Giải pháp nào để hạn chế oan sai trong tố tụng hình sự?
Trước thực trạng liên tiếp xảy ra những vụ án oan sai. Để không ai bị rơi vào tình cảnh này, luật pháp cần có sự điều chỉnh.
Vấn đề bức cung, nhục hình, oan sai đang làm nóng nghị trường kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIII. Thậm chí, người đứng đầu ngành kiểm sát, ông Nguyễn Hòa Bình – Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao đã gửi lời xin lỗi tới những người bị oan và gia đình những người bị oan.
Các vị khách mời trong phòng thu của Đài TNVN
Diễn biến từ nghị trường Quốc hội đã cho thấy, oan sai trong tố tụng hình sự đang là vấn đề nóng được dư luận cả nước quan tâm. Theo đó, rất nhiều người đã đặt ra câu hỏi, vì sao thời gian gần đây liên tiếp xảy ra những vụ án oan, sai? Và để không ai bị rơi vào tình cảnh này, luật pháp cần phải có những điều chỉnh gì?
Đây là chủ đề bàn luận giữa BTV Bá Duy và hai vị khách mời: Ông Đinh Thế Hưng, Trưởng phòng Tư pháp Hình sự, Viện Nhà nước và Pháp luật (Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam) và Luật sư Vi Văn Diện – Giám đốc Công ty Luật Thiên Minh. Chương trình được phát sóng trên Hệ Văn hóa – Đời sống – Khoa giáo VOV2 của Đài TVVN./.
Bá Duy
Theo_VOV
Video đang HOT
Ghi âm, ghi hình khi hỏi cung sẽ hạn chế án oan kiểu Nguyễn Thanh Chấn
Ghi âm, khi hình khi lấy lời khai sẽ hạn chế được các vụ án oan gây chấn động như vụ án oan Nguyễn Thanh Chấn, vụ bắt oan 7 thanh niên ở Sóc Trăng...
Ghi âm, ghi hình khi hỏi cung sẽ hạn chế án oan
Ghi âm, ghi hình khi hỏi cung bị can, bị cáo là một trong những nội dung đang có nhiều tranh luận khi Dự thảo Bộ luật Tố tụng Hình sự (sửa đổi) được đưa ra lấy ý kiến nhân dân. Nhiều ý kiến đồng tình với quy định này vì cho rằng, như thế sẽ bảo đảm tốt hơn quyền con người, quyền công dân, hạn chế tối đa các trường hợp bức cung, nhục hình.
Lấy ví dụ về các vụ án oan gây chấn động cả nước trong nhiều năm qua, như vụ án oan Nguyễn Thanh Chấn ở Bắc Giang, cán bộ dùng nhục hình trong vụ bắt oan 7 thanh niên ở Sóc Trăng, vụ án "Vườn điều".... luật sư Lê Luân, đoàn Luật sư Hà Nội cho rằng, việc ghi âm, ghi hình trong các cuộc hỏi cung chính là một biện pháp nhằm đảm bảo sự minh bạch, công khai; đồng thời tránh tình trạng bức cung, nhục hình. Tình trạng này đã diễn ra do cơ chế khép kín trong suốt thời gian qua, tạo ra những hệ quả khủng khiếp như đã thấy rõ qua các vụ án oan chấn động cả nước.
"Ở các nước trên thế giới, họ đã áp dụng quy định này từ rất lâu, giống như quy định trọng Công ước Liên hiệp quốc về quyền con người, Công ước về chống tra tấn"- Luật sư Luân nói.
Ông Nguyễn Thanh Chấn và vợ (Ảnh: Việt Đức)
Luật sư Luân cho rằng, áp dụng quy định buộc ghi âm, ghi hình khi hỏi cung bị can, bị cáo cũng cần có việc giám sát hoạt động này thông qua hệ thống camera để tránh hiện tượng người tiến hành tố tụng trong phòng kín dùng các hành vi bạo lực để ép cung, dùng nhục hình để có lời khai, hoặc hành vi dụ cung, mớm cung để có được lời khai của bị can, bị cáo.
Không ai có quyền bắt người bị bắt, bị can, bị cáo phải nhận tội
Điều 48, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 có các quy định về quyền của người bị tạm giữ. Khoản 2 Điều 48 quy định rõ, người bị tạm giữ có quyền: Được biết lý do mình bị tạm giữ; Được giải thích về quyền và nghĩa vụ; Trình bày lời khai; Tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa; Đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu; Khiếu nại về việc tạm giữ, quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng....
Luật sư Lê Luân
Liên quan đến quyền của người bị tạm giữ, Điều 49, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 cũng quy định, bị can có quyền được biết mình bị khởi tố về tội gì; Được giải thích về quyền và nghĩa vụ; Trình bày lời khai; Đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu; Đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch theo quy định của Bộ luật này; Tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa; Được nhận quyết định khởi tố; quyết định áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn; bản kết luận điều tra; quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ điều tra; quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ vụ án; bản cáo trạng, quyết định truy tố; các quyết định tố tụng khác theo quy định của Bộ luật này; Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.
