Giải pháp khắc phục những hạn chế trong công tác phân luồng
Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIII, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận đã có nội dung trả lời cụ thể liên quan đến vấn đề phân luồng học sinh sau khi hoàn thành chương trình THCS.
Cử tri hỏi:
Việc phân luồng học sinh sau khi hoàn thành chương trình Trung học cơ sở hiện nay còn nhiều hạn chế, là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến công tác dạy nghề và chất lượng đào tạo nguồn nhân lực. Bộ trưởng có trách nhiệm và giải pháp gì để khắc phục hạn chế nêu trên?
Bộ trưởng trả lời:
Bộ Giáo dục và Đào tạo cho rằng phân luồng là công việc phức tạp, không thể giải quyết bằng các mệnh lệnh hành chính mà phải có giải pháp hệ thống tạo ra con đường phát triển thuận lợi cho học sinh học nghề sau khi tốt nghiệp.
Phân luồng học sinh sau trung học cơ sở (THCS) là nhiệm vụ chiến lược được đặt ra từ nhiều năm nay nhưng vẫn chưa đạt được mục tiêu.
Hiện tại, hệ trung cấp chuyên nghiệp mỗi năm chỉ tuyển được từ 25 đến 28 nghìn học sinh tốt nghiệp THCS vào học theo chương trình 3 năm.
Trước thực trạng này, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã triển khai một số công việc sau:
- Chỉ đạo các địa phương phối hợp với các tổ chức chính trị xã hội để đẩy mạnh công tác phân luồng bằng những việc làm cụ thể, như: vận động Hội phụ nữ, Mặt trận Tổ quốc, Hội Cựu chiến binh, Hội Nông dân tuyên truyền để đưa học sinh tốt nghiệp THCS vào học trung cấp chuyên nghiệp (TCCN).
Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh đã ban hành Nghị quyết riêng về phổ cập trung học, là điều kiện quan trọng để triển khai phân luồng;
- Chỉ đạo các địa phương triển khai Công nghệ đào tạo trong giáo dục nghề nghiệp, thiết kế các khóa đào tạo kỹ năng cho học sinh bỏ học, học sinh tốt nghiệp THCS nhưng không theo học các chương trình trung cấp nghề hay TCCN;
- Phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, các cơ quan truyền thông tổ chức các hội thảo về công tác phân luồng nhằm tăng cường tuyên truyền và đẩy mạnh công tác này;
Video đang HOT
- Phối hợp với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chỉ đạo các Trung tâm giáo dục thường xuyên phối hợp với các cơ sở đào tạo nghề thí điểm kết hợp dạy văn hóa và dạy nghề, để sau 3 – 4 năm học sinh có thể nhận bằng tốt nghiệp THPT và bằng trung cấp nghề;
- Chỉ đạo các cơ sở đào tạo TCCN đổi mới nội dung đào tạo theo định hướng tiếp cận năng lực; Sắp xếp lại nội dung chương trình, đẩy mạnh đào tạo kỹ năng ngay từ đầu khóa học để hạn chế tình trạng thôi học.
Tuy nhiên, quá trình thực hiện phân luồng đang gặp nhiều khó khăn do các nguyên nhân sau:
- Tâm lý xã hội chạy theo bằng cấp, thể hiện trong cả tuyển dụng (rất nhiều doanh nghiệp đăng thông tin tuyển lao động đều phải tốt nghiệp trung học phổ thông) và đề bạt người lao động.
- Chất lượng công tác giáo dục hướng nghiệp trong trường phổ thông làm chưa tốt do thiếu tài chính và đội ngũ giáo viên được đào tạo về hướng nghiệp. Các doanh nghiệp cũng chưa quan tâm phối hợp với nhà trường để thực hiện việc này.
- Cơ hội việc làm cho những học sinh tốt nghiệp THCS vào học trung cấp nghề hay TCCN còn khá hạn chế.
- Sức hấp dẫn của các chương trình đào tạo nghề còn yếu, chưa gắn với năng lực hành nghề. Trang thiết bị các trường đào tạo nghề thiếu đồng bộ. Đội ngũ giáo viên đào tạo nghề thiếu kinh nghiệm thực tế.
Bộ Giáo dục và Đào tạo cho rằng phân luồng là công việc phức tạp, không thể giải quyết bằng các mệnh lệnh hành chính mà phải có giải pháp hệ thống tạo ra con đường phát triển thuận lợi cho học sinh học nghề sau khi tốt nghiệp.
