Giải pháp biến xe tăng M48 Việt Nam thành… M1 Abrams
Nếu được nâng cấp theo gói 120S, các xe tăng M48 lạc hậu của Việt Nam sẽ có sức mạnh hỏa lực tương đương với… siêu tăng M1 Abrams.
M48 Patton là xe tăng chiến đấu chủ lực do Mỹ thiết kế từ năm 1951 và được sản xuất hàng loạt trong giai đoạn 1952 – 1959 với tổng số khoảng 12.000 chiếc xuất xưởng.
Thông số kỹ thuật cơ bản của xe tăng M48: trọng lượng chiến đấu 49,6 tấn; chiều dài 9,3 m (với pháo quay về phía trước); chiều rộng 3,65 m; chiều cao 3,1 m; kíp chiến đấu 4 người.
M48 được trang bị pháo chính M41 cỡ 90 mm với cơ số đạn 62 viên, vũ khí phụ gồm 1 súng máy M2 cỡ 12,7 mm và 1 súng máy M73 cỡ 7,62 mm. Vỏ giáp của xe chỗ dày nhất đạt 120 mm và nơi mỏng nhất chỉ là 25 mm
Động cơ Continental AVDS-1790-2 V12 công suất 750 mã lực của M48 cho tốc độ di chuyển tối đa 48 km/h trên đường nhựa, tầm hoạt động 462 km.
Xe tăng chiến đấu chủ lực M48 Patton
Vào ngày 9/3/1965, chiếc M48A3 đầu tiên của Tiểu đoàn tăng số 3, Thuỷ quân lục chiến Mỹ đã cập cảng Đà Nẵng. Trong thời gian tham chiến, đây chính là loại xe tăng chủ lực của quân đội Mỹ trên chiến trường Việt Nam.
Năm 1971, Mỹ bắt đầu viện trợ M48A3 cho 3 thiết đoàn chiến xa của Quân đội Việt Nam Cộng Hòa với số lượng trên 160 chiếc.
Trong chiến đấu, nhiều chiếc M48A3 đã bị Quân đội Nhân dân Việt Nam tịch thu và đưa vào sử dụng, nhất là trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975.
Sau ngày đất nước thống nhất, một số ít M48A3 còn lại tiếp tục được huy động tham gia bảo vệ biên giới Tây Nam.
Video đang HOT
Xe tăng M48A3 chiến lợi phẩm của Quân đội Nhân dân Việt Nam
Hiện nay, vì nhiều lý do liên quan đến tính năng và hậu cần mà toàn bộ số xe tăng M48A3 đều đang nằm trong tình trạng niêm cất bảo quản.
Tuy nhiên với xu thế mở rộng hợp tác quốc phòng của Việt Nam, rất có thể trong tương lai M48 sẽ quay trở lại trực chiến tương tự như trực thăng UH-1 nếu được tiến hành nâng cấp toàn diện. Vậy gói nâng cấp nào tỏ ra phù hợp nhất?
Cấu hình gói nâng cấp 120S
Gói nâng cấp 120S do hãng General Dynamic giới thiệu vào cuối thập niên 1990, với mục đích giúp những chiếc xe tăng M60 Patton lạc hậu (phiên bản kế tiếp được phát triển lên từ M48) đáp ứng được các yêu cầu của tác chiến hiện đại.
Xe tăng M60 nâng cấp có tên gọi M60 2000, nó được trang bị tháp pháo cùng hệ thống treo của M1 Abrams với pháo chính M256 cỡ 120 mm có sức mạnh vượt trội pháo M68 cỡ 105 mm nguyên bản.
Hệ thống điều khiển hỏa lực của M60 2000 cũng tương tự như Abrams, cho khả năng bắn chính xác trong mọi điều kiện chiến trường, tầm bắn hiệu quả đạt tới trên 4 km.
Có thể thấy rằng sau nâng cấp, M60 2000 đã gần như tương đương với M1 Abrams từ ngoại hình cho đến năng lực chiến đấu, đủ khả năng đối đầu với mọi xe tăng chủ lực hiện đại.
M60 2000 chỉ thua kém Abrams một điểm duy nhất là khả năng bảo vệ không được cải thiện nhiều, do gói nâng cấp chủ yếu tập trung vào việc nâng cao sức mạnh hỏa lực.
Xe tăng M60 2000 sau nâng cấp
Vậy câu hỏi được đặt ra hiện nay là gói nâng cấp 120S liệu có phù hợp để áp dụng trên xe tăng M48?
Điều này có thể nói là hoàn toàn khả thi, nhất là khi khung thân của M48 và M60 có rất nhiều nét tương đồng cả về kích thước lẫn trọng lượng, đầy đủ điều kiện để tiếp nhận tháp pháo 120 mm.
Nếu được trang bị tháp pháo của M1 Abrams theo gói nâng cấp 120S, các xe tăng M48A3 Patton lạc hậu đang trong tình trạng niêm cất bảo quản của Việt Nam sẽ lại trở thành những “con quái vật” có uy lực vô cùng mạnh mẽ.
Theo Trí Thức Trẻ
Tình huống tàu ngầm Trung Quốc suýt đắm dưới biển
Thủy thủ tàu ngầm 372 của Trung Quốc chỉ có 3 phút để đóng hơn 100 chiếc van và các thiết bị liên quan để cứu con tàu khỏi chôn xác dưới đáy biển sâu hàng ngàn mét.
Ngày 24/12, quân đội Trung Quốc đã tổ chức một hội thảo đặc biệt để khen ngợi thủy thủ đoàn và rút kinh nghiệm vụ tàu ngầm số hiệu 372 của hải quân nước này suýt bị chìm nghỉm dưới đáy biển sâu hàng nghìn mét.
