Giải pháp nào để giảm 10% biên chế ngành giáo dục và tăng lương cho giáo viên?
Nếu các địa phương không quyết liệt thì mục tiêu phát triển trường ngoài công lập theo Nghị quyết 35 đến năm 2025 khó hoàn thành.
Thực trạng ngành giáo dục hiện nay, số lượng biên chế viên chức lớn nhưng vẫn thiếu giáo viên, về phía học sinh thì sĩ số ngày càng tăng, nếu không có những giải pháp quyết liệt thì việc giải quyết bài toán biên chế giáo dục sẽ còn rất dài.
Thực trạng trên chính là rào cản trong việc tăng lương giáo viên, nâng cao chất lượng giáo dục.
Ảnh minh họa – Phạm Linh
Giai đoạn 2021-2026, toàn hệ thống chính trị tinh giản ít nhất 5% biên chế cán bộ, công chức và ít nhất hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
Việc tinh giản biên chế hướng đến mục tiêu gắn tinh giản biên chế với đổi mới tổ chức bộ máy, cải cách chế độ tiền lương, cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, thu hút người có đức, có tài vào làm việc trong hệ thống chính trị.
Đối với ngành giáo dục, người viết cho rằng thời gian qua ngành giáo dục đã có nhiều giải pháp tinh giản biên chế nhưng chủ yếu là sáp nhập cơ học trường học và nghỉ hưu trước tuổi nên việc tinh giản chưa thực chất, chưa hướng đến mục đích tinh gọn, thu hút người có đức có tài vào ngành.
Người viết cho rằng, với mục tiêu giảm 10% biên chế viên chức giáo dục thậm chí cao hơn là khả thi nếu ngành giáo dục thực hiện linh hoạt các giải pháp sau:
Thứ nhất, kiên quyết thực hiện đạt mục tiêu của Chính phủ
Năm 2019, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 35/NQ-CP về tăng cường huy động các nguồn lực của xã hội đầu tư cho phát triển giáo dục và đào tạo giai đoạn 2019-2025.
Mục tiêu của Nghị quyết là đẩy mạnh huy động các nguồn lực của xã hội, thúc đẩy sự phát triển của các .
Theo tìm hiểu của người viết, việc mở rộng trường ngoài công lập, ngoại trừ ở một số thành phố lớn có sự phát triển, gần như tại các địa phương khác việc phát triển trường ngoài công lập chưa được quan tâm đúng mức, nhiều nơi đến nay vẫn chưa có trường ngoài công lập.
Do đó, nếu các địa phương không quyết liệt thì mục tiêu phát triển trường ngoài công lập theo Nghị quyết 35 đến năm 2025 khó hoàn thành.
Nếu mỗi năm mở rộng được trường ngoài công lập đương nhiên hạn chế sự phát triển trường công lập, giảm đầu tư trường công lập, giảm sĩ số học sinh trường công lập và giảm được biên chế ngành giáo dục phát sinh hoặc giảm biên chế do giáo viên từ công lập sang ngoài công lập.
Do đó theo người viết chỉ riêng việc thực hiện đạt mục tiêu Nghị quyết 35 của Chính phủ sẽ giải quyết được bài toán về biên chế viên chức giáo dục vừa giải quyết bài toán sĩ số học sinh, tăng cường xã hội hóa giáo dục,…
Video đang HOT
Thứ hai, tiếp tục tinh giản đầu mối, giảm khâu trung gian
Hiện nay, theo Nghị định về tự chủ các trường mầm non đến trung học phổ thông đã được tự chủ về tài chính, tự chủ về một số hoạt động chuyên môn, phong trào.
Theo người viết, nên tiếp tục tinh giản đội ngũ quản lý cấp Sở, Phòng giáo dục để thực hiện chủ trương tinh gọn, hiệu quả, tăng cường ứng dụng công nghệ số trong quản lý, giảm khâu trung gian.
Thứ ba, nghiên cứu giảm cấp phó các đơn vị giáo dục
Người viết kiến nghị các cấp có thẩm quyền nghiên cứu giảm cấp phó từ sở giáo dục, phòng giáo dục và phó hiệu trưởng các trường theo hướng mỗi sở giáo dục chỉ có tối đa 2 cấp phó, cấp phòng và các trường mầm non, phổ thông chỉ nên có 1 cấp phó.
Giảm được cấp phó này cả nước giảm được hàng chục nghìn biên chế, góp phần vào việc giảm biên chế cả nước.
Thứ tư, tiếp tục sáp nhập các trường
Hiện nay việc sáp nhập các trường được thực hiện cơ học chưa đồng bộ, sáp nhập phải thực chất, đúng ý nghĩa là gom về 1 cơ sở, tránh cồng kềnh.
Nên người viết kiến nghị tiếp tục mạnh dạn một cách thực chất, hiệu quả.