Để thực hiện hiệu quả công tác phân luồng, ngoài trách nhiệm chính của ngành giáo dục và đào tạo và ngành lao động, thương binh và xã hội, cần có sự vào cuộc mạnh mẽ của cấp ủy, chính quyền các cấp, của cả hệ thống chính trị và cộng đồng doanh nghiệp, sự thay đổi nhận thức và vào cuộc của học sinh và gia đình.
Đầu tháng 6/2014, hai Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo và Lao động-Thương binh và Xã hội đã có cuộc làm việc để bàn và thống nhất các nội dung phối hợp để đẩy mạnh thực hiện phân luồng.
Trong thời gian tới, Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục thực hiện một số công việc sau:
- Tăng cường tuyên truyền; Mở diễn đàn trên Báo Giáo dục và Thời đại về công tác phân luồng học sinh sau THCS để cả xã hội tham gia đóng góp đẩy mạnh công tác này;
- Chỉ đạo các sở giáo dục và đào tạo yêu cầu các trường chuyên nghiệp trên địa bàn tham gia dạy các kỹ năng nghề nghiệp trong các trường phổ thông, giúp học sinh sớm làm quen với môi trường giáo dục nghề nghiệp để tạo ham muốn và lòng tin ban đầu, đồng thời phát huy hiệu quả sử dụng nguồn lực có sẵn ở các trường chuyên nghiệp;
- Phối hợp với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, các bộ, ngành và địa phương hoàn thiện quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp, tạo điều kiện tập trung huy động nguồn lực để nâng cao chất lượng đào tạo.
- Triển khai nghiên cứu cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân để hoàn thiện cơ chế phân luồng và liên thông trong hệ thống.
- Phối hợp với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội tổ chức Hội nghị quốc gia để bàn về các giải pháp đẩy mạnh phân luồng.
- Nghiên cứu, đề xuất Chính phủ cho phép triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia về đào tạo nghề và việc làm gắn với phân luồng học sinh hoặc lồng ghép công tác phân luồng vào chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm và dạy nghề hiện nay.
Theo Báo Giáo dục Thời đại
Sửa đổi quy định mở ngành trình độ TCCN
Bộ GD&ĐT vừa ban hành thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 52/2011/TT-BGDĐT quy định về điều kiện, hô sơ, quy trinh mơ nganh đào tạo, đình chỉ tuyển sinh, thu hồi quyết định mơ nganh đào tạo trình độ TCCN.
Theo thông tư này, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT quyết định mở ngành đào tạo trình độ TCCN đối với các cơ sở đào tạo trực thuộc Bộ và các cơ sở đào tạo thuộc các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, trường chính trị, trường quân sự tỉnh, trường của cơ quan nhà nước.
Điều kiện mở ngành đào tạo trình độ TCCN có một số điểm sửa đổi, bổ sung. Cụ thể, ngành đào tạo đăng ký mở phải phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quy hoạch và chiến lược phát triển của nhà trường, quy hoạch phát triển nhân lực của địa phương và của ngành.
Co đội ngũ giáo viên để thực hiện chương trình đào tạo. Giáo viên tham gia giảng dạy đảm bảo đủ tiêu chuẩn theo quy định của Luật giáo dục và Điều lệ trường TCCN, có kinh nghiệm thực tế về nghề nghiệp phù hợp với yêu cầu của môn học hoặc học phần mà giáo viên sẽ giảng dạy trong chương trình đào tạo (đối với giáo viên dạy các học phần chuyên môn).
Co đội ngũ giáo viên cơ hữu đảm nhận giảng dạy tối thiểu 70% khôi lương cua chương trinh đao tao tương ứng với mỗi khối kiến thức, kỹ năng cua nganh đăng ky mơ, trong đó ít nhất 3 giáo viên có ngành đào tạo đúng với ngành đăng ký mở (đối với các ngành thuộc lĩnh vực Nghệ thuật và nhóm ngành Thể dục thể thao phải có ít nhất 2 giáo viên có ngành đào tạo đúng với ngành đăng ký mở).
Trường hợp cơ sở đào tạo không có giáo viên tốt nghiệp đúng với ngành đăng ký mở (do ngành đào tạo ở trình độ TCCN không cùng với tên ngành trong danh mục đào tạo trình độ đại học) thì cơ sở đào tạo phải có ít nhất 3 giáo viên cơ hữu có bằng tốt nghiệp đại học trở lên cùng nhóm ngành và phải phù hợp với ngành đăng ký mở.