Các tài liệu được công bố tại hội thảo này đã cho thấy tàu ngầm 372 của Trung Quốc đã gặp phải một "tình huống rất nguy hiểm dưới nước" và chỉ thoát nạn sau khi thủy thủ đoàn tìm mọi cách để giải quyết các sự cố trong vòng 3 phút để cứu chiếc tàu ngầm.
Tàu ngầm 372 của Hải quân Trung Quốc neo đậu tại căn cứ ở đảo Hải Nam
Theo các tài liệu này, tàu ngầm 372 trong lúc đang hoạt động dưới biển bất ngờ gặp phải một vực sâu hàng ngàn mét dưới đáy biển, nơi điều kiện hải lưu vô cùng phức tạp, khiến chiếc tàu ngầm bị mất điều khiển và có nguy cơ bị chìm nhanh chóng.
Thuyền trưởng Wang Hongli cho biết: "Chúng tôi không thể kiểm soát được độ sâu của tàu ngầm, mặc dù tôi đã ra lệnh bơm khí vào khoang chứa nước dằn. Chiếc tàu ngầm chìm nhanh hàng chục mét xuống biển chỉ trong vòng chưa đầy 3 phút".
Thủy thủ trên chiếc tàu ngầm này đã nhanh chóng phản ứng, mở hết tất cả các buồng khí khẩn cấp trong vòng 10 giây để bơm khí vào khoang dằn. Họ cũng tìm cách đóng hơn 100 chiếc van và các thiết bị liên quan trong vòng chưa đầy 1 phút để đảm bảo tất cả các khoang trong tàu ngầm không bị tràn nước.
Thuyền trưởng Wang nói tiếp: "Việc tàu ngầm mất kiểm soát độ sâu tạm thời do sự thay đổi của tỷ trọng nước biển và dòng hải lưu ngầm là bình thường, nhưng trong những trường hợp đó chúng tôi có thể khắc phục bằng cách cân bằng lại tàu hoặc tăng tốc".
Tàu ngầm 372 của Trung Quốc đã gặp phải tình huống rất nguy hiểm dưới đáy biển
Ông này nói tiếp: "Nhưng lần này, tàu ngầm đang ở rất sâu và chìm rất nhanh, nên nếu không hành động nhanh chóng, chúng tôi sẽ bị chôn vùi dưới đáy biển trong một thời gian ngắn".
Một trong những đường ống trong khoang động cơ chính của tàu ngầm cũng bị vỡ do áp suất nước tăng cao, khiến nước biển tràn vào bên trong và động cơ chính không thể hoạt động tiếp, làm cho tình hình càng trở nên khó khăn hơn.
Ông Ma Ze, sĩ quan tham mưu tại Bộ Tư lệnh Hải quân Trung Quốc cho biết: "Những ai từng ở trên tàu ngầm đều biết rằng có 3 tình huống nguy hiểm nhất đối với họ, đó là tình trạng chìm không kiểm soát do mất sức nổi, nước biển tràn vào và thiết bị bốc cháy. Tàu ngầm 372 đã trải qua 2 trong số 3 tình huống nguy hiểm nhất đó, khiến tính mạng thủy thủ đoàn bị đe dọa nghiêm trọng".
Giáo sư Liu Guijie thuộc Đại học Hải dương Trung Quốc cũng nhận định: "Đó là tình huống rất nguy hiểm, khi tỷ trọng nước biển giảm đột ngột, khiến lực nổi của tàu ngầm giảm theo, làm cho con tàu chìm thẳng xuống đáy".
Trong khi đó, máy trưởng của tàu ngầm 372 là Chen Zujun cho biết lúc anh này đang trực trong khoang động cơ chính thì nghe thấy một tiếng động lớn, rồi nước biển bắt đầu tràn vào. Hơi nước mù mịt khiến tầm nhìn của họ giảm đi đáng kể.
Thủy thủ tàu ngầm Trung Quốc diễn tập thoát hiểm qua lối thoát khẩn cấp
Chen đã lập tức ra lệnh cho các thủy thủ khác đóng cửa khoang động cơ để ngăn chặn nước biển thâm nhập sâu hơn vào tàu ngầm, đồng thời ngắt động cơ chính và các thiết bị điện bên trong, trong khi 2 cấp dưới tìm cách sửa đường ống bị vỡ.
Họ tự động làm những điều này mà không chờ đợi mệnh lệnh từ thuyền trưởng, bởi bên trong khoang máy rất ồn nên họ không thể nghe được những mệnh lệnh đó. Chen nói: "Chúng tôi được huấn luyện để nhanh chóng xử lý các sự cố rò rỉ, hỏa hoạn và các tình huống khẩn cấp khác, nên chúng tôi biết rõ mình cần phải làm gì".
Sau khi lấy lại cân bằng và nổi lên mặt nước, chỉ huy tàu ngầm quyết định không báo cáo sự cố ngay với sở chỉ huy mà chờ đợi cho đến khi trở về căn cứ. Tàu ngầm này tiếp tục hoạt động bằng một động cơ điện trong khi động cơ chính được sửa chữa và trở về căn cứ an toàn.
Theo Dân VIệt
Mỹ lên kế hoạch triển khai xe tăng tới Đông Âu Quân đội Mỹ có kế hoạch triển khai khoảng 150 xe tăng và xe thiết giáp tới các quốc gia NATO trong năm tới và một số xe thiết giáp hạng nặng tới đồn trú tại Đông Âu, một tướng quân đội Mỹ cho biết. Các binh sĩ Mỹ tới Ba Lan hồi tháng 4/2014. Động thái này là một phần trong nỗ...