Giải pháp nào cho hàng ngàn học sinh lớp 1 học trực tuyến?
Hàng chục ngàn học sinh (HS) lớp 1 sắp phải học trực tuyến trong bối cảnh dịch bệnh phức tạp. Những âu lo, băn khoăn của phụ huynh trước việc một đứa trẻ chưa biết đọc, biết viết phải học online là hoàn toàn có cơ sở.
Để giúp các em HS lớp 1 học online một cách an toàn, bảo đảm sức khỏe, ngày 3/9, Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tổ chức buổi tọa đàm với chủ đề “Chuẩn bị hành trang tâm lý và kiến thức cho trẻ vào lớp 1 trong bối cảnh giáo dục trực tuyến”, với sự tham dự của hàng ngàn giáo viên và phụ huynh.
Tại buổi tọa đàm, PGS.TS Trần Thành Nam, Chủ nhiệm Khoa Các khoa học giáo dục, Trường Đại học Giáo dục đã chia sẻ một khảo sát từ hãng bảo mật Kaspersky: Có 55% tổng số trẻ em trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương đã phải chuyển sang hình thức học trực tuyến vì đại dịch; trong số đó, 74% trẻ em không thích học trực tuyến vì phải dành quá nhiều thời gian trước màn hình và có đến 57% học sinh cảm thấy bài giảng trực tuyến khó hiểu hơn, khó tập trung hơn. Các vấn đề kỹ thuật đường truyền và thiết bị công nghệ cũng là một nguyên nhân (chiếm 60%) gây xao nhãng và giảm hứng thú học tập.
Trên thực tế, sau 1 năm học trực tuyến cũng có nhiều số liệu cho thấy tỉ lệ học sinh nhỏ có các vấn đề về giấc ngủ do các em sử dụng quá nhiều thiết bị màn hình có ánh sáng xanh bị hấp thụ hàng ngày. Các con dụi mắt liên tục, phàn nàn nhức mắt, cáu gắt và khó tập trung hơn.
Các chuyên gia tư vấn cho giáo viên và phụ huynh nhằm giúp HS lớp 1 học trực tuyến hiệu quả
Tuy nhiên, theo PGS Trần Thành Nam, trong bối cảnh giáo dục đang chuyển đổi số mạnh mẽ như hiện nay, và trong điều kiện dịch bệnh phức tạp, thì học trực tuyến sẽ sớm trở thành một hình thức học chính thức và sử dụng thành thạo hình thức học này sẽ là một chỉ báo của năng lực công dân số.
Tại buổi tọa đàm, nhiều phụ huynh băn khoăn, hiện nhiều trường chưa đủ điều kiện dạy học trực tuyến cho lớp 1, giải pháp nào để hạn chế thấp nhất những tác động tiêu cực đến tâm sinh lý trẻ nhỏ, giúp trẻ thích nghi với học trực tuyến?
Cô Nguyễn Thị Ngọc Ánh, giáo viên Trường Tiểu học Tô Thị Hiển, Đông Anh (Hà Nội) và nhiều giáo viên khác nêu câu hỏi: “Chúng tôi cần chuẩn bị những gì để việc học trực tuyến đạt kết quả tốt nhất”. TS. Nguyễn Quang Tiệp, Trưởng Bộ môn Giáo dục Tiểu học, Trường Đại học Giáo dục cho biết, với những trường đủ điều kiện dạy trực tuyến thì giải pháp then chốt là phải cấu trúc lại bài giảng phù hợp, không thể mang bài giảng truyền thống vào bài giảng trực tuyến. Các giáo viên phải “ game” hóa nhiều nội dung, tạo hứng thú cho trẻ; đồng thời cô giáo phải tăng cường tuyên dương, nhắc đến tên con trong giờ học, yêu cầu đồ dùng học tập thật đơn giản và đặc biệt, mỗi tiết học chỉ nên cấu trúc 30 phút, không quá 2 tiếng/buổi học.
Khi học trực tuyến, HS gặp nhiều khó khăn, đòi hỏi giáo viên phải thiết kế bài giảng phù hợp
Video đang HOT
Từ Sơn La xa xôi, thầy Hoàng Văn Tiến, Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học – Trung học cơ sở Chiềng Chăn cho hay, việc dạy trực tuyến ở trường thầy vô cùng khó khăn, 100% học sinh là người dân tộc, các em không có máy tính, điện thoại, internet cũng không có, phụ huynh không quan tâm giúp đỡ con cái học hành. Với các em học sinh lớp 1 ở trường Chiềng Chăn, hành trang hầu như không có gì. Các chuyên gia vẫn nói, với học sinh vùng sâu vùng xa, nhà trường có thể dùng phiếu bài tập nhưng không có ai hướng dẫn từng em được. Vậy câu chuyện ở Trường Tiểu học – Trung học cơ sở Chiềng Chăn và rất nhiều trường học khác sẽ được giải quyết như thế nào?