Thứ năm, tiếp tục thực hiện chủ trương sáp nhập huyện, tỉnh, xã
Việc sáp nhập huyện, tỉnh, xã đã được nêu ra trong chủ trương Trung ương, Nghị quyết Chính phủ.
Đến giai đoạn này nhiều đơn vị hành chính cấp huyện, xã được sáp nhập đã cho thấy chủ trương này là đúng đắn, đã mang lại hiệu quả to lớn, lâu dài.
Người viết tiếp tục kiến nghị các cấp lãnh đạo tiếp tục nghiên cứu sắp xếp, sáp nhập các đơn vị hành chính cấp huyện, xã, tỉnh và các cơ quan để việc tinh giản đạt hiệu quả không chỉ ngành giáo dục mà còn các cơ quan ban ngành khác.
Người viết tin rằng nếu thực hiện đạt mục tiêu Nghị quyết 35 và các giải pháp trên thì việc giảm 10% thậm chí 20% biên chế viên chức giáo dục là điều có thể trở thành hiện thực, góp phần thực hiện Kết luận của Bộ Chính trị giảm 10% biên chế viên chức trong thời gian tới.
Thay mặt Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng đã ký Kết luận số 40-KL/TW ngày 18/7/2022 của Bộ Chính trị về nâng cao hiệu quả công tác quản lý biên chế của hệ thống chính trị giai đoạn 2022 – 2026.
Trong đó Bộ Chính trị có kết luận về biên chế như sau:
“Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện tinh giản biên chế theo Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng. Giai đoạn 2021-2026, toàn hệ thống chính trị tinh giản ít nhất 5% biên chế cán bộ, công chức và ít nhất 10% biên chế viên chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
Đối với các cơ quan, tổ chức, địa phương, đơn vị chưa thực hiện giảm đủ 10% biên chế giai đoạn 2016-2021 thì phải đồng thời vừa thực hiện mục tiêu tinh giản biên chế giai đoạn 2022-2026, vừa phải tiếp tục thực hiện chỉ tiêu tinh giản biên chế giai đoạn 2016-2021.
Những nơi thực hiện vượt chỉ tiêu giai đoạn 2016-2021 thì phần vượt được tính vào kết quả thực hiện giai đoạn 2022-2026.”
(*) Văn phong, nội dung bài viết thể hiện góc nhìn, quan điểm của tác giả.
Giám đốc Sở Giáo dục Đà Nẵng nói gì về tình trạng thiếu giáo viên, phòng học?
Lãnh đạo ngành giáo dục Đà Nẵng khẳng định sẽ phối hợp với các sở, ngành liên quan tuyển đủ giáo viên cho chương trình giáo dục phổ thông mới.
Ngày 26/5, Hội đồng nhân dân thành phố Đà Nẵng tổ chức chương trình "Hội đồng nhân dân với cử tri lần thứ 2", trong đó có nhiều ý kiến quan tâm đến thực trạng thiếu phòng học, giáo viên trên địa bàn thành phố.
Lo thiếu phòng học, giáo viên
Tại buổi tiếp xúc, nhiều cử tri đã bày tỏ lo lắng trước thực trạng thiếu phòng học, thiếu giáo viên ngay trước thềm năm học mới 2022-2023.
Bà Lê Thị Bích Thuận - Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Đà Nẵng cho biết, đang phối hợp với sở, ngành liên quan để tổ chức thi tuyển giáo viên, bảm đảm đội ngũ cho chương trình giáo dục phổ thông mới. Ảnh: AN
Theo phản ánh của ông Phạm Hiền (Ủy viên Ban chấp hành hội khuyến học Đà Nẵng) thì trên địa bàn phường Hòa Xuân (quận Cẩm Lệ, Đà Nẵng), một trong những phường có quy mô tốc độ gia tăng dân số đứng đầu thành phố thì số học sinh tăng nhanh, các trường trên địa bàn không đảm bảo số phòng để bố trí lớp học, và thiếu giáo viên đứng lớp.
Trong khi phường có 20 lô đất quy hoạch để xây dựng trường học nhưng chưa biết khi nào thì triển khai.
Ông Hiền dẫn chứng, tại Trường Tiểu học Trần Đại Nghĩa (quận Cẩm Lệ, Đà Nẵng) theo kế hoạch biên chế 85 giáo viên, nhưng hiện chỉ có 78 giáo viên, hợp đồng ngân sách là 4 giáo viên và hiện còn thiếu 3 giáo viên.
Tại Trường Tiểu học Trần Văn Dư chỉ tiêu phân bổ là 58 giáo viên, tuy nhiên hiện chỉ có 52 giáo viên, thiếu 6 giáo viên. Bên cạnh đó là cơ sở vật chất trường học không đáp ứng yêu cầu, phải mượn tạm các phòng chức năng.
Tại "điểm nóng" quận Liên Chiểu thì tình trạng thiếu phòng học, thiếu giáo viên được xem là nghiêm trọng nhất trên địa bàn thành phố.
