Giải pháp nào quốc tế hóa hệ thống giáo dục Việt Nam?
Làm sao hệ thống đại học trong nước có tên trên bản đồ thế giới về xếp hạng với uy tín đào tạo và nghiên cứu trong top 500 global QS (Bảng xếp hạng đại học thế giới)? – GS Nguyễn Trọng Hoài, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế TPHCM, chia sẻ về các giải pháp thúc đẩy quốc tế hóa hệ thống giáo dục Việt Nam.
SV Trường ĐH Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh. Ảnh: INT
Thách thức mang tính tầm nhìn
GS.TS Nguyễn Trọng Hoài cho rằng: Việt Nam đang hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế toàn cầu. Do đó, hệ thống giáo dục đại học nước ta đang nỗ lực để bắt kịp sự phát triển.
Hệ thống giáo dục đại học Việt Nam cần nỗ lực nâng cao chất lượng đào tạo theo xu hướng quốc tế hóa phục vụ cho đại đa số học sinh phổ thông tốt nghiệp hàng năm ở lại với hệ thống đại học trong nước.
Làm sao để sinh viên nước ngoài coi hệ thống giáo dục đại học của chúng ta là một nơi mà họ sẽ đến theo xu hướng quốc tế hóa dòng người đến Việt Nam học tập. Làm sao hệ thống đại học trong nước có tên trên bản đồ thế giới về xếp hạng uy tín đào tạo và nghiên cứu. Trả lời các câu hỏi này đòi hỏi một tiếp cận chiến lược hội nhập hệ thống giáo dục theo thông lệ quốc tế.
Hệ thống giáo dục đại học nước ta đang nỗ lực để bắt kịp sự phát triển. Ảnh minh họa
Bộ GD&ĐT đã có một nỗ lực dài hạn chuẩn bị các dữ liệu đầu vào cho chiến lược hội nhập quốc tế bằng 50 đề tài thuộc Chương trình Khoa học Giáo dục quốc gia (CTKHGDQG). Hệ thống đề tài này đã xới lên từ vấn đề triết lý giáo dục trong giai đoạn hội nhập sâu, đến các chủ đề mang tính quốc tế hóa cao như tìm các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo qua giảng dạy e-learning, trực tuyến theo MOOCs, STEM nâng cao tính đổi mới sáng tạo, hợp tác giữa cơ sở giáo dục với doanh nghiệp trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0, nâng cao chất lượng đào tạo tiến sĩ gắn với công bố quốc tế theo tiếp cận nhóm nghiên cứu mạnh, nâng cao năng lực tự chủ và trách nhiệm giải trình… Như vậy CTKHGDQG này từng bước phục vụ các dữ liệu đầu vào cho chiến lược hội nhập quốc tế hóa hệ thống giáo dục Việt Nam.
Hội nhập quốc tế theo thông lệ thế giới
Video đang HOT
GS Nguyễn Trọng Hoài
GS.TS Nguyễn Trọng Hoài cho biết, trong quá trình nghiên cứu kinh nghiệm của các nước trên thế giới, ông đề xuất tiếp cận thiết kế chiến lược quốc tế hóa hệ thống giáo dục Việt Nam nên triển khai qua tiếp cận ba bước: phải xuất phát từ khung chiến lược (National Strategy Frame), kế tiếp hình thành chiến lược hội nhập quốc tế hóa hệ thống giáo dục tầm quốc gia (National Strategy), và sau cùng nhưng rất quan trọng là thiết kế kế hoạch triển khai chiến lược (National Blueprint).
Bước một sẽ xác định khung tổng quát các lĩnh vực hội nhập quốc tế phù hợp với bối cảnh quốc gia; bước hai sẽ gắn các khát vọng phát triển hệ thống giáo dục với các trụ cột và mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế xã hội tầm quốc gia. Bước thứ ba sẽ kiểm soát dữ liệu giám sát việc thực hiện chiến lược từ các bên liên quan và đối sánh với các quốc gia khác.
