Giải pháp điều trị ung thư, xử lý chất thải và tăng giá trị quả chuối đoạt giải khoa học
Ngày 20-6, Cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp quốc gia năm học 2019-2020 dành cho học sinh trung học khép lại với 75 giải thưởng. Nhiều dự án hướng tới cộng đồng, môi trường sống và người yếu thế trong xã hội đã đoạt giải.
Hai học sinh trường THPT Phan Đình Phùng (Hà Nội) đoạt giải nhất với dự án tăng giá trị cho quả chuối – Ảnh: VĨNH HÀ
Trong 75/137 dự án được trao giải, có 11 dự án của 21 học sinh được giải nhất, 16 giải nhì, 21 giải ba và 27 giải tư.
Nhận xét về các dự án khoa học kỹ thuật của học sinh dự thi năm nay, GS.TS Nghiêm Ngọc Minh, trưởng ban giám khảo, đánh giá cao chất lượng các dự án. Trong đó có những dự án có tính khái quát cao, tiếp cận những vấn đề mới cần phải thực hiện bằng kỹ thuật cao trong các phòng thí nghiệm.
“Sự nhiệt tình, vô tư của các em học sinh đã đem lại nguồn cảm hứng. Đặc biệt là những dự án của học sinh THCS, tuy giá trị khoa học chưa cao nhưng thường bắt nguồn từ những ý tưởng rất đời thường trong cuộc sống hàng ngày ở địa phương nên có giá trị thực tiễn”, ông Nghiêm Ngọc Minh nhận xét.
Trưởng ban giám khảo cuộc thi cũng nêu những điểm còn bất cập như cách chọn đề tài của nhiều học sinh quá sức, dẫn tới việc giải quyết vấn đề chưa thấu đáo, còn lúng túng khi phải trình bày và trả lời phỏng vấn về dự án của mình. Bên cạnh đó, một số đề tài có hàm lượng khoa học thấp.
Ông Minh bày tỏ mong muốn những đề tài nghiên cứu khoa học của học sinh nên xuất phát từ chính suy nghĩ của các em, có thể các em sẽ có những ý tưởng thú vị, ấn tượng và thành công bất ngờ.
“Em tìm hiểu và đã ngạc nhiên khi thấy ở Nhật, quả chuối được bán với giá đắt. Người Nhật có thói quen ăn chuối vì quả chuối có giá trị dinh dưỡng cao. Trong khi ở Việt Nam, chuối là trái cây phổ biến nhưng giá lại rẻ do khả năng bảo quản thấp, dễ hỏng. Từ quan sát đó, chúng em chọn đề tài nghiên cứu với mong muốn nâng giá trị quả chuối, bảo quản được chuối trong thời gian dài hơn”, Đậu Anh Nhi và Nguyễn Mạnh Trường Kỳ, học sinh Trường THPT Phan Đình Phùng (Hà Nội) chia sẻ.
Dự án ứng dụng vật liệu nano chitosan hoàn thiện chế phẩm phủ màng compozit HPMC nano trong bảo quản quả chuối của hai học sinh Hà Nội là 1 trong 11 dự án đoạt giải nhất.
Những dự án nghiên cứu, chiết suất từ nguyên liệu tự nhiên các chất có tác dụng điều trị ung thư, đái tháo đường và thiết kế các dụng cụ hỗ trợ chăm sóc y tế được nhiều học sinh lựa chọn. Nhưng thú vị và ấn tượng là những dự án chế tạo vật dụng thân thiện với môi trường từ vật liệu tại địa phương, các nghiên cứu thuộc lĩnh vực khoa học xã hội hành vi nhưng có ý nghĩa, gần gũi với lứa tuổi học sinh.