Ông Huỳnh Sự - Chủ tịch Hội khuyến học quận Liên Chiểu (Đà Nẵng) cho rằng, với việc tăng dân số nhanh thì hệ thống trường học của quận không đáp ứng được, đây là vấn đề bức xúc nhất.
"Trong khi các quận huyện khác của thành phố 100% học sinh được đi học 2 buổi/ngày thì chỉ có 75% học sinh tiểu học được học 2 buổi/ngày, chỉ có 5/13 trường có 100% học sinh học 2 buổi/ngày.
Trong khi đó, yêu cầu triển khai chương trình sách giáo khoa mới thì 100% học sinh được học 2 buổi/ngày .
Sự thiếu hụt trường lớp đã làm ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục toàn diện của học sinh. Nếu tình hình này còn kéo dài, chậm khắc phục thì ngành giáo dục đào tạo quận dù có cố gắng thì chất lượng cũng khó vươn lên, khó theo kịp yêu cầu triển khai sách giáo khoa mới hiện nay", ông Sự phản ánh.
Sẽ đảm bảo giáo viên dạy chương trình mới
Trả lời những bức xúc của cử tri, bà Lê Thị Bích Thuận - Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Đà Nẵng xác nhận tình trạng thiếu phòng học và giáo viên trên địa bàn thành phố.
Đối với vấn đề khẩn trương bổ sung đội ngũ giáo viên để triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới thì bà Thuận cho hay, hiện Ủy ban nhân dân các quận huyện cũng như Sở Giáo dục và Đào tạo đã có kế hoạch tuyển dụng và trong năm 2022 sẽ tiếp tục tuyển dụng thêm.
Qua đó, đảm bảo không để xảy ra tình trạng thiếu giáo viên dạy học tại các trường trên địa bàn thuộc quận, huyện quản lý và các trường học thuộc Sở.
"Đối với chương trình giáo dục phổ thông 2018, giáo viên tham gia giảng dạy ở các lớp thuộc chương trình mới đều được tập huấn và buộc phải tuyển đủ giáo viên để giảng dạy theo chương trình giáo dục phổ thông mới.
Ngành giáo dục phối hợp với Ủy ban nhân dân quận, huyện rà soát, phối hợp với Sở Nội vụ có kế hoạch tuyển dụng giáo viên, đảm bảo không thiếu giáo viên trong năm học 2022-2023.
Trong đó, sẽ phối hợp với các sở, ngành để hạn chế bớt tình trạng thiếu trường lớp, giáo viên để phụ huynh, học sinh yên tâm", bà Thuận nói.
Về vấn đề cơ sở vật chất, trường lớp thì Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Đà Nẵng cho hay, theo đề án của thành phố thì đến năm 2025-2026 ngành giáo dục quy mô là 452 trường, đảm bảo cho khoảng 339.315 học sinh theo học.
Mức vốn đầu tư cho dự án ban đầu là 4.399 tỷ đồng cho 5 năm. Tuy nhiên, qua rà soát thì hiện tại nguồn vốn có tăng lên.
"Hiện Sở cùng các đơn vị chức năng đang thực hiện các bước triển khai xây dựng theo phân kỳ của đề án cũng như nguồn vốn phân bổ đầu tư công của thành phố.
Trong đó đặc biệt quan tâm đến các địa phương có những căng thẳng về trường lớp đối với học sinh học 2 buổi/ngày", bà Thuận nói.
Đối với "điểm nóng" Liên Chiểu thì người đứng đầu ngành giáo dục Đà Nẵng cũng xác nhận việc chỉ có 75% học sinh tiểu học trên địa bàn quận học 2 buổi/ngày trong khi tỉ lệ này ở các quận, huyện khác của thành phố là 100%.
"Xác định đây là điểm nóng, căng thẳng về phòng học, giáo viên, nên thành phố rất quan tâm. Do đó, trong đề án xây dựng nâng cấp trường học, thành phố cũng chú trọng rất nhiều.
Dự kiến năm học 2022-2023 quận Liên Chiểu cần 415 phòng học, năm học 2023-2024 là 435 phòng học, năm học 2024-2025 cần 445 phòng học. Tất cả những số liệu cần thiết đã được đưa vào đề án.
Hiện Sở đang phối hợp với Sở, ngành liên quan trình lãnh đạo thành phố ưu tiên quan tâm đặc biệt cho quận để đảm bảo trong thời gian tới tăng tỉ lệ học sinh quận được học 2 buổi/ngày", bà Thuận nói.
Giải pháp nào cho 'bài toán' thiếu giáo viên môn nghệ thuật? Năm học 2022 - 2023, Chương trình Giáo dục phổ thông (GDPT) mới bậc THPT được triển khai ở lớp 10. Trong đó, việc môn Nghệ thuật được đưa vào bậc THPT đã khiến ngành Giáo dục xảy ra tình trạng thiếu giáo viên (GV) trầm trọng ở môn học này. Từ xưa đến nay, môn Nghệ thuật (Mỹ thuật và Âm nhạc)...