Giải pháp phát triển bền vững thị trường bất động sản Việt Nam

Theo dõi VGT trên

Bất động sản được đánh giá là một trong những thị trường quan trọng của mỗi quốc gia, tỷ trọng bất động sản trong tổng của cải xã hội chiếm ít nhất trên dưới 40%, Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế chung đó.

Giải pháp phát triển bền vững thị trường bất động sản Việt Nam - Hình 1

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.

Sự phát triển thị trường bất động sản không chỉ hấp dẫn các nhà đầu tư trong nước mà còn là kênh thu hút vốn hấp dẫn của các nhà đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, bên cạnh sự lan tỏa, sức hấp dẫn và những tác động tích cực đến nền kinh tế, thị trường này cũng còn một số tồn tại cần tháo gỡ để phát triển bền vững, trở thành “đầu kéo” của nền kinh tế.

Tổng quan thị trường bất động sản Việt Nam

Thị trường bất động sản (BĐS) Việt Nam mặc dù còn non trẻ nhưng đã có những bước phát triển tích cực, đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế – xã hội của đất nước. Theo thống kê của Tổng cục Thuế, các khoản thu ngân sách có liên quan đến nhà, đất hàng năm chiếm khoảng 7% GDP. Nhiều dự án phát triển nhà ở, khu công nghiệp, văn phòng, khách sạn đã được triển khai đầu tư xây dựng, đáp ứng nhu cầu về chỗ ở của người dân, góp phần thay đổi bộ mặt đô thị, nông thôn cả nước. Tính chung 10 năm gần đây, quỹ nhà ở toàn quốc tăng thêm trên 700 triệu m2 (tương đương 70 triệu m2/năm), trong đó, khu vực đô thị tăng thêm khoảng 225 triệu m2.

Riêng khu vực đô thị lớn là TP. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh mỗi năm cung cấp cho thị trường khoảng 1,2 – 3,5 triệu m2 nhà ở. Tỷ lệ tăng trưởng nhà ở đô thị bình quân hàng năm đạt trên khoảng 15%. Diện tích nhà ở bình quân đầu người toàn quốc năm 2016 là 16,7 m2/người, khu vực đô thị là 19,2 m2/người, khu vực nông thôn là 15,7 m2/người. Cả nước hiện có trên 2.800 dự án nhà ở, khu đô thị mới, dự án kinh doanh bất động sản (BĐS) khác đã và đang được triển khai đầu tư xây dựng, trong đó có khoảng 650 dự án khu đô thị mới.

Thời gian qua, lĩnh vực kinh doanh BĐS tiếp tục thu hút sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài. Thống kê cho thấy, năm 2016, cả nước có gần 500 dự án BĐS có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) với tổng số vốn đăng ký trên 40 tỷ USD. Hoạt động giao dịch mua, bán, chuyển nhượng nhà đất tại các dự án nhà ở, dự án khu đô thị có hệ thống hạ tầng đồng bộ, chất lượng nhà ở và môi trường tại một số thành phố lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh đã thu hút lượng lớn khách hàng và số lượng giao dịch thực tế.

Các chủ thể tham gia thị trường BĐS ngày càng đa dạng. Số lượng dự án đầu tư kinh doanh BĐS do các tổ chức, cá nhân nước ngoài tham gia đầu tư ngày càng tăng. Từ năm 2007, sau khi Việt Nam gia nhập WTO và Mỹ thông qua quy chế thương mại bình thường vĩnh viễn đối với Việt Nam, đến nay, thị trường BĐS diễn biến theo chiều hướng tích cực, mặc dù có thời điểm bị suy giảm do đặc trưng của thị trường BĐS là cần nguồn vốn lớn.

Thực trạng phát triển thị trường bất động sản ở nước ta hiện nay

Diễn biến thị trường BĐS những năm gần đây cho thấy, nguồn vốn từ các định chế tài chính vẫn là kênh huy động lớn nhất, cung cấp tới 60% thị phần: Cụ thể, năm 2014 là 115.000 tỷ đồng, chiếm 9,15% tổng dư nợ của các định chế tài chính; năm 2015 là 150.000 tỷ đồng, chiếm 10,05% tổng dư nợ. Tuy nhiên, sự tham gia của hầu hết các doanh nghiệp (DN), ngân hàng và nhiều người dân vào thị trường BĐS đã dẫn đến tình trạng tăng trưởng nóng, không phản ánh đúng bản chất thực của thị trường, dẫn đến thị trường đóng băng, ảnh hưởng không nhỏ tới người mua để sử dụng và giới đầu cơ. Các DN BĐS gần như bế tắc, giao dịch trầm lắng do chịu sức ép cả từ phía vốn đầu vào (lãi suất tăng, chính sách hạn chế cho vay đầu tư BĐS) và đầu ra (lượng cầu giảm) cùng với áp lực về thời hạn giải chấp các khoản vay.