Chia sẻ với những khó khăn mà thầy Hoàng Văn Tiến vừa nêu, TS Nguyễn Quang Tiệp cho rằng, việc học của các em học sinh phụ thuộc vào sự chuẩn bị trực tiếp của nhà trường, giáo viên. “Mỗi lứa tuổi có phát triển đặc thù, không thể vì lí do nào đó để trì hoãn sự phát triển khôn lớn của trẻ. Giải pháp về công nghệ là tất yếu rồi nhưng công nghệ cũng chưa đến được với các thầy. Vì vậy, phải sử dụng công cụ học tập thủ công, dạy học qua truyền hình, cho đến khi tình hình dịch bệnh được kiểm soát thì sẽ tổ chức dạy học theo các nhóm trẻ, để các em tương tác được với nhau”, TS. Nguyễn Quang Tiệp đưa giải pháp.
Còn theo PGS Trần Thành Nam, các nhà trường phải hết sức linh hoạt, để thích nghi với “điều kiện bình thường mới”, phát huy sự đoàn kết, tương thân tương ái của cộng đồng. Hiện có nhiều cây ATM điện thoại, ATM laptop để gửi đến các em vùng sâu, nhà trường phải nắm bắt cơ hội này…
Một vấn đề được nhiều phụ huynh, giáo viên quan tâm là nhiều HS ở vùng dịch đang chịu những tổn thất nặng nề, có em mất cha, mất mẹ không người thân bên cạnh, thì việc học trực tuyến có khả thi, giải pháp nào hỗ trợ các em?
PGS Trần Thành Nam cho rằng, giải quyết câu chuyện này thì sự đồng hành của nhà trường, giáo viên và xã hội đóng vai trò vô cùng quan trọng. “Nhưng dù ở hoàn cảnh nào, các em cũng phải được hưởng 3 ưu tiên: Ưu tiên an toàn về mặt thể chất, các em phải được ăn, được mặc; ưu tiên an toàn về tâm lý, nên phải có kế hoạch hỗ trợ các em lâu dài và ưu tiên về học tập, ở đây cần có sự chung tay của cả cộng đồng, huy động nguồn lực tổng thể để bảo vệ các em về thể chất và tinh thần”, PGS Trần Thành Nam nói…
Nỗi lo của bà mẹ có hai con sinh đôi học online khi mới vào lớp 1
Cơn đau đầu của chị Huyền Thanh (Hà Nội) nhân đôi khi cả hai cậu con trai cùng vào lớp 1 và học online từ những ngày đầu tiên.
Từ khi con trai vào lớp 1, vợ chồng chị Huyền Thanh chấp nhận luân phiên nghỉ làm để kèm cặp con học online. Điều này dẫn đến công việc không đảm bảo. Thu nhập giảm trong điều kiện dịch bệnh căng thẳng khiến họ rất lo lắng.
Nhưng mối bận tâm của gia đình không dừng lại ở đó. Việc học của hai cậu con trai mới là nỗi lo lớn.
Chị Huyền Thanh rất lo lắng khi hai cậu con trai mới vào lớp 1 đã phải học online. Ảnh minh họa: Straitstimes.
Đang học lại chạy ra chơi
Chị Huyền Thanh cho biết con chị bắt đầu học trực tuyến từ ngày 3/8. Trong tuần đầu tiên, con làm quan với ứng dụng, thao tác, vào lớp...
Sang tuần thứ hai, con vào chương trình học chính thức với thời khóa biểu tạm thời 5 buổi mỗi tuần. Mỗi buổi, con học 2 tiết, xếp vào buổi sáng và tối. Trong một tiết học kéo dài một tiếng đồng hồ, con được nghỉ giải lao 5 phút.
Hiện tại, con mới học Tiếng Việt, Toán và Tiếng Anh, trong đó, môn Tiếng Việt chiếm thời lượng lớn nhất.
Chị Thanh chia sẻ khó khăn đầu tiên nằm ở việc chuẩn bị phương tiện, công cụ học online. Vì hai con học cùng lúc, gia đình chưa có đủ máy. Kết nối mạng cũng không ổn định để đáp ứng việc học.
Việc phân công người lớn kèm cặp con trong mỗi buổi học cũng không dễ dàng khi cả hai vợ chồng đều phải đi làm dù thành phố đang thực hiện giãn cách.
Trong khi đó, hai con mới chập chững vào lớp 1, chưa quen với việc ngồi nghiêm chỉnh trước màn hình để theo dõi bài giảng suốt một tiếng đồng hồ. Thiếu vắng sự kèm cặp trực tiếp của giáo viên, bố mẹ cần ở bên cạnh để giám sát việc con đánh vần, viết những nét chữ đầu tiên hay làm quen với con số.
Vì thế, gia đình chị đành chấp nhận giảm thu nhập để luôn có người cùng con học online.
Nhưng như vậy vẫn chưa giải quyết được hết khó khăn. Các con mới chỉ 6 tuổi, không tập trung học được lâu. Con chưa nắm các thao tác hay vào khuôn khổ, biết tư thế ngồi, cách cầm bút đúng.