Video đang HOT
Ví dụ như “giải pháp hạn chế ảnh hưởng ngôn ngữ tiêu cực của cha mẹ đến tâm lý con cái ở lứa tuổi THCS” của em Trần Minh Thúy (Phú Thọ) đoạt giải tư. Hay dự án “Biện pháp nâng cap nhận thức về hành vi theo đuổi hình tượng “ngôi sao ảo trên mạng xã hội” của em Nguyễn Minh Châu (Hà Tĩnh) đoạt giải nhì…
Nhiều dự án tác động đến hành vi của lứa tuổi học sinh như không vứt rác bừa bãi, tuân thủ luật giao thông, bảo vệ môi trường, nói không với rác thải nhựa…
Có một dự án khá thú vị của em Bùi Nguyên Nghĩa, học sinh đến từ Lào Cai, đoạt giải nhất là “Cảm nhận cuộc sống của trẻ em bán hành rong của người dân tộc thiểu số ở Sa Pa”
75 dự án đạt giải thi Khoa học kỹ thuật cấp quốc gia năm học 2019-2020
Danh sách dự án đạt giải được công bố tại bế mạc Cuộc thi Khoa học kỹ thuật cấp quốc gia học sinh trung học năm học 2019-2020 diễn ra sáng 20/6, tại Đà Nẵng.
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ trao giải cho các học sinh có dự án đạt giải nhất.
75 trong tổng số 137 dự án đã đạt giải thi khoa học kỹ thuật cấp quốc gia năm học 2019-2020.
Trong số này có 11 dự án đạt giải nhất (21 học sinh), 16 dự án đạt giải nhì, 21 dự án đạt giải ba và 27 dự án đạt giải tư.
GS.TS Nghiêm Ngọc Minh - Trưởng Ban Giám khảo Cuộc thi - cho biết: Ban giám khảo năm nay gồm 55 thành viên là các nhà giáo, các nhà khoa học có uy tín, các thầy cô giáo được mời đến từ các trường ĐH, các viện nghiên cứu trên toàn quốc và có sự tham gia của nhiều thành viên mới.
Ông Vũ Minh Đức - Chủ tịch Công đoàn giáo dục Việt Nam, bà Lê Thị Bích Thuận - Giám đốc sở GD&ĐT Đà Nẵng trao giải nhì cho các học sinh - chủ nhân 16 dự án đạt giải nhì.
Với tinh thần của Cuộc thi là khuyến khích niềm say mê cũng như phát triển năng lực và phẩm chất nghiên cứu khoa học của học sinh trung học, Ban giám khảo đã bám sát các tiêu chí cuộc thi, qua đó kiểm tra các ý tưởng sáng tạo và năng lực nghiên cứu khoa học, sự tìm tòi những ý tưởng mới của học sinh.
Điều này bảo đảm tính công bằng, khách quan, sự nghiêm túc và vô tư trong đánh giá, chấm điểm. Kết quả của các dự án được đánh giá thông qua 2 phần chấm điểm: chấm quyển báo cáo tóm tắt kết quả của dự án và chấm phỏng vấn trực tiếp thông qua trình bày các poster.
Từng thành viên trong Ban giám khảo đã tiến hành chấm độc lập, làm việc qua nhiều vòng nhằm đánh giá được toàn diện cả năng lực viết báo cáo và khả năng trình bày và trả lời các câu hỏi của học sinh.
Mỗi giám khảo độc lập phỏng vấn trực tiếp học sinh một cách cụ thể và cẩn trọng, đặt ra những câu hỏi rõ ràng, khoa học, đặc biệt những giải có điểm số cao được chọn ngẫu nhiên để chấm kiểm tra lại, nhằm đánh giá công tâm, khách quan, chính xác vì sự thành công của Cuộc thi.
Ông Mai Văn Trinh - Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD&ĐT), ông Nguyễn Xuân Thành - Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học, Bộ GD&ĐT trao giải ba cho 11 trong 21 dự án đạt giải này.
Đối với các dự án thuộc lứa tuổi học sinh THCS, tuy còn nhỏ tuổi, nền tảng kiến thức được trang bị chưa bằng các anh chị cấp THPT, nhưng đã sẵn sàng tranh tài với các anh chị bằng sự sáng tạo và năng lực của chính bản thân mình và nhiều em đã thành công. Đặc biệt, tìm hiểu các ý tưởng mới, tư duy khoa học của học sinh được thể hiện thế nào? Khả năng làm khoa học của các em ra sao để có được những kết quả mới, sáng tạo, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn?