Năm 2016, trước áp lực phải kiểm soát lạm phát và bình ổn kinh tế vĩ mô, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 01/01/2017, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Chỉ thị số 01/CT-NHNN ngày 10/01/2017, theo đó ngân hàng siết chặt tín dụng, giảm tốc độ và tỷ trọng cho vay phi sản xuất, nhất là đối với lĩnh vực BĐS (tỷ trọng dư nợ cho vay lĩnh vực phi sản xuất so với tổng dư nợ tối đa đến 31/12/2016 là 18%). Biện pháp này đã gây khó khăn lớn cho thị trường BĐS Việt Nam. Khó khăn tiếp tục được đẩy lên khi thực hiện thắt chặt tổng cầu thông qua siêt tín dụng vào BĐS nhưng lại không có các kênh hấp thụ tài chính thay thế. Năm 2017 cũng đánh dấu một năm sụt giảm nghiêm trọng tổng lượng vốn FDI thu hút vào lĩnh vực BĐS và là năm đạt con số thấp nhất của giai đoạn 2013-2017, cụ thể, năm 2015 đạt khoảng 23,6 tỷ USD, năm 2016 đạt 7,6 tỷ USD, năm 2017 đạt 6,8 tỷ USD. Lượng cung tiền hạn chế đã gây nhiều khó khăn cho DN BĐS huy động vốn, trong khi lĩnh vực này luôn cần nguồn vốn lớn trung và dài hạn. Điều này dẫn đến hàng loạt dự án BĐS phải tạm dừng triển khai, thị trường trầm lắng, nhiều DN đứng trước nguy cơ phá sản. Đây được coi là thời điểm thị trường BĐS suy giảm mạnh.

Nhìn chung, trong thời gian qua, thị trường BĐS Việt Nam đã có những bước phát triển nhất định, đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế. Tuy nhiên, sau một thời gian phát triển, thị trường BĐS đã bộc lộ những khiếm khuyết và chưa thực sự ổn định, tồn tại nhiều bất cập, cụ thể:

- Tính minh bạch của thị trường, từ hoạt động đầu tư, tạo lập BĐS đến hoạt động giao dịch mua, bán, chuyển nhượng, cho thuê còn nhiều hạn chế. Tình trạng đầu cơ còn diễn ra phổ biến ở các địa phương, nhất là tại các khu đô thị lớn, khiến cho hoạt động của thị trường BĐS thiếu tính bền vững và ổn định.

- Tính cạnh tranh của thị trường BĐS còn thấp, nhất là đối với thị trường sơ cấp. Cơ chế đấu giá đất, đấu thầu dự án dù đã được quy định trong một số văn bản quy phạm pháp luật nhưng việc áp dụng trong thực tiễn còn nhiều hạn chế, thậm chí có những vấn đề chưa được triển khai.

- Thị trường BĐS còn diễn ra nhiều nghịch lý, bất cập. Số giao dịch ngầm, không đăng ký với cơ quan nhà nước vẫn còn chiếm khoảng 70%. Hầu hết những người được hỏi đều trả lời là do thủ tục hành chính của các đơn vị liên quan có quá nhiều rườm rà, phiền phức, mất nhiều thời gian và chi phí.

- Các hoạt động dịch vụ môi giới BĐS hình thành và phát triển tự phát. Song song với các tổ chức có đăng ký ngành nghề môi giới nhà đất, rất nhiều hộ gia đình, nhóm người, cá nhân tự treo biển quảng cáo môi giới nhà đất. Chức năng chủ yếu của các trung tâm môi giới nhà đất hiện nay chủ yếu là kết nối giữa người mua và người bán mà chưa cung cấp và phân tích thông tin cần thiết về BĐS. Hệ thống thông tin về thị trường BĐS còn mỏng, việc cung cấp thông tin chưa minh bạch, thiếu cụ thể, chưa công khai và tổ chức dịch vụ cho thị trường còn nhiều hạn chế. Việc mua bán chủ yếu được thực hiện theo hình thức trao tay, không đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Video đang HOT

- Công tác quy hoạch sử dụng đất, phát triển đô thị, phát triển khu dân cư còn dàn trải, mới tập trung làm quy hoạch tổng thể, thiếu quy hoạch chi tiết và thường xuyên phải điều chỉnh.

- Hệ thống pháp luật chưa đồng bộ, chồng chéo đối với thị trường BĐS, hệ thống đăng ký BĐS đang bị chia cắt, chưa đủ điều kiện để quản lý công khai, minh bạch; Cán bộ quản lý đất đai còn yếu kém, còn nhiều sai phạm trong áp dụng pháp luật mới về đất đai.

- Giá BĐS, nhất là giá nhà ở còn cao so với mặt bằng thu nhập của người dân cũng như tốc độ phát triển của nền kinh tế, điều này gây ảnh hưởng trực tiếp đến việc tạo lập nhà ở của đại bộ phận người lao động thu nhập thấp, người nghèo tại khu vực đô thị gặp nhiều khó khăn.

- Thị trường BĐS phát triển chưa đảm bảo sự cân đối, các nhà đầu tư chỉ tập trung quan tâm tới các dự án nhà ở, dự án khu đô thị mới để bán cho những người có thu nhập cao. Trong khi đó, các dự án nhà ở bán trả góp hoặc cho thuê dành cho các đối tượng có thu nhập thấp chưa được quan tâm đúng mức.

Vấn đề đặt ra trong phát triển bền vững thị trường bất động sản Việt Nam

Nhằm hỗ trợ thị trường BĐS phát triển bền vững và hạn chế những tồn tại, khó khăn, thời gian qua, Chính phủ đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách tạo thuận lợi cho lĩnh vực này phát triển hơn, cụ thể như: Nghị quyết số 19-2017/NQ-CP ngày 06/02/2017, Nghị quyết số 61/NQ-CP ngày 11/7/2017, Nghị quyết số 75/NQ-CP ngày 09/8/2017, Nghị quyết số 83/NQ-CP ngày 31/8/2017, Nghị quyết số 98/NQ-CP ngày 03/10/2017… trong đó, tập trung rà soát, đề xuất đơn giản hóa thủ tục hành chính, bãi bỏ các điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết, không phù hợp; Lấy ý kiến, đối thoại với DN, hiệp hội để tạo sự đồng thuận, tính minh bạch trong việc ban hành các điều kiện đầu tư kinh doanh, chủ động sửa đổi, bổ sung theo thẩm quyền hoặc kiến nghị sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến đầu tư, kinh doanh.