Như vậy, trong Bộ Luật Tố tụng hình sự hiện hành, chưa có quy định nào cho phép người bị tạm giữ, bị can được quyền im lặng để chờ người bào chữa. Vì vậy, trong dự thảo Bộ Luật Tố tụng hình sự (sửa đổi) có bổ sung quy định người bị tạm giữ, bị can có quyền không buộc phải đưa ra chứng cứ chống lại mình và quyền đọc hồ sơ của bị can, bị cáo.
Bình luận về "quyền im lặng" trong dự thảo Bộ Luật Tố tụng hình sự (sửa đổi), luật sư Lê Luân cho rằng, ý nghĩa của quyền im lặng là không một ai có quyền bắt người bị bắt, bị can, bị cáo phải nhận tội. Cơ quan điều tra có nghĩa vụ phải chứng minh người bị bắt, bị can, bị cáo phạm tội bằng những chứng cứ khách quan, xác thực, hợp pháp và nó chỉ có giá trị khi có bản án của tòa án kết tội họ có hiệu lực.
Theo luật sư Lê Luân, trong một hoàn cảnh mà một người bị cơ quan tố tụng bắt và đưa họ vào tình trạng là nghi can, nghi phạm thì đương nhiên không thể để họ có thể đang hoảng loạn, thiếu hiểu biết luật pháp mà sẽ "hợp tác" nhận tội hoặc đưa ra những lời khai chống lại mình.
"Sử dụng quyền im lặng là để đảm bảo tránh bị các cơ quan tố tụng dùng các biện pháp kỹ thuật cũng như bạo lực nhằm dụ cung, mớm cung, ép cung, nhục hình để có được và sử dụng các lời khai như là một chứng cứ hữu hiệu nhằm phá án nhanh chóng' - luật sư Lê Luân nhấn mạnh.
Mở rộng hơn người bào chữa trong quá trình lấy lời khai
Vì thế, theo luật sư Lê Luân, để việc người bị bắt, bị can, bị cáo được sử dụng quyền im lặng cũng là để buộc các cơ quan tiến hành tố tụng phải thực hiện mọi biện pháp nghiệp vụ, trình độ, khoa học kỹ thuật, nhân chứng, vật chứng, tài liệu khách quan khác để có thể chứng minh một cách đầy đủ, toàn diện và tìm ra hung thủ thực sự, không phạm sai lầm tiếp theo là bỏ lọt tội phạm mà cáo buộc oan người vô tội.
Luật sư Luân cũng cho rằng, sử dụng quyền im lặng là để một người khi bị bắt sẽ tự bảo vệ mình trước áp lực từ và bởi một lực lượng nhiều quyền, nhân sự hùng hậu và nắm rõ pháp luật cũng như được sử dụng các công cụ hợp pháp khác trong khi anh ta không có gì ngoài quyền được bảo đảm rằng mình không có tội và cần được tôn trọng theo đúng nguyên tắc suy đoán vô tội trong Tố tụng hình sự.
Sử dụng quyền im lặng và gắn với sự hiện diện của luật sư là để có một cơ chế giám sát, kiểm soát những hành vi luôn có xu hướng lạm quyền trong khi thi hành công vụ. "Đây cũng là cơ chế để đảm bảo sự minh bạch, đảm bảo sự cân bằng trong việc khi có một bên cáo buộc thì cũng sẽ có một thiết chế hữu hiệu và hiểu rõ luật pháp gỡ tội, để từ đó sự truy tố của cơ quan tố tụng là trên cơ sở: không còn nghi ngờ gì nữa"- luật sư Luân nhấn mạnh.
Theo Luật sư Lê Luân, sử dụng quyền im lặng và có thể kèm theo cơ chế "mặc cả thú tội" để ngăn chặn những hậu quả xấu có thể xảy ra nếu một kẻ tình nghi rõ ràng là đang thực hiện tội phạm nhưng không khai báo và để mặc thách thức nguy cơ xảy ra. "Vì thế, quy định về quyền in lặng trọng Bộ luật Tố tụng hình sự là để bảo đảm tốt hơn quyền con người, quyền công dân, hạn chế tối đa các trường hợp bức cung, nhục hình, tạo điều kiện để bị can, bị cáo thực hiện quyền tự bào chữa đã được Hiến định"./.
Minh Hòa
Theo_VOV
Cần minh oan cho người đã chết Sau khi chị Trần Thị Hải Yến tự tử trong nhà tạm giam, không ít lãnh đạo tỉnh Phú Yên cho rằng chị bị oan nhưng đến nay chưa có cơ quan nào kết luận, minh oan cho chị Phát biểu tại Quốc hội về tình hình oan, sai trong tố tụng hình sự ngày 5.6, đại biểu Nguyễn Thị Khá nói: "Cần...