Giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học tiếng Anh
Theo Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ, giáo viên cần tăng cường giao lưu với giáo viên nước ngoài, nâng cao kỹ năng, chia sẻ kinh nghiệm giảng dạy.
“Nâng cao chất lượng dạy và học ngoại ngữ, đặc biệt môn tiếng Anh là việc không thể chậm trễ hơn nữa”, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ nhấn mạnh tại tọa đàm tìm giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học tiếng Anh được tổ chức tại TP HCM, chiều 20/7.
Đây là tọa đàm thứ hai, sau tọa đàm tìm giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học môn Lịch sử được Bộ GD&ĐT tổ chức ngay sau kỳ thi THPT quốc gia năm 2019. Kỳ thi năm nay, dù đã có tiến bộ song Lịch sử và Tiếng Anh vẫn là hai môn có số điểm trung bình thấp nhất.
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ chủ trì tọa đàm.
Báo cáo tại tọa đàm, ông Sái Công Hồng, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng, Bộ GD&ĐT cho biết, hàng năm Bộ đều phân tích kết quả thi THPT quốc gia trong đó có môn Tiếng Anh, để đánh giá chất lượng giáo dục và có những điều chỉnh việc dạy – học, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên cho phù hợp.
Trong phiên trao đổi, các lãnh đạo Vụ, Cục cùng chuyên viên phụ trách môn tiếng Anh đã có những phát biểu và chia sẻ nội dung liên quan đến việc giảng dạy Anh ngữ tại các trường phổ thông.
Bà Nguyễn Thị Mai Hữu, Giám đốc Đề án Ngoại ngữ Quốc gia cho rằng cho rằng cần sớm triển khai rộng rãi chương trình ngoại ngữ hệ 10 năm và rất cần có vai trò xã hội hóa, cần sự hỗ trợ của các trung tâm ngoại ngữ trong đào tạo giáo viên, nhất là giáo viên vùng sâu vùng xa.
Cũng trong phiên trao đổi này, đại diện phía Trung tâm Anh ngữ, ông Steven Happel, Quản lý chuyên môn Cấp cao của Anh văn Hội Việt Mỹ VUS đưa ra nhận xét và góp ý. Theo ông, quá trình huấn luyện và đào tạo để đảm bảo chất lượng giáo viên dạy ngoại ngữ hiện nay chưa có chuẩn chính xác và bài bản. Các giáo viên đang thiếu cơ hội được tham gia những buổi tập huấn về phương pháp giảng dạy chuyên nghiệp.
Trong khả năng của mình, với mong muốn đóng góp vào kết quả chung, mỗi năm, VUS đều đưa Hội nghị Giảng dạy tiếng Anh VUS Tesol đến đông đảo giáo viên Anh ngữ trên cả nước và khu vực. Sắp tới VUS sẽ tiếp tục có nhiều chương trình để hỗ trợ đào tạo giáo viên các trường chính quy nhằm góp phần thiết thực vào mục tiêu nâng cao trình độ Anh ngữ của học sinh
Video đang HOT
Ông Steven Happel, Quản lý chuyên môn cấp cao của VUS phát biểu tại toạ đàm.
Bà Lê Quang Thục Quỳnh, Tổng Giám đốc VUS cũng đưa ra một số báo cáo và đề xuất nhằm giúp phát triển việc dạy và học Tiếng Anh trên cả nước. Cụ thể, có ba việc cần đẩy mạnh và thực hiện nhanh chóng: Phát huy sự hợp tác giữa trung tâm Anh ngữ và hệ thống trường công từ đó thấy rõ hơn vai trò của xã hội hóa giáo dục; phát huy vai trò của trung tâm Anh ngữ trong phổ cập tiếng Anh cho mọi người; tạo điều kiện phát triển hệ thống trung tâm Anh ngữ chất lượng.
Để sớm hiện thực hoá các đề xuất trên, Anh văn Hội Việt Mỹ VUS có những bước xúc tiến đồng thời đưa vào thực tế các hoạt động thực tiễn. Trong đó có chương trình hỗ trợ đào tạo giáo viên tiểu học theo hình thức tự nguyện đăng ký và VUS hỗ trợ tài chính với mục tiêu giúp giáo viên đạt chuẩn đầu ra là PET. Chương trình thực hiện thí điểm với 100 giáo viên đào tạo trong 10 tháng với ngân sách đầu tư dự kiến khoảng 2,3 tỷ đồng.
Bà Lê Quang Thục Quỳnh phát biểu trong phiên thảo luận.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ ghi nhận những ý kiến từ các thành viên tham gia, đồng thời đưa ra những nhận định để khép lại buổi tọa đàm lần này: “Chất lượng dạy và học tiếng Anh phụ thuộc vào chất lượng đội ngũ giáo viên, lâu nay chuẩn hóa giáo viên vẫn theo nguyên tắc nặng bằng cấp, nhẹ thực hành. Phải từng bước hoàn thiện quy trình chuẩn hóa, giáo viên cần tăng cường giao lưu với giáo viên nước ngoài, nâng cao kỹ năng, chia sẻ kinh nghiệm giảng dạy”.
