Giải pháp nào khắc phục tình trạng vừa thừa vừa thiếu giáo viên?
Cả nước thiếu trên 94.000 giáo viên các cấp nhưng đồng thời cũng vẫn cần giảm khoảng 45.000 người hưởng lương ngân sách trong ngành giáo dục. Giải bài toán khó này thế nào?
Ảnh minh họa
Thiếu và thừa
Rà soát của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) cho thấy, cả nước còn thiếu trên 94.000 giáo viên, trong đó riêng bậc mầm non thiếu trên 48.700 giáo viên, tiểu học thiếu trên 20.000 giáo viên… Trong khi đó, số giáo viên thừa ở các cấp, thừa cục bộ ở một số địa phương là 10.178 người.
Cùng với đó, các địa phương còn gặp một khó khăn khác là phải thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW về giảm 10% biên chế cơ quan sự nghiệp. Trong khi biên chế ngành Giáo dục thường chiếm 70-80% tổng biên chế sự nghiệp của mỗi địa phương.
Để thực hiện việc giảm biên chế, chỉ tính từ năm 2017-2020, cả nước đã giảm 2.000 trường, do sáp nhập các trường độc lập thành trường liên cấp, sáp nhập các điểm trường lẻ. Việc sắp xếp, điều chuyển giáo viên đi kèm với việc này cũng được các địa phương xử lý nhưng mỗi nơi làm mỗi khác. Theo Bộ GD&ĐT, cách làm còn chưa hợp lý, chưa sát thực tế dẫn tới việc thừa, thiếu giáo viên tồn tại.
Tình trạng tăng dân cư cơ học, di dân, đô thị hóa, những yêu cầu mới của chương trình, nhất là khi triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới ở lớp 1,2,6 và sắp triển khai ở các lớp tiếp theo là những yếu tố khách quan dẫn tới việc giáo viên thiếu nghiêm trọng. Nhiều nơi tồn tại tình trạng giáo viên thừa cũng nhiều nhưng thiếu cũng nhiều. Tuy vậy không thể điều chuyển giáo viên của cấp trung học cho tiểu học, mầm non hoặc yêu cầu dạy chéo môn ở những lĩnh vực không gần nhau.
Bà Phạm Thị Thanh Trà, Bộ trưởng Bộ Nội vụ cho biết, Bộ GD&ĐT báo thiếu trên 94.000 nhưng Bộ Nội vụ sau khi rà soát, xem xét thì chỉ duyệt 65.000. Trước mắt sẽ bổ sung trên 27.000 biên chế giáo viên các cấp. Nhưng bà Trà cũng cho biết đồng thời ngành Giáo dục vẫn phải thực hiện các giải pháp để giảm khoảng 45.000 người hưởng lương ngân sách Nhà nước.
Video đang HOT
Năm 2019, 2 bộ đã trình Chính phủ phê duyệt bổ sung trên 20.000 biên chế giáo viên mầm non cho 14 tỉnh, thành có mức tăng dân số cơ học cao và 5 tỉnh Tây Nguyên. Con số thiếu trên 94.000 giáo viên là đã tính toán sau khi bổ sung trên 20.000 biên chế này.
Giải pháp tình thế cho việc thiếu giáo viên là việc thực hiện Nghị quyết 102/2020/NQ-CP cho phép các cơ sở giáo dục ký hợp đồng lao động dưới 12 tháng với các vị trí việc làm giáo viên trong phạm vi số lượng biên chế viên chức được cấp có thẩm quyền giao và theo định mức quy định để có thể đáp ứng kịp thời việc thay thế giáo viên nghỉ hưu, nghỉ thai sản theo chế độ và để bố trí đủ giáo viên dạy 2 buổi/ngày.
Bên cạnh việc đề nghị các UBND tỉnh, thành phố xem xét ký hợp đồng thỉnh giảng với giáo viên đạt chuẩn đào tạo, Bộ GD&ĐT cũng tham mưu để Chính phủ ban hành Nghị định quy định về chính sách hỗ trợ học phí, chi phí sinh hoạt cho sinh viên sư phạm, khích lệ các trường sư phạm đào tạo theo địa chỉ, cung cấp nguồn tuyển cho các địa phương có nhu cầu.
Cần giải pháp bền vững
Những nỗ lực mang tính tình thế chưa giải quyết được bất cập về vấn đề thừa, thiếu giáo viên. Theo bà Phạm Thị Thanh Trà thì việc cấp bách cần làm lúc này là Bộ GD&ĐT phải xây dựng, hoàn thiện chiến lược phát triển giáo dục mầm non, phổ thông theo tinh thần Nghị quyết 29-NQ/TW 2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Từ đó mới có thể hình dung về nhu cầu nhân lực, phát triển đội ngũ giáo viên.
