Giải pháp hội nghị thông minh hỗ trợ doanh nghiệp làm việc từ xa
CMS phối hợp cùng Samsung và Logitech ra mắt giải pháp hội nghị thông minh CMS Smart Meeting Solution giúp doanh nghiệp tương tác làm việc từ xa hiệu quả.
Theo một cuộc khảo sát mới đây trên toàn cầu, 98% nhân viên kỳ vọng các cuộc họp trong tương lai có thể tham dự từ xa, 53% số doanh nghiệp đang lên kế hoạch tối ưu hóa diện tích văn phòng, và 96% doanh nghiệp mong muốn các công nghệ thông minh sẽ cải thiện môi trường làm việc, số hóa không gian làm việc, tăng cường hiệu quả tương tác.
Nắm bắt về xu hướng làm việc mới, ngày 14 – 15/12, tại sự kiện DX Day 2020 do Hiệp hội phần mềm Vinasa tổ chức, CMS phối hợp cùng Samsung và Logitech chính thức ra mắt giải pháp hội nghị thông minh CMS Smart Meeting Solution giúp các tổ chức, doanh nghiệp tương tác làm việc từ xa hiệu quả trền nền tảng công nghệ tốt nhất, đáp ứng nhu cầu trao đổi và làm việc trực tuyến ngày càng phổ biến như hiện nay.
Hội họp chủ động, mọi lúc mọi nơi
Là mô hình làm việc “lai”, kết hợp giữa làm việc tại văn phòng và làm việc từ xa, nền tảng được tích hợp bởi các sản phẩm công nghệ hiện đại, gồm bảng tương tác Samsung Flip, hệ thống camera Logitech thế hệ AI và phần mềm họp trực tuyến, tạo ra giải pháp đồng bộ, thông minh, giúp doanh nghiệp dễ dàng thiết lập phòng họp giữa các điểm cầu, kết nối mọi lúc mọi nơi, trên mọi thiết bị có kết nối Internet chỉ với “1 chạm”.
Hoạt động trên toàn bộ hệ điều hành Windows, iOS, Android…, nền tảng phù hợp với mọi thiết bị di động, thuận tiện cho nhân sự linh hoạt làm việc, chia sẻ từ xa.
Thỏa sức tương tác, nâng cao trải nghiệm
Video đang HOT
Sử dụng Samsung Flip, giải pháp cho phép người dùng tận hưởng cảm giác viết vẽ thoải mái trên định dạng kỹ thuật số đa sắc màu, với mọi phông nền đang hiển thị, ghi chú kịp thời những ý tưởng sáng tạo. Thành viên từ xa trải nghiệm chân thực và sống động như đang làm việc trực tiếp nhờ Samsung Flip hiển thị hoàn hảo, chất lượng hình ảnh UHD sống động, hệ thống trực tuyến Logitech thế hệ AI cho âm thanh trong trẻo, chất lượng hình ảnh 4K hoặc full HD sắc nét.
Khả năng kết nối mạnh mẽ bất chấp khoảng cách nhờ phần mềm trực tuyến như Zoom Meeting, Microsoft Team hoặc Cisco Webex… thúc đẩy tương tác, nâng cao hiệu quả công việc.
Gia tăng hiệu suất, tiết kiệm chi phí
Giải pháp giúp người tham gia dễ dàng đồng bộ dữ liệu, trình bày mọi nội dung từ điện thoại, thiết bị di động lên màn hình Flip. Tất cả nội dung trong cuộc họp được lưu trữ tự động, chia sẻ nhanh nhất đến những người liên quan chỉ với một cú click chuột, gia tăng hiệu quả cộng tác.
Người dùng có thể ngồi tại bất kỳ văn phòng nào mà vẫn có thể thiết lập cuộc họp trực tuyến một cách đơn giản, để trao đổi, đồng bộ thông tin và ra quyết định công việc một cách nhanh chóng. Hệ thống cho phép 14 đến 18 người tham dự offline và lên tới 1000 điểm cầu tham gia từ xa (với phần mềm Zoom Meeting) để cùng trao đổi, thảo luận, giúp mở rộng quy mô cuộc họp theo mong muốn, phù hợp với nhu cầu làm việc từ xa đang gia tăng của các doanh nghiệp.
