Giải pháp giúp trường ĐH cạnh tranh bình đẳng
Tại hội nghị tổng kết 20 năm phát triển mô hình giáo dục ĐH ngoài công lập (NCL), do hiệp hội các trường này tổ chức vừa qua, tổ chức này cho rằng giữa các trường công lập và NCL đang có một “sân chơi” không bình đẳng. Bộ GD-ĐT cần có chính sách tháo gỡ khó khăn cho các trường để huy động được sự đóng góp của người dân, giảm chi cho ngân sách nhà nước.
Theo thống kê của hiệp hội, so với một số nước trong khu vực, Việt Nam vẫn là nước có tỷ lệ sinh viên NCL thấp (khoảng 17%), trong khi đó Malaysia có 600 trường ĐH NCL nhưng chỉ có 100 trường ĐH công lập, Hàn Quốc có 67% SV học tập tại các trường NCL, Nhật Bản là 80%…
Ảnh minh họa
Tại hội nghị, ông Bùi Văn Ga, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT, thẳng thắn thừa nhận: hệ thống cơ chế, chính sách đối với các trường NCL hiện nay chưa đồng bộ, đầy đủ và bền vững nên quá trình hoạt động của các trường rất khó khăn. Ông Ga cũng cho biết đang có nhiều giải pháp tạo sự bình đẳng cho 2 hệ thống giáo dục này.
Theo chỉ đạo của Chính phủ, Bộ GD-ĐT đang phối hợp với các bộ liên quan xây dựng khung trình độ quốc gia của VN phù hợp các nước ASEAN, quy định về năng lực của các cấp bậc đào tạo khác nhau, tất cả các trường sẽ phải căn cứ vào đó để đào tạo nguồn nhân lực. Dự kiến đầu năm 2014 sẽ hoàn thành dự thảo khung trình độ quốc gia. Theo ông Ga, đây là một thách thức rất lớn nhưng cũng là một cơ hội để các trường, đặc biệt là các trường NCL phát triển.
Cũng để tạo ra sự cạnh tranh bình đẳng trong toàn hệ thống cho cả trường công lập và NCL, ông Ga thông tin Bộ đang soạn thảo và trình chính phủ ban hành quy định về phân tầng, xếp hạng các trường ĐH, CĐ. Việc phân tầng xếp hạng này không phân biệt loại hình trường là công lập hay tư thục. “Khi có một hệ thống xếp hạng phân tầng rõ ràng, minh bạch thì chúng ta sẽ có một sân chơi bình đẳng giữa các trường ĐH, CĐ”, ông Ga nói. Bộ GD-ĐT cũng đã quyết định thành lập một trung tâm kiểm định chất lượng độc lập, có trách nhiệm kiểm định chất lượng của các trường mà không phân biệt trường công hay NCL.
Video đang HOT
Theo TNO
Hỗ trợ học phí cho sinh viên trường tư
Đại học ngoài công lập hoạt động phi lợi nhuận sẽ được hưởng nhiều ưu đãi như trường công lập.
Bộ GD-ĐT đang gấp rút soạn thảo thông tư hướng dẫn Luật Giáo dục Đại học. Theo đó, những cơ sở giáo dục Đại học hoạt động theo hướng phi lợi nhuận sẽ được nhận nhiều ưu đãi như ĐH công lập.
Xóa bỏ thiệt thòi
Việc cơ sở giáo dục ngoài công lập bị đối xử bất bình đẳng đã được nhiều chuyên gia bấy lâu lên tiếng.
Trong một nghiên cứu của mình, TS Dương Việt Anh (Trung tâm Hội nhập và Phát triển) cho biết, 95% số học sinh đang theo học tại các trường ngoài công lập ở nông thôn là con em nông dân. "Con em các gia đình khá giả ở nông thôn thường có điều kiện học tập tốt và dễ thi vào trường công hoặc cha mẹ "có cách" để các em được vào trường công lập. Chỉ có con em nhà nghèo, học kém mới vào trường dân lập. Và vì thế, các em không được thụ hưởng các chính sách hỗ trợ cho người nghèo như miễn-giảm học phí, miễn phí xây trường, cấp sách giáo khoa, cấp kinh phí ăn ở... là những thứ mà chỉ ở trường công lập mới có", TS Anh nói.
GS. Trần Hồng Quân, Chủ tịch Hiệp hội các trường ngoài công lập nhận định vai trò giáo dục ngoài công lập chưa được đánh giá đúng, chính là nguyên nhân dẫn tới những bất cập về chính sách.
"Sinh viên ngoài công lập chịu 100% chi phí, sinh viên công lập lại được Nhà nước hỗ trợ khoảng 70%, rõ ràng rất không bình đẳng. Vô lý ở chỗ, tiền đầu tư của Nhà nước cho giáo dục là tiền đóng thuế của toàn dân nhưng cùng là sinh viên thì công lập được hưởng còn ngoài công lập lại không được hưởng", GS Quân nói.