Ở bước ba cũng thiết kế các giải pháp linh hoạt rút ngắn khoảng cách hệ thống giáo dục hiện trạng và hệ thống giáo dục khát vọng trong giai đoạn chiến lược theo hỗ trợ của giao diện cộng nghệ thông tin nhằm đảm bảo tính hệ thống, đồng bộ và thích ứng chính sách phản ứng hiệu quả theo bối cảnh.
Điểm nhấn theo thông lệ quốc tế là cả ba bước này đều cần có sự đồng thuận cao từ các bên liên quan và có các dữ liệu đầu vào từ bằng chứng thuyết phục của các nghiên cứu khoa học bài bản. Ngoài ra tiếp cận mới này sẽ chú trọng vào kế hoạch triển khai chiến lược hội nhập quốc tế theo tiếp cận blueprint (bản thiết kế chi tiết) thể hiện ba nhóm khát vọng trong kế hoạch triển khai chiến lược là khát vọng quốc gia, khát vọng cơ sở giáo dục và khát vọng người học.
Mặc dù, Việt Nam đã có những tư duy chiến lược hội nhập cho hệ thống giáo dục từ những năm 90 nhưng chưa được triển khai một cách hệ thống và đồng bộ vì chưa ước lượng được khoảng cách giữa hiện trạng và khát vọng của quốc gia, cơ sở giáo dục và người học.
Nguyên nhân chính là tiếp cận chiến lược truyền thống đã chủ yếu hình thành từ một cơ chế hành chính gắn kết yếu với nhiều bên liên quan trong hệ thống giáo dục và đối tác quốc tế; hơn nữa chiến lược hội nhập giáo dục quốc gia khi triển khai chủ yếu dựa vào các văn bản hành chính thiếu các giám sát mang tính định lượng và bằng chứng khoa học đảm bảo các cam kết thực thi hiệu quả các chính sách nhằm đạt được khát vọng quốc gia về hội nhập quốc tế cho hệ thống giáo dục.
Vì vậy, theo tiếp cận xây dựng chiến lược mới, bên cạnh khung chiến lược và chiến lược thì kế hoạch triển khai chiến lược là bước quan trọng theo tiếp cận ba bước cho chiến lược hội nhập quốc tế hệ thống giáo dục.
Nhằm triển khai Nghị quyết 29 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đảm bảo tính hội nhập quốc tế,Bộ GD&ĐTthực hiện CTKHGDQG, đã có 40 nghiên cứu thực sự cần thiết gắn với việc xây dựng những nội dung chiến lược và kế hoạch triển khai chiến lược với kỳ vọng giải quyết căn bản đạt được khát vọng của Việt Nam và người học trong bối cảnh toàn cầu hóa. Bên cạnh đó, dưới sự tương tác của việc vừa nghiên cứu, các kết quả chuyển giao ban đầu theo tiếp cận vừa nghiên cứu vừa triển khai và vừa tư vấn chính sách của các đề tài nghiên cứu từ CTKHGDQG của Bộ GD&ĐT đã được lan tỏa ra các tổ chức quốc tế về đánh giá và đưa ra các tiếp cận quốc tế hóa cho hệ thống giáo dục Việt Nam.
Lê Đăng
Theo GDTĐ
Trao quyền nhiều hơn cho hiệu trưởng
Quốc tế hóa giáo dục là mối quan tâm lớn ở cấp quốc gia. Đây là xu hướng tất yếu và đang phát triển, thể hiện trong các văn bản của Đảng, Chính phủ về đổi mới căn bản, toàn diện GDĐH.
Báo GD&TĐ có cuộc trao đổi với GS Nguyễn Trọng Hoài, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế TPHCM về vấn đề này.
GS Nguyễn Trọng Hoài.
* Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng thúc đẩy thực hiện tự chủ, nâng cao chất lượng GDĐH. Quá trình quốc tế hóa có ý nghĩa như thế nào đối với vấn đề tự chủ đại học, thưa GS?
- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều củaLuật Giáo dục đại học có nhiều điểm tiến bộ cho hệ thống các trường đại học, đặc biệt là vấn đề tự chủ. Trong quá trình quốc tế hóa tại các trường đại học có các lĩnh vực tự chủ như: Con người, tài chính, đào tạo và hợp tác quốc tế.
Theo quan điểm chung của nhiều nhà nghiên cứu và hoạch định chính sách giáo dục, trong bối cảnh hiện nay của Việt Nam, các hoạt động quốc tế hóa sẽ chủ yếu hướng đến nâng cao chất lượng GD, đặc biệt chất lượng GDĐH để đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đồng thời nâng cao khả năng nghiên cứu công bố quốc tế và nghiên cứu chuyển giao của hệ thống GDĐH. Điều này sẽ gắn với chiến lược định vị hệ thống GDĐH Việt Nam trên bản đồ giáo dục thế giới.
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học có hiệu lực từ 1/7/2019. Điều này tạo cơ hội cho các trường đại học có khả năng tự chủ cao hơn. Trường có thể chủ động thực hiện những nội dung liên quan đến quốc tế hóa như: Tự chủ về thu hút nhân lực trong nước và quốc tế, nâng cao chất lượng chương trình đào tạo liên thông với các trường đại học khác trên thế giới, tự chủ hợp tác với các đối tác quốc tế về nghiên cứu và trao đổi học thuật cũng như cung cấp các dịch vụ giáo dục quốc tế.
Tuy nhiên, để triển khai hiệu quả những nội dung tự chủ theo xu hướng quốc tế hoá, theo kết quả khảo sát của nhóm nghiên cứu chúng tôi, khi ứng dụng các thông lệ quốc tế hoá vào bối cảnh Việt Nam, rào cản lớn nhất của hệ thống GDĐH hiện nay là nguồn tài trợ cho các hoạt động đó và vai trò của người đứng đầu cơ sở GDĐH.
* Rào cản lớn nhất là nguồn tài chính tài trợ cho các hoạt động quốc tế hóa trong đó có hoạt động nghiên cứu công bố quốc tế. Vậy theo GS, đâu là nguyên nhân?
- Với các trường tự chủ hoàn toàn, họ được nới lỏng trần học phí để có nhiều nguồn tài chính hơn đầu tư cho các hoạt động quốc tế hóa. Với những trường chưa tự chủ hoàn toàn, vẫn thu theo trần học phí quy định. Thế nhưng, ngay cả với những trường được tự chủ hoàn toàn, nguồn lực tài chính dùng để đẩy mạnh hoạt động quốc tế hóa trong bối cảnh hiện nay là chưa đủ.
Thứ nhất, đó là việc tạo ra không gian đại học trong cơ sở GD đào tạo bao gồm không gian về cơ sở vật chất và không gian cho các hoạt động học thuật. Phần lớn không gian này của các trường đại học Việt Nam chưa đạt được chuẩn mực của khu vực, bởi vậy, sẽ hạn chế dòng người của quốc gia khác đến Việt Nam học tập, giảng dạy và làm các hợp tác nghiên cứu công bố chung. Hạn chế này cũng làm cho một số sinh viên trong nước ra học tập nước ngoài. Chiến lược cải thiện "không gian" đại học đòi hỏi các cơ sở GDĐH phải có nguồn tài chính đủ mạnh, nhưng nguồn tài chính hiện nay lại chủ yếu dựa vào học phí, cho dù tự chủ về trần học phí được mở rộng khá tốt thông qua luật.
Do vậy để tăng "không gian" đại học nhằm thúc đẩy các hoạt động quốc tế hoá học thuật góp phần định vị hệ thống giáo dục Việt Nam trên hệ thống toàn cầu như thu hút sinh viên và các nhà khoa học quốc tế, đầu tư nghiên cứu công bố quốc tế thì bên cạnh nguồn tài chính của cơ sở GDĐH, chúng ta vẫn cần có các đầu tư chiến lược từ phía Nhà nước.