Tiết kiệm thời gian và nguồn lực quản trị, đặc biệt giảm thiểu chi phí lên đến khoảng 3 lần so với một số hình thức hội nghị truyền hình truyền thống, CMS Smart Meeting Solution được xem là nền tảng hoàn hảo cho mọi cuộc họp.
Từ nay đến 31/12/2020, người dùng khi mua giải pháp hội nghị truyền hình thông minh từ CMS sẽ được tặng 1 năm sử dụng miễn phí phần mềm Zoom.
Thứ trưởng TT&TT trẻ nhất Việt Nam: FPT, VNPT, Viettel phải phát huy vai trò hạ tầng và nền tảng, thay vì cạnh tranh với SME!
"Chúng ta sẽ chuyển đổi số nhanh hơn dựa trên các nền tảng, tức là đứng trên vai người khổng lồ để làm nhanh hơn" - Thứ trưởng Thông tin Truyền thông Nguyễn Huy Dũng nhấn mạnh tại diễn đàn DX Day 2020, Hà Nội ngày 14/12.
Vì sao phát triển startup cần số lượng?
Tại phiên thảo luận "Làm gì để đẩy nhanh tiến trình CĐS tại Việt Nam?" trong khuôn khổ DX Day 2020, Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng chia sẻ: "Chuyển đổi số là một hành trình dài, và là cuộc chạy tiếp sức. Thế hệ chúng tôi cam kết nỗ lực kế thừa những gì thế hệ trước, những doanh nghiệp có tên tuổi, những cộng đồng như VINASA đã tạo dựng. Chúng ta sẽ chuyển đổi số nhanh hơn dựa trên các nền tảng, tức là đứng trên vai người khổng lồ để làm nhanh hơn".
Với đúng tinh thần đó chương trình chuyển đổi số quốc gia đã xác định ra 4 loại hình doanh nghiệp công nghệ số trọng tâm, với những vai trò khác nhau.
Thứ nhất là những tập đoàn thương mại lớn, có tiềm lực tài chính, có thị trường. Ví dụ như Tập đoàn Vingroup đã định hướng trở thành tập đoàn công nghệ. Thứ hai, là những doanh nghiệp công nghệ thông tin có bề dày truyền thống. Những doanh nghiệp này, nếu như trước đây chỉ là nhà khai thác dịch vụ, đi gia công thì nay chuyển sang làm chủ công nghệ lõi, như Viettel, FPT, CMC...
Thứ ba là những doanh nghiệp tư vấn công nghệ. Họ sẽ là người mang công nghệ thông tin vào mọi ngõ ngách của cuộc sống như việc tư vấn triển khai dịch vụ số cho bà con nông dân.
Cuối cùng là các startup công nghệ. Đó là 4 loại hình doanh nghiệp đang được tập trung phát triển. Theo ông Dũng, chúng ta không cần quá nhiều doanh nghiệp loại thứ nhất và thứ hai vì những doanh nghiệp có tiềm lực và làm chủ được công nghệ lõi thì rất ít. Nhưng Việt nam rất cần doanh nghiệp loại thứ ba, chuyên tư vấn giúp cộng đồng triển khai công nghệ. Và ta cũng cần nhiều startup thành công. Nhóm doanh nghiệp loại thứ nhất và thứ hai sẽ "kéo" loại thứ ba và thứ tư, tạo thành một hệ sinh thái.
Thứ trưởng nhấn mạnh: "Nếu chúng ta đã có sau lưng cả một cộng đồng, một nền tảng như vậy, thì chúng ta không sợ gì cả, chúng ta mạnh mẽ tiến lên phía trước, với tinh thần nhanh hơn, quyết liệt hơn".
Thứ trưởng Dũng nói: "Quá trình chuyển đổi số có rất nhiều việc để làm, nhưng nếu chọn lấy một việc quan trọng, tôi vẫn mong ước có thể phát triển một cộng đồng doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam mạnh, mà những doanh nghiệp lớn sẽ chơi đúng vai, chúng ta cũng có nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ để triển khai hệ sinh thái ứng dụng. Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng vẫn nói, khát vọng là cứ 1.000 người dân thì có một doanh nghiệp để chúng ta mang công nghệ vào mọi ngõ ngách của cuộc sống. Để làm được điều đó, các doanh nghiệp lớn như FPT, VNPT, Viettel phải phát huy vai trò hạ tầng và nền tảng, thay vì cạnh tranh với doanh nghiệp vừa và nhỏ".
