Giải pháp một thành phố thông minh vì không khí sạch
Cùng với sự nỗ lực của cơ quan chức năng, việc đưa ra giải pháp của một thành phố thông minh để cải thiện chất lượng không khí đòi hỏi phải có sự phối hợp của cả cộng đồng.
Toàn cảnh Hội thảo.
Ngày 27/9, tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo Giải pháp thành phố thông minh vì không khí sạch: Thực hành hiện nay và khuyến nghị cho Việt Nam, do Viện Khoa học & Công nghệ Môi trường, Đại học Bách Khoa Hà Nội, Trung tâm Sống và Học tập vì môi trường và cộng đồng (Live & Learn), Mạng lưới không khí sạch Việt Nam (VCAP) phối hợp với Trung tâm Đông Tây (EAST- WEST CENT) và sự hỗ trợ của Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ ( USAID) tổ chức.
Hội thảo thu hút sự tham gia của hơn 100 chuyên gia, giảng viên đến từ nhiều lĩnh vực, tỉnh thành đang công tác trong lĩnh vực không khí tại Việt Nam và quốc tế. Đại diện các cơ quan Việt Nam có Tổng cục Môi trường (Bộ TNMT), Bộ Y tế, Chi cục Bảo vệ môi trường (Sở TN&MT Hà Nội) và các Tổ chức Phi chính phủ khác.
Hội thảo là cơ hội để giao lưu, trao đổi thông tin và học hỏi về các chủ đề liên quan, qua đó củng cố các mạng lưới chuyên gia và tổ chức hoạt động trong lĩnh vực không khí, thúc đẩy khoa học công dân để theo dõi chất lượng không khí và cùng nhau đưa ra các giải pháp thành phố thông minh vì không khí sạch.
Tại hội thảo các bài thuyết trình được các chuyên gia chia sẻ về vấn đề như: Giảm ô nhiễm không khí trong thành phố thông minh; quản lý chất lượng không khí khi tích hợp xu hướng, thách thức và cơ hội. Cùng với đó, các nhà khoa học đưa ra các chủ đề về kỹ thuật sử dụng máy đo CLKK giá thành thấp cho quan trắc, ứng dụng máy đo giá thành thấp vào nghiên cứu chất lượng không khí…
Video đang HOT
TS Hoàng Dương Tùng – Chủ tịch Mạng lưới Không khí sạch tại Việt Nam.
Phát biểu tại hội thảo, ông Nguyễn Đức Dương – đại diện tổ chức USAID tại Việt Nam chia sẻ, cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳcam kết hợp tác với chính quyền TP Hà Nội và các bên liên quan tại địa phương để cải thiện sức khỏe của người dân và đảm bảo sự hỗ trợ, chúng tôi sẽ mang lại kết quả bền vững và lâu dài.
Dự án không khí sach, thành phố xanh do chương trình sáng kiến địa phương của USAID tài trợ trong 2 năm qua, phù hợp với mục tiêu cùng chính phủ, người dân để giải quyết những thách thức về ô nhiễm không khí tại Việt Nam. Thông qua Trung tâm Sống và Học tập vì môi trường và cộng đồng (Live & Learn) và các đối tác trong mạng lưới, chúng tôi hỗ trợ, phối hợp thúc đẩy khoa học công dân. “Cuộc hội thảo hôm nay là tiếp bước những hành trình thách thức, chúng ta cần tin vào khoa học và lắng nghe những nhà khoa học” – ông Dương chia sẻ thêm.
Cũng tại hội thảo, TS Hoàng Dương Tùng – Chủ tịch Mạng lưới không khí sạch Việt Nam đã khẳng định, môi trường thông minh là một thành phần không thể thiếu của thành phố thông minh và để làm được điều đó cần giảm ô nhiễm không khí, giảm chất thải CTR sinh hoạt, giảm tiêu thụ nước và tiêu thu năng lượng.
Hội thảo sẽ tiếp tục diễn ra vào ngày 28/9, với rất nhiều những chia sẻ của các chuyên gia về chủ đề kỹ thuật như mô hình hóa ONKK tại các thành phố, mạng lưới và kế hoạch tương lai.
Theo kinh tế đô thị
Các bước tiêu tẩy thủy ngân ở kho Rạng Đông
Sau khi được bàn giao mặt bằng nhà kho Rạng Đông, bộ đội hoá học dùng hoá chất phản ứng với thuỷ ngân tạo ra hợp chất không độc hại.
Chiều 21/9, thượng tá Đậu Xuân Hoài, Phó viện trưởng Viện Hoá học Môi trường Quân sự (Binh chủng Hoá học) cho biết, sau 10 ngày thực hiện nhiệm vụ tiêu tẩy nhà kho Công ty cổ phần bóng đèn phích nước Rạng Đông, các lực lượng đã khống chế, cô lập được nguồn thuỷ ngân độc hại.
Theo ông Hoài, do diện tích nhà kho bị cháy lớn (khoảng 6.000 m2), việc tẩy độc phải thực hiện từng bước. Đầu tiên, khi Công ty môi trường đô thị và ông nghiệp 10 (Urenco 10) tháo dỡ sắt thép, vật liệu xây dựng, gạch vỡ, bóng đèn, tro xỉ..., bộ đội hoá học sẽ phun rải hoá chất, đảm bảo phế thải an toàn trước khi vận chuyển đến nơi xử lý.
Quá trình phá dỡ phát sinh bụi nên bộ đội cũng phun nước để không làm ảnh hưởng dân cư xung quanh và người lao động. Lực lượng của Binh chủng Hoá học, Bộ Tư lệnh Thủ đô hỗ trợ Urenco 10 bốc xếp phế thải để công việc tiến triển nhanh hơn.