* Để thúc đẩy hoạt động quốc tế hóa trong các trường đại học, nhà quản lý đóng vai trò như thế nào? Cần có những chính sách, ưu đãi gì để khuyến khích?
- Kết quả khảo sát, nghiên cứu của Trường ĐH Kinh tế TPHCM dựa trên đề tài nghiên cứu thuộc Chương trình KHGD quốc gia của Bộ GD&ĐT giao về "Các giải pháp thúc đẩy quốc tế hóa hệ thống GD Việt Nam" cho thấy, vai trò của người đứng đầu cơ sở GD mang tính quyết định cho những hoạt động quốc tế hóa.
Việt Nam có khó khăn về cơ sở vật chất. Bên cạnh đó, đội ngũ giảng viên đến từ nhiều nguồn đào tạo trong và ngoài nước khác nhau nên chưa đồng bộ trong quá trình quốc tế hoá học thuật, cộng thêm việc quy định một giảng viên vừa phải giảng dạy vừa nghiên cứu, hiệu trưởng (HT) quán xuyến từ việc lớn đến việc nhỏ, từ lãnh đạo chính trị đến quản trị hành chính và quản trị học thuật, quản trị con người, thậm chí những việc không tên khác nên mất nhiều thời gian...
Ở các ĐH trên thế giới, HT chủ yếu làm việc chuyên môn, tập trung vào nghiên cứu, học thuật, liên kết đối tác, tạo mạng lưới; các quản trị hành chính khác chủ yếu do bộ máy chuyên nghiệp thực hiện... Nếu chúng ta quản trị đại học theo kiểu truyền thống như trên, không gian lãnh đạo và phát triển học thuật của HT sẽ hạn chế khi thúc đẩy quốc tế hoá các hoạt động nâng cao chất luợng đại học vì họ làm quá nhiều công việc khác nhau.
Ngoài ra, để đẩy mạnh các hoạt động quốc tế hoá, chúng ta còn gặp nhiều rào cản như ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh. Chuẩn đầu ra ngoại ngữ của SV còn thấp, giảng dạy chủ yếu dựa trên tiếp cận truyền thống, triển khai các phương pháp dạy trực tuyến hoặc kết hợp giữa truyền thống và trực tuyến chưa được mở rộng. do vậy việc tiếp cận với kho tàng tri thức của thế giới còn hạn chế.
Tóm lại, để thúc đẩy quốc tế hóa, cần có một cơ chế chính sách trao quyền mạnh mẽ hơn nhằm tạo ra không gian lãnh đạo và quản trị học thuật nhiều hơn là không gian quản trị lãnh đạo hành chính truyền thống.
* Xin trân trọng cảm ơn GS!
Muốn thúc đẩy giảng dạy theo thông lệ quốc tế về định hướng nghiên cứu (ví dụ chuyển từ 20% thành 50% thời gian dành cho nghiên cứu và giảng dạy sẽ giảm từ 80% thành 50%), bản thân HT không thể đưa ra chiến lược này và yêu cầu mọi người thay đổi ngay. Thay đổi nếp suy nghĩ truyền thống đã tích lũy từ lâu, HT phải có chính sách khuyến khích về vật chất cho đội ngũ giảng viên, bên cạnh đó phải tích cực động viên, truyền thông và thậm chí làm gương để mọi người đi theo chiến lược quốc tế hoá của trường... Do vậy, điều quan trọng là quyền của HT theo cơ chế tự chủ phải được mở rộng hơn nữa theo thông lệ quốc tế.
Lê Đăng (Thực hiện)
Theo GDTĐ
Tiến sĩ bị tố hướng dẫn luận văn siêu số lượng, ĐH Kinh tế TPHCM nói gì? Trường ĐH Kinh tế TPHCM vừa có thông tin phản hồi liên quan đến việc hai tiến sĩ của trường bị tố hướng dẫn học viên làm luận văn cao học vượt quá quy định để đạt tiêu chuẩn công nhận chức danh phó giáo sư. Từ năm 2019, việc công nhận chức danh giáo sư, phó giáo sư có nhiều thayôổi so...