"Vì vậy, nhiều nhà khoa học trong Ban giám khảo cho rằng: Chính sự nhiệt tình, sự tự tin và vô tư của các em đã đem lại nguồn cảm hứng và càng thấy rõ hơn vai trò, trách nhiệm, sự công tâm của người cầm cân, nảy mực trong vai trò thành viên của Ban giám khảo" - GS.TS Nghiêm Ngọc Minh chia sẻ.
Ông Lê Đăng Thọ - Giám đốc Quỹ Hỗ trợ sáng tạo kỹ thuật Việt Nam và Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Đà Nẵng trao bằng khen cho các học sinh có dự án đạt giải Tư.
Nhận định của Ban giám khảo, mặc dù những đề tài của học sinh THCS giá trị khoa học chưa cao, thường bắt nguồn từ những ý tưởng thực tiễn rất đời thường trong cuộc sống hàng ngày ở các địa phương, nhưng lại có giá trị thực tiễn. Một số ý tưởng khá sáng tạo đã tạo nên sự hấp dẫn của Cuộc thi. Đặc biệt, trong cuộc thi lần này có sự tham gia của một số em thuộc dân tộc thiểu số đến từ các tỉnh vùng cao, vùng sâu, vùng xa đã để lại ấn tượng sâu sắc cho Ban giám khảo.
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ phát biểu tại lễ bế mạc.
Phát biểu tại lễ bế mạc Cuộc thi Khoa học kỹ thuật cấp quốc gia học sinh trung học năm học 2019-2020, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ nhấn mạnh yêu cầu cần đẩy mạnh việc khuyến khích học sinh phổ thông nghiên cứu khoa học, tiếp tục khơi dậy niềm đam mê sáng tạo cho mỗi học sinh; đẩy mạnh đổi mới cách dạy, cách học; thực hiện tinh thần đổi mới chương trình giáo dục phổ thông ngay từ chương trình hiện hành, hướng tới phát triển, phẩm chất năng lực cho học sinh...
Thứ trưởng cũng yêu cầu tiếp tục đẩy mạnh việc kết nối với các trường ĐH, CĐ và kết nối với các doanh nghiệp để cùng hỗ trợ nghiên cứu khoa học cho học sinh; đẩy mạnh thực hiện giáo dục STEM trong các nhà trường.
Với tinh thần tiếp tục đẩy mạnh đổi mới dạy học, ứng dụng khoa học kỹ thuật trong thực tế, đưa học tập gắn với thực tiễn, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ cũng thay mặt lãnh đạo Bộ GD&ĐT phát động Cuộc thi Khoa học kỹ thuật cấp quốc gia học sinh trung học năm học 2020 - 2021, sẽ được tổ chức tại Thừa Thiên Huế, dự kiến vào tháng 3 năm 2021.
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học (Bộ GD&ĐT) Nguyễn Xuân Thành, Giám đốc sở GD&ĐT Đà Nẵng Lê Thị Bích Thuận trao cờ đăng cai cuộc thi Cuộc thi Khoa học kỹ thuật cấp quốc gia học sinh trung học năm học 2020 - 2021 cho sở GD&ĐT Thừa Thiên Huế.
Tại lễ bế bạc, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ đã trao Bằng khen của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT cho 2 tập thể (Sở GD&ĐT Đà Nẵng, Trường THPT Nguyễn Khuyến, Đà Nẵng) và 12 cá nhân có thành tích xuất sắc trong chỉ đạo tổ chức cuộc thi. 21 học sinh có dự án đạt giải nhất Cuộc thi cũng được trao Bằng khen của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT.
Trong khuôn khổ chương trình, lãnh đạo Sở GD&ĐT tỉnh Thừa Thiên Huế cũng nhận cờ đăng cai cuộc thi Cuộc thi Khoa học kỹ thuật cấp quốc gia học sinh trung học năm học 2020 - 2021.
11 dự án đạt giải nhất:
Học sinh trung học tranh tài nghiên cứu khoa học Hôm nay, 19.6, tại TP.Đà Nẵng, cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp quốc gia dành cho học sinh trung học được khai mạc sau 3 lần tạm hoãn vì dịch Covid-19. Các đoàn dự thi ra mắt trong buổi lễ khai mạc - ẢNH TUỆ NGUYỄN Năm học 2019 - 2020 là năm thứ 8 Bộ GD-ĐT tổ chức cuộc thi Khoa...