Theo bà Trà, với một chiến lược như thế thì mới có cơ sở để dự báo nhu cầu nhân lực, từ đó các bộ mới có thể bàn bạc triển khai giải pháp mang tính căn cơ, trong đó cái gì cần ưu tiên thực hiện trước. Thực tế hiện nay cũng cho thấy, giải quyết vấn đề bất cập về thừa, thiếu giáo viên còn liên quan tới nhiều giải pháp mang tính đồng bộ từ tạo nguồn đào tạo, tuyển dụng đến bố trí, sắp xếp, điều chuyển. Cùng với đó, những quy định pháp lý bộc lộ hạn chế, lạc hậu phải được chỉnh sửa, thay đổi.
Về vấn đề “giảm 10% biên chế sự nghiệp”, bà Thanh Trà khẳng định việc thực hiện trong thời gian qua là “không cào bằng”. Có những nơi sắp xếp tốt, tăng cường tự chủ nên mức cắt giảm lên đến 20%, 50%. Nhưng có những nơi sẽ không đạt 10% vì giáo viên đứng lớp thiếu.
“Có học sinh thì phải có giáo viên đứng lớp”, nguyên tắc này được thống nhất từ Chính phủ đến các Bộ. Trong buổi giải trình về tuyển dụng, quản lý giáo viên mầm non, phổ thông do Ủy ban Văn hóa Giáo dục Quốc hội tổ chức, bà Thanh Trà cho rằng việc đề xuất bổ sung trên 27.000 giáo viên cũng xuất phát từ thực tế cần bổ sung giáo viên đứng lớp ở một số địa phương, bậc học với nguyên tắc thiếu giáo viên thì vẫn phải bù đắp. Giảm biên chế sự nghiệp nhưng không có nghĩa là giảm vào giáo viên đang đứng lớp.
Tuy vậy, trao đổi về vấn đề này, bà Thanh Trà cũng cho rằng giải pháp một số địa phương đang làm là bài học kinh nghiệm cần được lan tỏa. Cụ thể là phát triển mô hình trường phổ thông liên cấp, đặc biệt là ở các vùng miền núi khó khăn, tăng xã hội hóa, tự chủ tài chính, cung cấp dịch vụ giáo dục chất lượng cao, tương ứng với thu học phí cao hơn ở những vùng thuận lợi để có thể chia sẻ gánh nặng ngân sách.
TP.HCM giao quyền chủ động cho các trường quyết định hình thức dạy học khi có F0
Giám đốc Sở Y tế TP.HCM, thông tin từ ngày 14 - 22.2, số trẻ mắc Covid-19 tăng gấp 3 lần so với tuần trước đó là từ ngày 7 - 13.2.
Tại buổi họp giao ban định kỳ mới đây của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 và phục hồi kinh tế TP.HCM, PGS-TS Tăng Chí Thượng, Giám đốc Sở Y tế TP.HCM, thông tin từ ngày 14 - 22.2, số trẻ mắc Covid-19 tăng gấp 3 lần so với tuần trước đó là từ ngày 7 - 13.2.
Cụ thể, TP đã ghi nhận 7.505 ca trong trường học, bao gồm 706 giáo viên (GV) và 6.799 học sinh (HS). Trong đó bậc mầm non là 394 trẻ, bậc tiểu học 2.786 HS, bậc THCS có 1.875 HS và bậc THPT là 1.744 HS.
Lớp 1.3 Trường tiểu học Lý Cảnh Hớn (Q.5, TP.HCM) có 26/42 học sinh đến trường học trực tiếp - ĐÀO NGỌC THẠCH
Ông Đặng Duy Phước, Hiệu trưởng Trường tiểu học Nguyễn Đình Chiểu (Q.Bình Thạnh), cho biết trong 2 tuần tổ chức dạy học trường phát hiện rất nhiều F0 cả trong trường học và ở nhà. Tuy nhiên đến thời điểm này, hoạt động dạy học của trường vẫn ổn định khi duy trì song song hình thức trực tuyến và trực tiếp.
Trong lần kiểm tra tầm soát vào tuần trước, Trường tiểu học Nguyễn Đình Chiểu phát hiện cùng lúc 20 ca F0 nằm rải rác ở 17 lớp học, tất cả số lớp này đã được chuyển sang học trực tuyến.