Luật Quy hoạch được Quốc hội khóa XIV thông qua tại kỳ họp thứ 4 cũng đặt ra yêu cầu phải tiếp tục hoàn thiện, bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật về lĩnh vực này. Do vậy, việc sửa đổi, bổ sung Luật Xây dựng năm 2014, Luật Nhà ở năm 2014, Luật Kinh doanh bất động sản năm 2014… là hết sức cần thiết trong giai đoạn hiện nay.

Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ Tài chính nghiên cứu, đề xuất và báo cáo Chính phủ trong quý II/2018 về thuế BĐS, nhằm hạn chế đầu cơ, sử dụng có hiệu quả tài nguyên đất đai, BĐS; Nghiên cứu, sửa đổi quy định về thuế thu nhập cá nhân đối với hoạt động chuyển nhượng BĐS cho phù hợp với tình hình thực tế; Trình Chính phủ Nghị định hướng dẫn thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán, trong đó điều chỉnh mô hình quỹ đầu tư BĐS, nhằm hỗ trợ vốn cho thị trường thông qua kênh thị trường chứng khoán. Hạn chế việc cho các cá nhân vay kinh doanh BĐS.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước bảo đảm tín dụng BĐS có tốc độ tăng trưởng và tỷ trọng hợp lý, an toàn, phù hợp với chính sách tín dụng chung. Trước mắt, giảm tăng trưởng và tỷ trọng tín dụng BĐS với lộ trình hợp lý, tránh gây sốc; đồng thời, áp dụng các biện pháp tăng tính thanh khoản, tránh đóng băng thị trường, tác động xấu lan truyền đến hệ thống các tổ chức tín dụng và đời sống xã hội.

Tuy nhiên, để thị trường BĐS phát triển bền vững, cần thiết lập hệ thống các giải pháp tổng thể liên quan đến quy hoạch đô thị, sử dụng đất đai, chính sách tài chính và chính sách điều tiết thị trường BĐS, cụ thể:

Về phía Nhà nước

(i) Sớm hoàn chỉnh hệ thống pháp luật đồng bộ và minh bạch về BĐS, đặc biệt là nhanh chóng đổi mới chính sách tài chính về thị trường BĐS. Chủ động điều tiết giá đất bằng quan hệ cung cầu, xây dựng và hoàn thiện khung pháp lý để dễ dàng chuyển BĐS thành vốn đầu tư.

(ii) Nâng cao chất lượng quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch đầu tư phát triển BĐS. Nhà nước chủ động quản lý toàn bộ thị trường đất đai sơ cấp, điều tiết thị trường đất đai thứ cấp, bảo đảm sử dụng đúng mục đích theo quy hoạch đã được xét duyệt. Công khai, minh bạch trong quản lý đất đai. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống đăng ký BĐS thống nhất, công khai hóa hoạt động kinh doanh BĐS và thông tin minh bạch về thị trường BĐS.

Năm 2016, cả nước có gần 500 dự án BĐS có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài với tổng số vốn đăng ký trên 40 tỷ USD. Hoạt động giao dịch mua, bán, chuyển nhượng nhà đất tại các dự án nhà ở, dự án khu đô thị có hệ thống hạ tầng đồng bộ, chất lượng nhà ở và môi trường tại một số thành phố lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh đã thu hút lượng lớn khách hàng và số lượng giao dịch thực tế.

(iii) Hoàn thiện bộ máy tổ chức quản lý đất đai từ Trung ương xuống địa phương, tăng cường năng lực cho bộ máy tổ chức và cán bộ quản lý nhà nước về đất đai. Tăng cường thực thi các công cụ giám sát để thực hiện có hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra việc thực thi pháp luật. Xây dựng chế tài xử phạt và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật về đất đai và quản lý đất đai.

(iv) Tiếp tục đổi mới chính sách tài chính đất đai theo hướng Nhà nước chủ động điều tiết giá đất trên thị trường theo quan hệ cung – cầu, đẩy nhanh tiến độ xây dựng lại hệ thống thuế có liên quan đến đất đai bảo đảm đồng bộ với quá trình đổi mới chính sách đất đai.

(v) Hoàn thành hệ thống đăng ký BĐS, cấp giấy chứng nhận BĐS thống nhất, công khai, minh bạch, tạo bước ngoặt trong cải cách thủ tục hành chính, giúp giải quyết triệt để tình trạng tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai.

