ưu tiên thí sinh có nguyện vọng cao hơn (trong đó nguyện vọng 1 là nguyện vọng cao nhất).
Phương thức và thời gian nôp hồ sơ xét tuyển :
- Đợt 1
Xét tuyển theo kết quả thi tốt nghiệp THPT: Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo
Xét tuyển theo kết quả học tập cấp THPT: từ 10/6/2020 - 30/8/2020 theo 3 phương thức: đăng ký trực tuyến tại địa chỉ http://online-register.huph.edu.vn/, qua đường bưu điện và trực tiếp tại địa chỉ: Phòng Quản lý Đào tạo Đại học, Trường Đại học Y tế công cộng, 1A Đức Thắng, Bắc Từ Liêm, Hà Nội, Điện thoại: 024 6266 2342.
- Đợt 2:
Thời gian: sau ngày xác nhận nhập học đợt một 15 ngày (nếu còn chỉ tiêu)
Phương thức đăng ký trực tuyến, qua đường bưu điện hoặc trực tiếp (như trên)
- Đợt 3:
Thời gian: sau ngày xác nhận nhập học đợt hai 15 ngày (nếu còn chỉ tiêu)
Phương thức đăng ký trực tuyến, qua đường bưu điện hoặc trực tiếp (như trên)
Học bổng hỗ trợ khuyến khích học tập
Nhà trường sẽ trao học bổng cho 40% tổng số nhập học của hai ngành Công nghệ Kỹ thuật môi trường và Công tác xã hội, mỗi suất học bổng có giá trị 5 triệu đồng.
Để biết thêm thông tin thí sinh có thể truy cập vào website: http://tuyensinh.huph.edu.vn
Ngành nghề gắn với cách mạng công nghiệp 4.0 lên ngôi Thay vì lựa chọn các ngành nghề truyền thống, mùa tuyển sinh năm nay, học sinh đang có xu hướng theo các ngành mới, hoặc nhóm ngành phù hợp với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (Cách mạng công nghiệp 4.0). Năm 2020, học sinh có 15 ngày để đăng ký dự thi và nguyện vọng xét tuyển đại học. Ảnh...