Tương tự, ông Bùi Duy Phương, Hiệu trưởng Trường tiểu học Lê Ngọc Hân (Q.1), cũng cho biết đã phát hiện hơn 80 ca sau 2 tuần tổ chức dạy trực tiếp. Dù vậy, các trường hợp F0 đều được xử lý theo quy trình. "Việc chuyển đổi giữa các mô hình học tập cũng linh hoạt, có nhiều lớp chúng tôi chuyển hẳn cả lớp sang học trực tuyến nhưng cũng có lớp duy trì vừa dạy trực tiếp và phát trực tuyến cho những em đang cách ly ở nhà. Hết thời gian cách ly lại quay trở lại trường", ông Phương nói.
Trong khi đó, tại Trường tiểu học Ngô Quyền (Q.Bình Tân) - nơi có khoảng 4.300 HS nhưng chỉ ghi nhận 8 ca nhiễm trong 2 tuần qua. Hiện 8 em này đang được điều trị cách ly, số HS còn lại vẫn đi học bình thường.
Tương tự, các trường mầm non cho biết vì mới đón trẻ 3 - 6 tuổi đến trường, nhiều trường đã tách lớp hoặc sĩ số ít nên số ca nhiễm trong trường học được kiểm soát tốt hơn.
Trước diễn biến nói trên, người đứng đầu ngành y tế cho biết sẽ tham mưu cho UBND TP.HCM xem xét ngưng việc học trực tiếp khi số trẻ mắc Covid-19 có triệu chứng nặng cần hỗ trợ hô hấp nhiều hơn 100 ca mỗi ngày.
Về phía ngành giáo dục, ông Hồ Tấn Minh, Chánh văn phòng Sở GD-ĐT, cho biết đây là kế hoạch đã được Sở GD-ĐT và Sở Y tế thống nhất. Trong trường hợp nếu mỗi ngày TP có tới trên 100 ca HS mắc Covid-19, có triệu chứng nặng, cần phải can thiệp y tế thì 2 sở sẽ tính toán, tham mưu cho UBND TP xem xét việc dừng dạy và học trực tiếp. TP.HCM vẫn tiếp tục duy trì dạy và học trực tiếp trong đó từng nhà trường sẽ tăng cường các biện pháp phòng dịch, điều chỉnh linh hoạt kế hoạch phòng dịch, kế hoạch dạy và học để phù hợp với tình hình mới.
Bên cạnh đó UBND TP.HCM đã giao quyền chủ động cho các trường, các quận, huyện khi quyết định hình thức tổ chức dạy học tại lớp, tại trường khi có F0.
Học sinh làm bài kiểm tra ra sao ?
Tại TP.HCM, HS lớp 1, lớp 2, lớp 6 đang thực hiện các bài kiểm tra học kỳ nên thực tế có những HS trở thành F0, F1 phải thực hiện cách ly, theo dõi phải tạm ngừng việc kiểm tra. Ông Nguyễn Bảo Quốc, Phó giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM, cho biết trong trường hợp này, HS sẽ làm các bài kiểm tra sau. HS lớp 1, lớp 2, Sở giao quyền chủ động cho các trường chỉ tổ chức kiểm tra khi HS đảm bảo mạch kiến thức chuẩn chung của chương trình, không bắt buộc phải hoàn tất việc kiểm tra trong thời gian cố định.
Bà Nguyễn Thị Thúy, Giám đốc Sở GD-ĐT Quảng Ninh, cho biết việc tổ chức thi cuối kỳ vẫn diễn ra bình thường, nếu HS là F0 sẽ được xem xét phương án xét điểm trong quá trình học tập.
Liên quan đến việc kiểm tra, thi cử, Chánh văn phòng Sở GD-ĐT TP.Hải Phòng, cho biết: "Việc kiểm tra, thi cử chỉ diễn ra trong thời điểm HS đã trở lại học trực tiếp một cách ổn định, được tiếp thu đủ kiến thức".
Còn tại Vĩnh Long, lãnh đạo Sở GD-ĐT cũng cho hay nếu có HS mắc Covid-19 hay F1 thì sẽ được cho thực hiện kiểm tra sau khi kết thúc điều trị, cách ly theo quy định.
Huyện Quảng Xương: Thực hiện nhiều giải pháp khắc phục tình trạng thiếu giáo viên Giảm số lớp, tăng sĩ số học sinh/lớp, tổ chức dạy tăng giờ và có cơ chế khuyến khích tạo điều kiện để thu hút giáo viên là con em về giảng dạy tại các trường là những giải pháp mà huyện Quảng Xương đã và đang thực hiện nhằm giải quyết khó khăn do thiếu giáo viên. Các em học sinh Trường...