Về phía ngân hàng và các định chế tài chính

Điểm đột phá trong các chính sách đất đai và BĐS hiện nay là tạo cơ chế thuận lợi để chuyển được nguồn vốn đầu tư tiềm ẩn trong BĐS thành vốn đầu tư pháp triển BĐS. Do vậy, thời gian tới, ngân hàng và các chế định tài chính cần thực hiện đồng bộ các giải pháp sau:

- Hoàn thiện cơ chế, chính sách nhằm khai thác và huy động tối đa các nguồn lực tài chính trong và ngoài nước cho phát triển nhà ở nói riêng và thị trường BĐS nói chung. Bên cạnh đó, cần xây dựng hệ thống tài chính riêng. Tuy nhiên, trước mắt khi còn phụ thuộc vào nguồn vốn tín dụng ngân hàng, chính sách tài chính tiền tệ cần linh hoạt để vừa bảo đảm không tạo ra bong bóng nhưng cũng không thắt chặt gây đình trệ và làm đóng băng thị trường. Về lâu dài, cần hình thành các hình thức tín dụng phát triển nhà ở như: Quỹ tiết kiệm để hỗ trợ cho người lao động có điều kiện mua nhà hoặc Quỹ đầu tư tín thác BĐS để tạo thêm nguồn cung cấp vốn cho thị trường.

- Tăng cường các công cụ kích thích thu hút đầu tư nước ngoài thông qua việc bán các DN Việt Nam, thu hút các nhà đầu tư chiến lược mua cổ phiếu các công ty đã cổ phần hoá. Đồng thời, tăng cường các biện pháp thu hút đầu tư nước ngoài và kiều hối bằng việc tăng cường hiệu lực của hệ thống dịch vụ công.

Hiện nay, Đầu tư nước ngoài vào BĐS Việt Nam chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng vốn đăng ký, tuy nhiên, hầu hết các dự án FDI vào BĐS nhà ở đều huy động vốn trước từ người mua nhà như các nhà đầu tư trong nước đang làm. Do vậy, cần có giải pháp để các nhà đầu tư nước nước ngoài kết hợp kinh doanh – đầu tư – quản lý – tiếp thị dự án. Điều này giúp thị trường BĐS ngày càng chuyên nghiệp, tăng nguồn lực tài chính, kinh nghiệm quản lý và tầm nhìn chiến lược.

- Tăng cường kiểm tra, giám sát tình hình cấp tín dụng của các tổ chức tín dụng, phát hiện kịp thời các khoản nợ quá hạn, nợ xấu ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng; kiểm soát hiện tượng đầu tư nội bộ của các ngân hàng, tổ chức tín dụng vào BĐS để dòng tiền đến đúng nơi, được sử dụng đúng mục đích.

- Điều chỉnh linh hoạt tỷ trọng cho vay đối với từng khoản tín dụng BĐS cũng như các dự án BĐS.

- Các tổ chức tín dụng cần nới rộng cho vay mua nhà chung cư bình dân và nhà ở xã hội cho dân nghèo thành thị; bắt tay và cùng phối hợp với các DN BĐS, xem xét cụ thể đối với các dự án đầu tư phát triển BĐS thiết yếu cho dân sinh và phát triển kinh tế; tiếp tục thực hiện và đẩy mạnh các chương trình xây dựng nhà ở xã hội cho sinh viên, nhà ở cho công nhân khu công nghiệp và nhà ở cho người có thu nhập thấp để giải quyết khó khăn về nhà ở cho người dân. Đối với biệt thự, nhà chia lô, đất nền đang bị bỏ hoang, cần có chính sách và biện pháp mạnh để điều chỉnh giảm giá, tránh đầu cơ gây lãng phí đất đai và tiền bạc của xã hội. Hạn chế cho vay bồi thường, giải phóng mặt bằng, các dự án mới, các dự án xây dựng chưng cư cao cấp, BĐS du lịch nghỉ dưỡng.

Về phía các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản

- Tăng cường năng lực về vốn và hiệu quả kinh doanh của các DN hoạt động trong lĩnh vực BĐS: DN kinh doanh BĐS cần điều chỉnh cơ cấu kinh doanh, hướng mạnh vào phân khúc thị trường có khả năng thanh toán như: Phân khúc căn hộ bình dân, bởi đây là phân khúc sẽ tạo được sức hút lớn cho thị trường, rút ngắn khoảng cách cung – cầu còn bất tương xứng hiện nay. Với văn phòng cho thuê cần quan tâm nhiều hơn đến chất lượng và tiện ích đồng bộ của ngôi nhà.

Cạnh tranh về giá vẫn là công cụ quan trọng nhất mà các DN cần hướng tới. Do vậy, các DN cần đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án, áp dụng công nghệ tiên tiến và sử dụng vật liệu mới, tiết kiệm chi phí để giảm giá thành sản phẩm, qua đó có thể cạnh tranh về giá, về chất lượng, về sự khác biệt và sự phù hợp của sản phẩm với nhu cầu của người tiêu dùng.

- Để huy động được nguồn vốn khác ngoài nguồn tín dụng từ ngân hàng, các DN BĐS cần thực hiện các giải pháp sau: Tăng cường liên doanh liên kết trong thực hiện các dự án BĐS; Tiếp tục động viên nguồn vốn từ người mua nhà thông qua hợp đồng góp vốn; Chia nhỏ căn hộ để bán, giải pháp này giúp tăng cơ hội cho người mua nhà; Phát hành trái phiếu, cổ phiếu.

Theo tapchitaichinh.vn

Thị trường bất động sản được kỳ vọng sẽ có chiều hướng đi lên trong năm 2019

Chuyên gia Kinh tế Lê Vũ Thanh Tâm - Viện Kinh tế - Tài chính nhận định, thị trường bất động sản năm 2019 tiếp tục được kỳ vọng sẽ có chiều hướng đi lên và khó có thể xảy ra cuộc khủng hoảng vỡ bong bóng hay đóng băng...