Phong hoc đap ưng được quy mô đao tao, đảm bảo diện tích sàn xây dựng không ít hơn 2m2/học sinh. Các phòng học phải đảm bảo về ánh sáng, thông gió, an toàn vệ sinh, cháy nổ và các trang thiết bị cơ bản phục vụ cho dạy học".
Trong thời hạn 3 năm liên tiếp tính đến ngày nộp hồ sơ đăng ký mở ngành đào tạo, không vi phạm các quy định về giáo dục ở mức độ bị xử phạt theo quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục và các quy định liên quan khác của pháp luật".
Đối với những ngành đào tạo mà Bộ, ngành chủ quản lĩnh vực đó có quy định điều kiện để được phép mở ngành đào tạo thì cơ sở đào tạo phải đáp ứng các quy định này đối với ngành đăng ký mở.
Với những ngành đăng ký mở là ngành đặc thù nên không thể đáp ứng được các yêu cầu mở ngành theo quy định, cơ quan có thẩm quyền quyết định mở ngành gửi văn bản xin ý kiến Bộ GD&ĐT và chỉ ký quyết định sau khi nhận được ý kiến chấp thuận bằng văn bản của Bộ GD&ĐT.
Về cơ sở đào tạo được phép tự thẩm định chương trình đào tạo, một số sửa đổi cụ thể như sau: Có ít nhất 5 giáo viên cơ hữu có bằng tốt nghiệp đại học trở lên đúng với ngành đăng ký mở. Đối với các ngành thuộc lĩnh vực Nghệ thuật và nhóm ngành Thể dục thể thao phải có ít nhất 3 giáo viên cơ hữu có bằng tốt nghiệp đại học trở lên đúng với ngành đăng ký mở.
Trường hợp cơ sở đào tạo không có giáo viên đáp ứng được điều kiện nói trên do ngành đăng ký mở không cùng với tên ngành trong danh mục ngành đào tạo trình độ đại học thì cơ sở đào tạo phải có ít nhất 5 giáo viên cơ hữu có bằng tốt nghiệp đại học trở lên cùng nhóm ngành với ngành đăng ký mở và phải phù hợp với ngành đăng ký mở".
Điều kiện cơ sở đào tạo được cơ quan có thẩm quyền quyết định mở ngành chỉ định thẩm định chương trình đào tạo trình độ TCCN cho cơ sở đào tạo khác cũng có sửa đổi. Theo đó, có ít nhất 5 giáo viên cơ hữu có bằng tốt nghiệp đại học trở lên đúng với ngành đăng ký mở, trong đó ít nhất 1 giáo viên có trình độ từ thạc sỹ trở lên (hoặc chuyên khoa cấp 1 trở lên đối với Lĩnh vực Sức khỏe).
Trường hợp ngành đăng ký mở không cùng với tên ngành trong danh mục ngành đào tạo trình độ đại học thì cơ sở đào tạo phải có ít nhất 5 giáo viên cơ hữu có bằng tốt nghiệp đại học trở lên cùng nhóm ngành với ngành đăng ký mở và phải phù hợp với ngành đăng ký mở, trong đó ít nhất 1 giáo viên có trình độ từ thạc sỹ trở lên (hoặc chuyên khoa cấp 1 trở lên đối với Lĩnh vực Sức khỏe)".
Thông tư này bổ sung nội dung mới trong quy trình mở ngành đào tạo trình độ TCCN. Cụ thể: Trường hợp ngành đăng ký mở thuộc đối tượng được quy định tại khoản 10 Điều 3 của Thông tư này, trong thời hạn không quá 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền quyết định mở ngành gửi văn bản tới Bộ GD&ĐT đề nghị giải quyết.
Bộ GD&ĐT có văn bản trả lời trong thời gian không quá 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản
Bãi bỏ điểm a khoản 1 Điều 4 về thẩm định chương trình đào tạo với nội dung: " Đã thành lập và tổ chức đào tạo được trên 3 năm".
Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 16/6/ 2014.
Theo GDTĐ
Đồng Tháp công bố phương thức tuyển sinh vào lớp 10 chuyên Sở GD&ĐT Đồng Tháp vừa công bố tuyển sinh vào lớp 10 chuyên năm học 2014 - 2015 với đầy đủ thông tin về chỉ tiêu, phương thức tuyển sinh, thời gian thi... Chỉ tiêu tuyển sinh THPT chuyên Nguyễn Quang Diêu: tuyển vào lớp 10 các lớp chuyên: Toán, Vật lý, Hoá học, Sinh học, Tin học, Ngữ văn, Lịch sử, Địa...