Cùng với thu dọn sắt thép, phế thải, bộ đội hoá học tổ chức quan trắc môi trường để kịp thời phát hiện vật chất có nguy cơ gây ô nhiễm, nhanh chóng xử lý, không làm ảnh hưởng đến sức khoẻ người lao động và môi trường.
"Chúng tôi đang chờ Urenco 10 bàn giao mặt bằng, sau đó sẽ nhanh chóng tiêu tẩy toàn bộ, trả lại diện tích an toàn cho Công ty Rạng Đông", ông Hoài nói và cho biết, phương pháp tiêu tẩy gồm bốn bước nhưng cơ bản là dùng hoá chất phản ứng thuỷ ngân để tạo ra hợp chất không độc hại.
Viện phó Hoá học Môi trường Quân sự nói, do khối lượng phế thải phải dọn dẹp rất lớn, Urenco 10 lại chỉ có thể vận chuyển đến nơi xử lý vào buổi tối nên thời gian bàn giao mặt bằng sau một tuần như dự kiến ban đầu không thực hiện được. Ngày 20/9, Sở Tài nguyên Môi trường Hà Nội đã cử người xuống hiện trường họp với các bên và thống nhất bàn giao theo kiểu cuốn chiếu, tức là giải phóng mặt bằng đến đâu thì tiêu tẩy đến đó.
"Thành phố có văn bản đề nghị các đơn vị tiêu tẩy khu vực ngoài nhà kho nếu phát hiện ô nhiễm, nhưng theo kết quả quan trắc hiện tại, chúng tôi thấy phạm vi cần thiết phải xử lý chỉ trong nhà máy. Các lực lượng chức năng sẽ tiếp tục theo dõi để có giải pháp xử lý tốt nhất", ông Hoài nói và cho biết, Công ty thoát nước Hà Nội đã hút hết bùn ở các cống rãnh xung quanh nhà máy để đảm bảo an toàn cho người dân.
Lãnh đạo Urenco 10 cho biết đã huy động 80 công nhân, 7 máy phá dỡ và hơn 20 xe làm việc 16 giờ mỗi ngày để hạ giải khung sắt nhà xưởng và thu gom tro sỉ. Đến chiều 21/9, đơn vị đã thu gom 200 tấn tro sỉ ở kho Rạng Đông; dự kiến chiều 22/9 sẽ bàn giao 2.000 m2 trong tổng số 6.000 m2 mặt bằng nhà kho bị cháy cho bộ đội hóa học để tiêu tẩy.
"Chúng tôi vừa làm vừa phải gia cố khung nhà xưởng để đảm bảo an toàn lao động. Tro sỉ đều đóng kín vào bao, bộ đội hóa hóa tiêu tẩy từng bao sau đó vận chuyển dần ra nên tiến độ bị chậm", vị này nói và cho hay chất thải đều đưa lên xe chuyên dụng vận chuyển đến lưu giữ tại Nhà máy xử lý chất thải công nghiệp của Urenco 10 (Sóc Sơn).
Những ngày tới, lực lượng chức năng tiếp tục phối hợp duy trì quan trắc, tổ chức trinh sát môi trường các khu vực lân cận và phun hóa chất chuyên dụng ở các vị trí cần tiêu tẩy.
Trước đó sáng 12/9, hơn 130 cán bộ, chiến sĩ và hàng chục xe chuyên dụng của Viện Hóa học môi trường quân sự cùng Trung tâm ứng cứu sự cố phóng xạ hạt nhân miền Bắc (Binh chủng Hóa học) phối hợp với Bộ Tư lệnh Thủ đô đến Công ty Rạng Đông để bắt đầu tẩy độc khu vực nhà kho bị cháy.
Đám cháy nhà kho Công ty cổ phần bóng đèn, phích nước Rạng Đông (số 87-89 phố Hạ Đình, Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân, Hà Nội) bùng phát lúc 18h ngày 28/8, kéo dài suốt 5 tiếng. Thiệt hại ban đầu khoảng 150 tỷ đồng, trong đó sản phẩm đèn huỳnh quang là 480.000 chiếc, đèn tròn 2 triệu chiếc và bóng đèn HQ compact 1,6 triệu chiếc.
Theo quan trắc của Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường), lượng thủy ngân phát tán ra ngoài môi trường do vụ cháy từ 15,1 kg đến 27,2 kg, trong đó 480.000 bóng đèn huỳnh quang bị cháy có sử dụng thuỷ ngân lỏng có độc tính cao hơn viên Amalgam.
Hầu hết lượng thủy ngân trong các bóng đèn đã phát tán ra môi trường cùng với khói và khí thải của đám cháy. Ước tính phạm vi phát tán tối đa của khói thải khoảng 1,5 km, phạm vi ô nhiễm khoảng 200 m tính từ tường rào của nhà kho và theo hướng gió có thể ảnh hưởng đến khoảng cách 500 m.
Theo Hoàng Thuỳ - Tất Định (VnExpress)
Gió mùa Đông Bắc tràn về, không khí Hà Nội sẽ cải thiện vào cuối tuần Tình trạng ô nhiễm không khí của Hà Nội tiếp tục duy trì ở mức "Kém" cho đến cuối tuần khi có đợt gió mùa Đông Bắc tràn về. Sáng 18/9, ngày thứ tư liên tiếp hệ thống quan trắc tự động của Hà Nội thông báo chất lượng không khí ở mức "Kém"; chỉ số bụi mịn PM 2.5 từ 90 đến...