Thị trường bất động sản được kỳ vọng sẽ có chiều hướng đi lên trong năm 2019 - Hình 1

Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)

Bà Tâm phân tích, trải qua một năm đầy biến động mạnh, thị trường bất động sản đã vượt qua dự báo về một kịch bản vỡ bong bóng bất động sản vào cuối năm 2018. Đáng lạc quan hơn khi trong giai đoạn nửa cuối năm 2018, hàng loạt tín hiệu tích cực xuất hiện với tính thanh khoản tại một số phân khúc trở nên sôi động, nguồn vốn vay cho doanh nghiệp địa ốc trở nên đa dạng. Vượt qua ám ảnh bong bóng bất động sản, những chủ thể tham gia thị trường cũng trở nên lạc quan hơn khi giao dịch. Thị trường bất động sản tiếp tục được kỳ vọng sẽ có chiều hướng đi lên trong năm 2019, và khó có thể xảy ra cuộc khủng hoảng vỡ bong bóng hay đóng băng dưới tác động tổng hòa của một số yếu tố.

Theo bà Tâm, yếu tố đầu tiên là tình hình kinh tế vĩ mô. Mặc dù chịu tác động không nhỏ từ chiến tranh thương mại Mỹ -Trung, kinh tế vĩ mô Việt Nam trong năm 2019 được dự báo khả quan theo đà tăng trưởng tích cực của năm 2018 với độ tăng trưởng kinh tế ước vào khoảng 6,8%, chênh lệch không nhiều so với tốc độ tăng 7,08% của năm 2018. Điều này giúp thị trường bất động sản hoạt động ổn định, không gặp xáo trộn gì lớn.

Bên cạnh đó, tiến trình hội nhập ngày càng sâu rộng, đặc biệt sau khi Việt Nam gia nhập CPTPP, cùng với tác động tích cực của Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 làm mở rộng các nguồn vốn đầu tư đặc biệt từ các quỹ nước ngoài vào nước ta, trong đó có dòng vốn vào thị trường bất động sản. Điều này có thể làm tăng khả năng kích cầu nhà đất dẫn tới kịch bản cầu vượt cung, tạo ra áp lực tăng giá bất động sản.

Về chính sách liên quan tín dụng, đầu tư, chuyên gia Lê Vũ Thanh Tâm phân tích: "Chính sách tiền tệ hiện tại dường như đang thắt chặt hơn là nới lỏng. Chính phủ đã thông qua Ngân hàng Nhà nước hạn chế cho vay bất động sản và chứng khoán, nhưng ngược lại khuyến khích các ngân hàng tăng cho vay sản xuất, kinh doanh. Tỷ lệ dùng nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn hiện đã hạ xuống mức 45%, và chỉ còn 40% kể từ 1/1/2019; trong khi đó, hệ số rủi ro cho vay kinh doanh bất động sản tại tăng lên 200%, cho thấy yếu tố thắt chặt tín dụng rõ nét. Như vậy, dư nợ cho vay bất động sản của các ngân hàng sẽ bị thu hẹp, việc tiếp cận vốn tín dụng của các dự án bất động sản được dự báo sẽ gặp nhiều khó khăn hơn" - bà Tâm nói.

Thị trường bất động sản được kỳ vọng sẽ có chiều hướng đi lên trong năm 2019 - Hình 2

Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)

Cũng theo bà Tâm, Nhà nước đang chủ trương thắt chặt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, dự án đầu tư làm cho thị trường bất động sản năm 2019 hạ nhiệt, và nhiều khả năng giá thị trường bất động sản ở nhiều nơi, đặc biệt là Hà Nội, TP.HCM khó tăng cao như vài năm trước đây. Thậm chí, có nhiều dự án còn giảm giá bán bằng nhiều hình thức khác nhau.

Tuy nhiên theo bà Tâm, vẫn còn nhân tố tác động tích cực giúp thị trường khởi sắc hơn trong năm 2019 như việc thực hiện hiệu quả Nghị quyết 42 của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu, trong đó có khoảng 60-70% được đảm bảo bằng dự án bất động sản để tái khởi động các dự án này tham gia thị trường.

Một yếu tố nữa là biến động cung cầu thị trường. Dưới tác động của tiến trình hội nhập quốc tế sâu rộng, đặc biệt là việc gia nhập CPTPP, thị trường bất động sản năm 2019 dự báo sẽ sụt giảm nguồn cung, nên tình trạng cầu vượt cung sẽ tiếp tục xảy ra. Theo đó, sẽ có khoảng 2,5 - 3 triệu người từ nông thôn ra thành phố, cùng với đó là hàng vạn công nhân, kỹ sư nước ngoài vào nên nhu cầu nhà ở sẽ rất lớn ở nhiều phân khúc. Trong khi đó, số lượng dự án cũ không còn nhiều, hoặc có dự án nhưng không được ngân hàng bảo lãnh, còn dự án mới cũng sẽ ít đi do đất đai đã bị co hẹp và tiềm lực tài chính của nhà đầu tư cũng hạn hẹp. Chính vì vậy, số lượng nguồn cung bất động sản từ năm 2019 trở đi sẽ giảm dần trong khi nhu cầu tăng lên, dẫn tới tình trạng cầu vượt cung, tạo áp lực đẩy giá lên cao để thiết lập cân bằng.

Thị trường bất động sản được kỳ vọng sẽ có chiều hướng đi lên trong năm 2019 - Hình 3

Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)

Bà Tâm cho rằng, với nhiều tín hiệu tích cực từ tình hình kinh tế vĩ mô, cùng với nhiều biện pháp can thiệp từ Chính phủ, năm 2019, thị trường bất động sản Việt Nam sẽ không gặp phải cú sốc, sự xáo trộn lớn nào dẫn tới tình trạng vỡ bong bóng hay đóng băng.