Bộ trưởng cũng lưu ý đến nguồn học liệu mở, học liệu số hóa để mọi người có thể linh hoạt học mọi lúc, bên cạnh đó cần phát triển một hệ thống khảo thí chuẩn, có thể kiểm tra trình độ Anh ngữ chính xác, đồng đều, tránh tình trạng mỗi bên một kiểu như hiện nay. Đó cũng là bước đệm giúp đẩy mạnh việc xã hội hoá Anh ngữ, tránh tình trạng chênh lệch quá rõ giữa các địa phương như hiện nay.
Đại diện Giáo viên nước ngoài của VUS lắng nghe chia sẻ từ Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ.
“Quan trọng là tạo được động lực cho người học, khi người học nhận thấy học ngoại ngữ là cần thiết cho việc đi thi, đi làm, giao tiếp hay để biết thêm một ngôn ngữ, việc học ngoại ngữ sẽ dễ dàng hơn và có chất lượng”, Bộ trưởng nhấn mạnh.
Thế Đan
Theo VNE
Cô giáo ĐH FPT vừa giỏi lại xinh như thiên thần khiến SV chẳng nỡ lòng trốn học
Xinh đẹp, thành thạo 2 ngoại ngữ, sở hữu đồng thời nhiều công ty, trưởng môn Marketing và Quản trị kinh doanh ĐH FPT - cô Vũ Minh Trang luôn là 'idol' trong mắt sinh viên. Tới giờ cô SV ĐH FPT chẳng nỡ trốn học.
Cô giáo Vũ Minh Trang tốt nghiệp Thạc sỹ về Marketing tại ĐH Salford tại Anh Quốc, và hiện tại đang là Trưởng môn Marketing và Quản trị kinh doanh của trường ĐH FPT. Cô đồng thời là trưởng môn trẻ tuổi nhất của ngôi trường này.
Trước khi đến với trường ĐH FPT, cô đã có kinh nghiệm giảng dạy cũng như làm việc tại nhiều trường đại học lớn và các công ty, tập đoàn có uy tín. Tuy nhiên, với bản tính năng động, ưa thích thử thách bản thân nên cô giáo Minh Trang quyết định chọn ngôi trường có cách giảng dạy mới lạ và đòi hỏi giảng viên luôn đổi mới phương pháp như ĐH FPT để thử sức.
Cô chia sẻ: "Dù từng học tập tại Anh, nhưng khi lần đầu tới ĐH FPT, tôi không tránh khỏi choáng ngợp trước khuôn viên xanh mát thư giãn của trường. Càng làm việc thì càng thấy gắn bó vì môi trường năng động, cho phép tôi thử các phương thức giảng dạy hiện đại mới mẻ. Sinh viên cũng năng động và có nền tảng ngoại ngữ tốt, nên mình truyền tải được nhiều kiến thức mới nhất về ngành cho các bạn mà không gặp nhiều rào cản."
Sinh viên tại trường ĐH FPT không chỉ yêu quý cô bởi khối kiến thức đồ sộ cô truyền tải trong mỗi bài giảng tâm huyết mà còn bởi những kinh nghiệm, trải nghiệm thực tế của cô trong kinh doanh.
Cô Trang chia sẻ, thời gian đầu, khi mới bước chân vào môi trường đào tạo quốc tế, tiếp xúc với rất nhiều sinh viên không chỉ trong nước mà còn phải giảng dạy, xây dựng giáo trình phù hợp với cả những sinh viên nước ngoài, cô đã gặp không ít khó khăn.
Tuy nhiên, nhờ có kinh nghiệm giảng dạy trước đó, kết hợp với những trải nghiệm của việc từng sống và di chuyển qua hơn 30 quốc gia, 50 thành phố trên thế giới, cô giảng viên trẻ đã biết cách bắt kịp với guồng quay của công việc tại môi trường năng động của ĐH FPT.
Gặp cô giảng viên 9X này trên bục giảng, mọi sinh viên đều bị ấn tượng bởi sự nhiệt tình, lối giảng dạy hiện đại thu hút nhưng khi bước chân ra khỏi cánh cổng trường ĐH FPT, khoác lên bộ vest của 1 doanh nhân, cô nổi bật trong vai trò thứ 2 của mình: 1 CEO đầy quyết đoán và mẫu mực.
Hiện nay cô đang quản lý một trung tâm đào tạo tiếng Anh với phương pháp đào tạo ngoại ngữ thông qua sở thích giới trẻ và công nghệ hiện đại, một công ty chuyên cung cấp các dịch vụ Marketing cho các doanh nghiệp và một quán cafe với phong cách chuẩn Âu ngay giữa lòng Hà Nội.
Công việc bận rộn là vậy nhưng cô vẫn luôn dành thời gian trau dồi bản thân để có thể vừa truyền tải kiến thức chuyên môn và tạo cảm hứng học tập nhiều hơn cho sinh viên mỗi lần lên giảng đường.
Sinh viên ĐH FPT thật may mắn khi có cô giáo vừa xinh đẹp vừa giỏi giang thế này phải không.
Mei
Theo baodatviet
Nhận định phổ điểm thi THPT Quốc gia 2019: Phản ánh chính xác chất lượng dạy và học Phân tích phổ điểm thi THPT quốc gia 2019, nhiều chuyên gia đánh giá cao về chất lượng đề thi, bởi vừa đạt mục tiêu phân loại để xét tốt nghiệp THPT, vừa có độ phân hóa cao để các trường đại học thuận lợi trong xét tuyển. Phổ điểm phản ánh chính xác chất lượng dạy và học Theo thống kê của...