"Thỉnh thoảng, con lại chạy ra ngoài để chơi, chạy nhảy, ăn uống. Đôi khi, con muốn phát biểu mà mạng mất kết nối hay không thao tác được để làm bài kiểm tra. Lúc đó, con tủi thân, càng mất tinh thần học tập", chị Huyền Thanh chia sẻ.
Nữ phụ huynh đánh giá từ thực tế học tập tuần đầu tiên của của hai con trai, việc học online với học sinh lớp 1 không đảm bảo chất lượng, thời gian học cắt giảm, nội dung hạn chế.
Hiện tại, điều chị lo lắng nhất là với tính tự giác gần như chưa có, làm thế nào để hai con có thể theo kịp việc học khi sau tháng 8, thời khóa biểu sẽ thay đổi còn người lớn khó có thể duy trì việc kèm cặp con 100%.
Lúc đó, chị cũng phải bận tâm thêm tính an toàn khi con sử dụng thiết bị, sức khỏe, đặc biệt thị lực, của con khi phải nhìn màn hình máy tính, điện thoại nhiều.
Muốn lùi lịch học online
Thực tế, trước khi bắt đầu học, gia đình chị Huyền Thanh cũng như nhiều bậc phụ huynh khác đã lường trước khó khăn họ sẽ gặp phải khi những đứa trẻ lớp 1 học online.
Vì thế, dù biết học online là điều khó tránh khỏi trong bối cảnh dịch Covid-19 còn diễn biến phức tạp, họ vẫn mong muốn trường lùi lịch học trực tuyến đối với học sinh lớp 1.
"Biết rằng tình hình dịch phức tạp, học online là tất yếu, chúng tôi vẫn muốn lùi đến khi dịch được kiểm soát hơn, ít nhất không còn giãn cách xã hội để gia đình có phương án khác, sắp xếp người kèm cặp con dễ hơn", chị Huyền Thanh chia sẻ.
Bà mẹ hai con cho biết thêm trong cuộc họp phụ huynh trực tuyến, nhiều phụ huynh đã đưa ra các vấn đề họ thấy chưa thỏa đáng như thời gian bắt đầu quá sớm, không phù hợp với lớp 1, thời khóa biểu không hợp lý, học phí quá cao...
Tuy nhiên, trường vẫn giữ nguyên các quyết định trước đó. Điều này khiến chị Huyền Thanh rất buồn và thất vọng, một phần vì khi vào thực tế năm học, hình ảnh trường khác hoàn toàn so với những gì được xây dựng khi tuyển sinh.
Sau hơn một tuần cho con học online, đến nay, chị vẫn mong trường lùi lịch học online đối với học sinh lớp 1, theo lịch của Bộ GD&ĐT.
Chị kỳ vọng trường chờ đến khi dịch được kiểm soát, cho học sinh đến trường học trực tiếp và có thể kéo dài thời gian học sang kỳ nghỉ hè nhằm tránh học online khi những đứa trẻ còn chưa quen trường lớp, bạn bè hay cách cầm bút.
Chị Huyền Thanh nói thêm vấn đề học phí của các trường tư cũng là thắc mắc của hầu hết phụ huynh. Hầu hết trường tư đều thu 80, 90 hoặc 100% học phí khi học sinh học online.
"Vì bên cạnh mục đích giáo dục, hệ thống trường tư còn là doanh nghiệp nên họ đặt lợi ích lên trên cả. Trong bối cảnh dịch bệnh phức tạp, kinh tế ảnh hưởng rất rõ rệt, rất nhiều phụ huynh mất việc, giảm thu nhập. Chính sách học phí của các trường tư, việc học online không đảm bảo chất lượng còn mang đến sự lo lắng về mức chi phí bỏ ra", chị Thanh nói.
Theo chị, tiết học không đảm bảo, thời gian ngắn, nội dung sơ sài, giáo viên không đảm bảo chất lượng. Với tình hình dịch bệnh, các gia đình phải có nguồn thu nhập cao, ổn định, tích lũy mới phù hợp với các trường tư thục. Các gia đình khác sẽ rất khó khăn trong việc sắp xếp để theo đuổi mục tiêu này.
Chị Huyền Thanh nhấn mạnh với những vấn đề như vậy, chị cho rằng với độ tuổi 5-7, việc học online hoàn toàn không hợp lý, mang đến nhiều hệ lụy hơn là tác động tích cực.
Phụ huynh lớp 1 lo con chưa biết đọc, biết viết đã phải học online Dịch COVID-19 vẫn diễn biến khó lường ở Hà Nội khiến nhiều phụ huynh lo ngại con mình sẽ phải học trực tuyến ngay khi chập chững bước vào lớp 1. Theo kế hoạch năm học của Bộ GD&ĐT, sớm nhất là ngày 23/8, học sinh lớp 1 trên cả nước sẽ tựu trường. Lớp 1 học trực tuyến thế nào? Anh Đặng...