Tuy nhiên bà Tâm vẫn nhận thấy thị trường còn tiềm ẩn rất nhiều yếu tố xung quanh biến động kinh tế vĩ mô, cung cầu thị trường, chính sách tín dụng của Ngân hàng Nhà nước ... gây khó khăn cho thị trường bất động sản, mà về lâu dài có thể đầy giá thị trường bất động xuống quá thấp hoặc lên quá cao dẫn tới các cuộc khủng hoảng đóng băng hay vỡ bong bóng.

Theo bà Tâm, để đảm bảo thị trường bất động sản hoạt động ổn định, tránh những cuộc khủng hoảng vỡ bong bóng hay đóng băng bất động sản, trong thời gian tới, các cơ quan quản lý cũng như doanh nghiệp cần đảm bảo giữ nhịp tăng trưởng, ổn định kinh tế vĩ mô, môi trường kinh doanh. Việc giữ nhịp tăng trưởng, kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô thông qua việc phối hợp chính sách tài khóa, tiền tệ một cách linh hoạt hiệu quả, kiểm soát hoạt động thu - chi ngân sách nhà nước, chất lượng, hiệu quả hoạt động đầu tư là điều kiện tiên quyết để ngăn chặn các cú sốc ảnh hưởng bất lợi, gây xáo trộn cho thị trường bất động sản.

"Để ngăn chặn việc sụt giảm nguồn cung bất động sản dẫn tới tình trạng cầu vượt cung trong thời gian qua, Chính phủ cần sớm ban hành nghị định quy định việc sử dụng tài sản công để thanh toán cho nhà đầu tư khi thực hiện dự án theo hình thức hợp đồng BT, đồng thời ban hành nghị quyết hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương xử lý các dự án BT được thanh toán bằng quỹ đất đối ứng, để đảm bảo quyền lợi và lợi ích chính đáng của các nhà đầu tư dự án BT đang gặp nhiều khó khăn thời gian qua" - bà Tâm đưa ra khuyến nghị.

Cũng theo bà Tâm, Chính phủ cần nới lỏng chính sách tín dụng, đầu tư với bất động sản, gia hạn việc hạ tỷ lệ dùng nguồn vốn ngắn hạn cho vay trong và dài hạn hiện đã hạ xuống mức 45%, và chỉ còn 40% tín dụng sau năm 2019 để các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bất động sản có thời gian củng cố vốn chủ sở hữu cũng như đa dạng các kênh huy động vốn khác từ khách hàng cũng như nhà đầu tư nước ngoài, tránh gây tâm lý hoang mang, hụt hẫng ảnh hưởng đến quá trình kinh doanh của các doanh nghiệp.

"Về phía các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản, cần đảm bảo hiệu quả kinh doanh; tăng vốn chủ sở hữu và tranh thủ nguồn vốn đầu tư từ khách hàng, nhà đầu tư nước ngoài... Có như vậy mới giảm thiểu tác động tiêu cực của những cuộc khủng hoảng đóng băng hay vỡ bong bóng" - bà Tâm nhấn mạnh.

Theo thegioitiepthi.vn

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Hoa hậu Tiểu Vy bị co giật bất tỉnh, tình trạng hiện tại ra sao?Hoa hậu Tiểu Vy bị co giật bất tỉnh, tình trạng hiện tại ra sao?
11:13:12 24/01/2025
Doãn Hải My - vợ Văn Hậu bất ngờ can thiệp thẩm mỹ, nhan sắc thay đổi thế nào ngày giáp Tết?Doãn Hải My - vợ Văn Hậu bất ngờ can thiệp thẩm mỹ, nhan sắc thay đổi thế nào ngày giáp Tết?
11:53:40 24/01/2025
Uống dung dịch màu hồng nhặt được ở cổng trường, nhiều trẻ nhập viện nguy kịchUống dung dịch màu hồng nhặt được ở cổng trường, nhiều trẻ nhập viện nguy kịch
10:06:57 24/01/2025
Thiều Bảo Trâm "khóa môi" với một chị đẹp, mong chồng tương lai không bao giờ nhìn thấyThiều Bảo Trâm "khóa môi" với một chị đẹp, mong chồng tương lai không bao giờ nhìn thấy
09:59:21 24/01/2025
Hòa Minzy: "Những lúc Hòa mệt mỏi nhất, đau khổ nhất thì anh luôn ở bên cạnh"Hòa Minzy: "Những lúc Hòa mệt mỏi nhất, đau khổ nhất thì anh luôn ở bên cạnh"
09:47:10 24/01/2025
Sốc: Han So Hee - Ryu Jun Yeol lén lút tái hợp, gặp nhau tại Pháp?Sốc: Han So Hee - Ryu Jun Yeol lén lút tái hợp, gặp nhau tại Pháp?
13:27:15 24/01/2025
Chị dâu nói mua nhà được bố mẹ đẻ cho 500 triệu, trước mặt mẹ chồng, tôi vạch trần âm mưu bòn rút tiền của chị ấyChị dâu nói mua nhà được bố mẹ đẻ cho 500 triệu, trước mặt mẹ chồng, tôi vạch trần âm mưu bòn rút tiền của chị ấy
09:47:10 24/01/2025
Bắp cải 'đại kỵ' với 4 nhóm người nàyBắp cải 'đại kỵ' với 4 nhóm người này
10:08:59 24/01/2025