Mô hình "kiềng ba chân" trong chuyển đổi số
Bộ Thông tin Truyền thông đã nhiều lần nhấn mạnh sáng kiến về vai trò cộng hưởng của cả ba bên, cơ quan quản lý nhà nước, tập đoàn lớn và các tổ chức, cá nhân có giải pháp công nghệ trong quá trình chuyển đổi số, kêu goi các tập đoàn lớn cùng tham gia với cơ quan quản lý trong quá trình nâng đỡ các ý tưởng mới, các công ty non trẻ. Như vậy, sự hội tụ của giải pháp công nghệ, giải pháp đầu tư, triển khai, giải pháp, chính sách quản lý chắc chắn sẽ tạo ra sự bùng nổ, chuyển đổi số mọi ngành và lĩnh vực của đời sống xã hội.
Ông Ngô Diên Hy, VNPT cho biết, công ty có rất nhiều lợi thế về chuyển đổi số khi là doanh nghiệp lớn, có lực lượng thông tin tại chỗ. Với việc Bộ Thông tin Truyền thông định hướng doanh nghiệp lớn không nên đi vào cạnh tranh các sản phẩm nhỏ lẻ với doanh nghiệp nhỏ, VNPT cũng nhận thấy trách nhiệm, làm sao để hợp tác với doanh nghiệp nghiệp vừa và nhỏ. VNPT cũng đang làm việc với một số hiệp hội để tìm ra cơ hội hợp tác với doanh nghiệp công nghệ ở quy mô nhỏ, đang có những sản phẩm cần phát triển mạnh. Doanh nghiệp lớn có thể hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ đem sản phẩm phổ biến sâu nhất, rộng nhất trong cộng đồng.
"Công tác chuyển đổi số, khó nhất vẫn là tìm được đúng mô hình người trả tiền cho dịch vụ. Thậm chí, chúng ta phải chấp nhận làm trước. Như vậy dẫn đễn tình huống, VNPT rất mong muốn hợp tác, nhưng khi nêu vấn đề cần phát triển trước khi được thị trường đón nhận để kiếm tiền thì đó là giai đoạn rất khó khăn và VNPT đang trăn trở" - đại diện VNPT chia sẻ.
Ông Trương Gia Bình - Chủ tịch FPT nhận định: "Đất nước mạnh khi doanh nghiệp mạnh, chứ không thể vài công ty mạnh được. Nên có lẽ phải bàn với nhau để các doanh nghiệp lớn tạo sân chơi tốt cho toàn ngành, để ai cũng có quyền được đóng góp. Đó là bài toán mà VINASA sẽ phải suy nghĩ, nghiên cứu và hành động trong năm 2021".
Thứ trưởng Bộ Thông tin Truyền thông khẳng định, chuyển đổi số chỉ thành công nếu toàn dân tham gia. Ông kêu gọi các mỗi cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp nhanh chóng hoạch định cho mình một bản chiến lược và kế hoạch hành động thực hiện chuyển đổi số. Thứ trưởng cam kết: "Tôi mong mỏi các doanh nghiệp, bất cứ khi nào có kiến nghị đề xuất đặc biệt liên quan đến chính sách, kết nối, chia sẻ, cứ liên hệ trực tiếp với tôi. Gọi điện mà tôi không nghe thì nhắn cho tôi một cái tin, hoặc gửi email. Tôi cam kết trả lời trong vòng 24 giờ!".
Techfest 2020: Lộ diện Top 3 startup chuyển đổi số lĩnh vực CNTT Từ 10 đơn vị tham dự, buổi Startups Pitching trong khuôn khổ Hội nghị Thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo ngành công nghệ thông tin 2020 đã tìm ra ba cái tên xuất sắc nhất. Hội nghị Thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo ngành công nghệ thông tin 2020 là một phần trong chuỗi các chương trình đang diễn...