Những cơ sở giáo dục Đại học hoạt động theo hướng phi lợi nhuận sẽ được nhận nhiều ưu đãi như ĐH công lập.(Ảnh minh họa)
PGS.TS. Trần Xuân Nhĩ, nguyên Thứ trưởng Bộ GD-ĐT dẫn ra ví dụ: Hai thí sinh cùng đi thi, nếu đạt điểm sàn (13 điểm) sẽ được theo học trường công và được hỗ trợ từ A-Z, nhưng chỉ dưới nửa điểm thì lai theo học hệ ngoài công lập và không được hỗ trợ gì. Từ nghịch lý này, nguyên Thứ trưởng Bộ GD-ĐT đề nghị bất cứ sinh viên trường nào cũng cần được nhận chính sách hỗ trợ.
Theo Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga, một trong vấn đề quan trọng mà Luật Giáo dục ĐH lần này nêu ra là cơ chế hỗ trợ cho các trường tư thục hoạt động phi lợi nhuận, nhằm xóa bỏ thiệt thòi bấy lâu cho các trường này.
Theo đó, các trường ngoài công lập có thể đi theo hai hướng: đối với những trường hoạt động có lợi nhuận thì vẫn áp dụng cơ chế như một doanh nghiệp; đối với những trường hoạt động phi lợi nhuận sẽ được áp dụng cơ chế hỗ trợ tối đa về thuế, đất đai...
"Đối với sinh viên đang theo học tại trường tư phi lợi nhuận cũng được hỗ trợ theo chế độ nhất định. Đặc biệt, sinh viên là đối tượng chính sách cũng sẽ được hỗ trợ và đóng mức học phí như quy định của trường công lập ", Thứ trưởng Ga cho biết.
Băn khoăn về tiêu chí
Chủ trương hỗ trợ cho các cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập và sinh viên theo học tại đây đều được các chuyên gia hoan nghênh. Tuy nhiên, Thứ trưởng Bùi Văn Ga cho biết, Bộ GD-ĐT đang vướng khi ban hành thông tư hướng dẫn nhằm xác định tiêu chí thế nào là hoạt động phi lợi nhuận và thế nào là lợi nhuận. " Đây là vấn đề mới cần có sự bàn bạc của các bộ ngành liên quan. Tuy nhiên theo tiến độ, nhất định trong năm nay Bộ phải trình được thông tư hướng dẫn thực hiện lên Thủ tướng phê duyệt", Thứ trưởng Ga nói.
Theo PGS.TS. Trần Xuân Nhĩ không khó để xác định được thế nào là trường hoạt động phi lợi nhuận, thế nào là có lợi nhuận. "Ở nước ta chưa có loại hình doanh nghiệp đứng ra lập cơ sở giáo dục mà chỉ là dựa vào vốn xã hội hóa của các cổ đông góp lại. Chính vì thế, các trường đều phải hạch toán thu chi rõ ràng theo từng năm. Dựa trên cân đối thu chi, nếu xét thấy lợi nhuận của trường chuyển về cho các cổ đông cao hơn lãi suất gửi vào ngân hàng thì rõ ràng anh đã có lợi nhuận. Ngược lại, nếu anh chỉ trả bằng hoặc thấp hơn lãi suất của ngân hàng thì tất nhiên là không có lời " PGS Nhĩ phân tích.
Từ thực trạng nền giáo dục hiện nay của Việt Nam, các chuyên gia đều đưa ra nhận định, hầu hết các trường đại học ngoài công lập hiện nay "sống" cầm chừng là may rồi chứ đừng nói tới chuyện có lãi.
"Với cơ chế tuyển sinh theo điểm sàn hiện nay, các trường đại học ngoài công lập hầu hết bị lỗ khi không tuyển được sinh viên", PGS.TS. Trần Xuân Nhĩ nhận định và kiến nghị: "Trước mắt nhà nước nên hỗ trợ cho tất cả các trường ngoài công lập để họ vượt qua giai đoạn khó khăn này mà tồn tại, sau đó mới quay trở lại xác định hoạt động có lợi nhuận hay phi lợi nhuận".
Tuyết Mai (Khampha.vn)
Xưng "tôi" gọi "anh/chị": Thầy e dè, trò "ngượng miệng" Có giảng viên "mạnh dạn" xưng "tôi" gọi "anh/chị" với sinh viên thì bị phán xét thầy khó tính, lên mặt hoặc trò không dám nhận. Việc xưng hô "tôi - anh/chị" thể hiện sự bình đẳng, dân chủ ở trường đại học vẫn đang gặp không ít rào cản. SV "ngượng miệng" xưng "tôi" Nguyễn Thanh Nh., sinh viên (SV) Trường ĐH...