Tin mới nhất

Bắt khẩn cấp Giám đốc và Phó Giám đốc Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 29-07D

Bắt khẩn cấp Giám đốc và Phó Giám đốc Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 29-07D

17:03:21 25/02/2023
Ngày 25/2, Công an TP Hà Nội cho biết, Cơ quan CSĐT Công an huyện Đông Anh đã tiến hành bắt khẩn cấp 5 đối tượng và ra lệnh khám xét khẩn cấp Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 29-07D, có địa chỉ tại xã Mai Lâm, Đông Anh, Hà Nội...
Sau khi thay Chủ tịch HĐQT, NCB tiếp tục bổ nhiệm mới một loạt nhân sự cấp cao

Sau khi thay Chủ tịch HĐQT, NCB tiếp tục bổ nhiệm mới một loạt nhân sự cấp cao

18:51:58 04/08/2021
NCB có Quyền Tổng giám đốc mới và 2 Phó Tổng giám đốc, cả 3 đều là nữ.
Tăng trưởng tín dụng tới 21/12 đạt 10,14%

Tăng trưởng tín dụng tới 21/12 đạt 10,14%

10:40:01 24/12/2020
Sáng 24/12, thông tin tại họp báo triển khai nhiệm vụ ngành ngân hàng năm 2021, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết tính đến ngày 21/12/2020, tín dụng tăng 10,14% so với cuối năm 2019 và tăng 11,62% so với cùng kỳ năm trước.
Giá cà phê hôm nay 24/12: Arabica quay đầu tăng, Robusta lừng khừng khi nhà đầu cơ nghỉ lễ Giáng sinh

Giá cà phê hôm nay 24/12: Arabica quay đầu tăng, Robusta lừng khừng khi nhà đầu cơ nghỉ lễ Giáng sinh

10:33:03 24/12/2020
Giá cà phê hôm nay 24/12 trong khoảng 32.400 - 32.800 đồng/kg. Trên thế giới, giá cà phê Arabica quay đầu tăng nhẹ.
Giá tiêu hôm nay 24/12: Chưa nhìn thấy đáy đợt suy giảm, giá tiêu Ấn Độ đảo chiều tăng

Giá tiêu hôm nay 24/12: Chưa nhìn thấy đáy đợt suy giảm, giá tiêu Ấn Độ đảo chiều tăng

10:24:19 24/12/2020
Giá tiêu hôm nay 24/12 trong khoảng 52.000 - 54.000 đồng/kg, tiếp tục giảm. Trên thế giới, giá tiêu Ấn độ tăng giảm đan xen.
Chứng khoán 2020: Phiên giao dịch chưa từng có, vượt ngưỡng 1 tỷ USD

Chứng khoán 2020: Phiên giao dịch chưa từng có, vượt ngưỡng 1 tỷ USD

10:18:32 24/12/2020
Thị trường chứng khoán Việt Nam 2020 trải qua nhiều biến động mạnh, trong đó có không ít phiên giao dịch ấn tượng.
Giá Bitcoin hôm nay 24/12: Bitcoin rực cháy giữa biển lửa thị trường

Giá Bitcoin hôm nay 24/12: Bitcoin rực cháy giữa biển lửa thị trường

10:09:33 24/12/2020
Bitcoin giảm 2,64%, xuống 23.083 USD, trong bối cảnh loạt tiền ảo hàng đầu lao dốc, thị trường phủ kín sắc đỏ.
Tỷ giá USD hôm nay 24/12: Tiếp tục suy giảm

Tỷ giá USD hôm nay 24/12: Tiếp tục suy giảm

10:05:22 24/12/2020
Tỷ giá USD ngày 24/12 diễn biến theo xu hướng tiếp tục giảm mạnh trong bối cảnh kinh tế Mỹ vẫn chưa có gói kích cầu như mong đợi.
Cổ phiếu HDC tăng nóng, Vietinbank Securities muốn thoái toàn bộ vốn

Cổ phiếu HDC tăng nóng, Vietinbank Securities muốn thoái toàn bộ vốn

09:43:12 24/12/2020
Vietinbank Securities và loạt người thân lãnh đạo đăng ký thoái vốn tại CTCP Phát triển nhà Bà Rịa Vũng Tàu (Hodeco, HDC) giữa lúc cổ phiếu lập đỉnh.
Giá vàng hôm nay 24/12: Vàng đang trend tăng trong bối cảnh USD suy yếu

Giá vàng hôm nay 24/12: Vàng đang trend tăng trong bối cảnh USD suy yếu

09:39:26 24/12/2020
Cập nhật giá vàng sáng 24/12 tăng nhẹ do đồng USD suy yếu.Trong nước, giá vàng SJC biến động tăng, giảm trái chiều từ 30.000 - 50.000 đồng/lượng.
VietinBank sẽ trả cổ tức 5% trong năm 2020 thay vì kế hoạch sang 2021

VietinBank sẽ trả cổ tức 5% trong năm 2020 thay vì kế hoạch sang 2021

09:35:34 24/12/2020
VietinBank quyết định trả cổ tức năm 2019 bằng tiền mặt cho cổ đông sớm hơn dự định gần 1 tháng.
Chứng khoán ngày 24/12: Những cổ phiếu nào được khuyến nghị?

Chứng khoán ngày 24/12: Những cổ phiếu nào được khuyến nghị?

09:27:48 24/12/2020
Một số mã cổ phiếu nhà đầu tư cần chú ý trước phiên giao dịch 24/12.

Có thể bạn quan tâm

Tổng thống Mỹ Donald Trump vấp phải trở ngại pháp lý đầu tiên

Tổng thống Mỹ Donald Trump vấp phải trở ngại pháp lý đầu tiên

Thế giới

15:10:56 24/01/2025
Đây là trở ngại pháp lý đầu tiên đối với Tổng thống Mỹ Donald Trump trong bối cảnh nhà lãnh đạo đang cố gắng đảo ngược một loạt quy định nhập cư của Mỹ.
Người phụ nữ vào siêu thị chỉ mua trứng nhưng lại bị cảnh sát bắt giữ: Lộ chiêu thức tinh vi chiếm đoạt gần 345 triệu đồng

Người phụ nữ vào siêu thị chỉ mua trứng nhưng lại bị cảnh sát bắt giữ: Lộ chiêu thức tinh vi chiếm đoạt gần 345 triệu đồng

Netizen

15:01:43 24/01/2025
Năm 2023, một vụ trộm hàng ở siêu thị đã được tòa án quận Phong Đài, Bắc Kinh, Trung Quốc xét xử công khai. Nghi phạm lợi dụng sơ hở trong khâu thanh toán của siêu thị để thực hiện hành vi gian lận của mình nên đã bị pháp luật trừng phạ...
Ái nữ sao Việt vừa ra đời đã nhận quà khủng: Người chuyển nóng 200 triệu, người tặng trang sức bằng vàng

Ái nữ sao Việt vừa ra đời đã nhận quà khủng: Người chuyển nóng 200 triệu, người tặng trang sức bằng vàng

Sao việt

15:01:24 24/01/2025
Nhật Kim Anh công khai hình ảnh một người chuyển khoản cho nhóc tỳ số tiền 200 triệu đồng và rất nhiều trang sức bằng vàng.
Triệu Lộ Tư trở lại làng giải trí: Nghi vấn sợ đền bù hàng trăm tỷ đồng

Triệu Lộ Tư trở lại làng giải trí: Nghi vấn sợ đền bù hàng trăm tỷ đồng

Sao châu á

14:53:09 24/01/2025
Sau khi Triệu Lộ Tư đăng tải hình ảnh mới lên trang cá nhân và có kế hoạch trở lại làng giải trí vào ngày 25/1, làn sóng tranh cãi bùng nổ trên mạng xã hội Trung Quốc.
Con gái 18 tuổi của Brad Pitt và Angelina Jolie mặc cá tính, đam mê nhảy

Con gái 18 tuổi của Brad Pitt và Angelina Jolie mặc cá tính, đam mê nhảy

Sao âu mỹ

14:49:07 24/01/2025
Shiloh Jolie, con gái của nữ diễn viên Angelina Jolie và tài tử Brad Pitt, thu hút sự chú ý của giới săn tin. Cô con gái 18 tuổi của cặp sao nổi tiếng mặc theo phong cách phi giới tính.
Gấu nước là gì mà gần như không thể tiêu diệt kể cả đốt cháy, đóng băng ở nhiệt độ âm 200 độ

Gấu nước là gì mà gần như không thể tiêu diệt kể cả đốt cháy, đóng băng ở nhiệt độ âm 200 độ

Lạ vui

14:19:33 24/01/2025
Tardigrades (gấu nước) là loài động vật gần như cực nhỏ có thể sống sót trong một số điều kiện khắc nghiệt nhất trên Trái đất, bao gồm nhiệt độ đóng băng, áp suất nghiền nát và thậm chí cả chân không của không gian.
Bắt tạm giam giám đốc khai thác trái phép hơn 50.000m3 đất

Bắt tạm giam giám đốc khai thác trái phép hơn 50.000m3 đất

Pháp luật

13:51:16 24/01/2025
Ngày 24/1, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bình Dương cho biết đã tống đạt các quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Phạm Đình Chiến
Cách làm tai heo ngâm chua ngọt, giòn sần sật cho bữa cơm Tết

Cách làm tai heo ngâm chua ngọt, giòn sần sật cho bữa cơm Tết

Ẩm thực

13:42:36 24/01/2025
Tai heo ngâm mắm cùng rau củ rất dễ làm, có thể bảo quản lâu, vừa tiết kiệm thời gian chuẩn bị, vừa giúp bữa cơm ngày Tết thêm phong phú và tròn vị.
Xót xa bé gái vài ngày tuổi bị bỏ rơi trước nhà dân những ngày giáp tết

Xót xa bé gái vài ngày tuổi bị bỏ rơi trước nhà dân những ngày giáp tết

Tin nổi bật

13:13:06 24/01/2025
Một bé gái nặng 3,2 kg bị bỏ rơi trước cổng nhà dân ở Quảng Trị lúc rạng sáng vào ngày giáp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
Tử vi tuổi Sửu 2025: Hứa hẹn nhiều đột phá, hạnh phúc ngập tràn

Tử vi tuổi Sửu 2025: Hứa hẹn nhiều đột phá, hạnh phúc ngập tràn

Trắc nghiệm

12:36:25 24/01/2025
Tử vi tuổi Sửu 2025 cho biết, sự hòa hợp giữa năm Sửu và Tỵ sẽ mang lại một năm tràn ngập hạnh phúc và tiến bộ cho con giáp này. Mặc dù vẫn có một số khó khăn nhưng cũng tiến triển rõ rệt.