Giải nhiệt mùa hè bằng hạt đác rim dứa siêu ngon
Ngoài vị ngon, dẻo, sần sật thì hạt đác còn cung cấp rất nhiều vitamin tốt cho cơ thể. Món hạt đác rim dứa sẽ giúp bạn giải nhiệt trong mùa hè
Dân Việt sẽ hướng dẫn cách làm món hạt đác rim dứa để bạn có thể thưởng thức trong những ngày hè nóng bức.
Hạt đác là hạt của cây đác – một loại cây sống chủ yếu tại những vùng Nam Trung Bộ như: Nha Trang (Khánh Hòa), Phú Yên. Cây đác phải mất 10 năm, mới bắt đầu có trái; từ khi ra hoa, kết quả đến khi thu hoạch phải mất thêm 3 năm.
Tuy nhiên, sau khi thu hoạch quả, cây đác sẽ không ra trái nữa cho đến khi chết đi. Quả đác có hình dáng giống như quả dừa nhưng bé hơn, quả kết thành từng buồng lớn, mỗi quả có 3 – 4 hạt. Hạt đác sau khi được tách vỏ sẽ có màu trắng đục, da trơn láng, ăn có cảm giác giòn sần sật, vị béo và bùi.
Loại hạt này ít chất béo và calo nhưng lại giàu khoáng, vitamin,… có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe.
Thành phẩm đác rim dứa (thơm) ăn với sữa chua
Hạt đác là nguyên liệu tuyệt vời để làm nên nhiều món ăn vặt khoái khẩu cho mùa hè như chè trái cây, hạt đác rim, hạt đác sữa chua…
Nguyên liệu làm món hạt đác rim dứa:
- 1 kg hạt đác tươi
- Đường phèn
- 1 quả dứa
Video đang HOT
- 1 ít gừng giã nhuyễn
* Cách làm hạt đác rim dứa:
- Hạt đác rửa qua 4 – 5 lần nước để bớt nhớt và bớt mùi chua đặc trưng của đác.
- Đun 1 nồi nước sôi thêm chút muối và nước cốt chanh rồi cho hạt đác vào trần qua tầm 2 – 3 phút.
- Vớt hạt đác ra rồi xả lại 2 – 3 lần nước cho sạch hẳn nhớt rồi để ráo (muốn hạt đác dai giòn hơn thì khi luộc xong vớt ra xả ngay với nước đá).
- Dứa gọt vỏ, bỏ lõi, 1 nửa cắt miếng 1 nửa xay nhỏ ( thêm dứa xay nhuyễn vào ướp cùng khi sên đác rất thơm).
Đác đang ngâm đường phèn cùng dâu
- Ướp hạt đác với đường phèn cùng chỗ dứa đã cắt miếng và xay nhỏ đến khi đường tan hết.
- Sên hạt đác và hỗn hợp đường, dứa trên lửa vừa đến khi thấy nước cạn hết, hạt đác trở nên trong veo trong hỗn hợp đường dứa sền sệt thì tắt bếp để nguội.
- Ngoài dứa có thể rim đác cùng các vị khác như dâu tây, dâu tằm, chanh leo (1 ký hạt đác khoảng 2 quả chanh leo), cam, cafe, cacao, trà xanh, các loại xi rô…
Đác rim dâu ăn với sữa chua chùm ngây cùng granola
- Hạt đác tươi có thể bảo quản trong vòng 3 – 4 ngày và thay nước hàng ngày để hạt đác không bị hỏng.
- Hạt đác đã rim có thể bảo quản ngăn mát tủ lạnh 5 – 6 ngày. Hạt đác rim có thể ăn cùng sữa chua, hoa quả dầm hoặc các loại chè hoa quả. Ngoài vị ngon, dẻo, sần sật thì hạt đác còn cung cấp rất nhiều vitamin tốt cho cơ thể.
Đác rim củ dền, đậu biếc và bột chùm ngây ăn cùng mít
Chúc các bạn thành công!
Bánh tráng nướng - "Pizza đường phố" Sài Gòn
Đã từ lâu, dân ăn vặt Sài Thành coi bánh tráng nướng giống như là bánh pizza của phương Tây, cũng lớp bánh cứng là đế trên là nhân, chỉ khác là bánh tráng được bán ở vỉa hè, đường phố còn pizza thì thường có trong các nhà hàng.
Những ai chưa ăn thử ắt sẽ tò mò. Và một khi đã được thưởng thức chắc chắn sẽ "nghiện" và nhớ mãi mà thôi.
Đối với giới trẻ Sài Gòn, bánh tráng nướng là một món ăn vặt khoái khẩu gần như không ai là không biết. Theo nhiều người, bánh tráng nướng có nguồn gốc từ Đà Lạt, du nhập vào Sài Gòn và nổi lên khoảng 5 năm gần đây. Món ăn này mang một vị ngon riêng biệt, độc đáo trở thành một phần không thể thiếu của ẩm thực đường phố đất Sài Thành.
Bánh tráng nướng là món ăn đường phố khoái khẩu của giới trẻ Sài Gòn. Ảnh: Mai Cat
Bánh được chế biến từ nhiều nguyên liệu gồm: bánh tráng, trứng gà, trứng cút, thịt băm, bơ, xúc xích, hành lá, ớt, jambon, hải sản... Tùy người chế biến mà nhân bánh có những nguyên liệu khác nhau: Bánh trứng hành, bánh thịt băm hay thập cẩm.
Giới trẻ Sài Gòn vẫn gọi báng trướng nướng là "pizza phương Đông" hay "pizza đường phố". Sở dĩ có tên gọi như vậy là do cách chế biến và hình thức nhìn khá giống một chiếc bánh pizza.
Bánh tráng làm đế (vỏ) được nướng trên một bếp than hồng, thường là loại bánh nhỏ, mỏng và thơm mùi nước cốt dừa. Sau khi bánh tráng nóng, người ta đập trứng cút vào hoặc bơ, quết cho đều lên mặt bánh, rắc thêm trứng gà chiên cắt nhuyễn, jambon, hành lá, xúc xích, thịt băm...lên trên rồi nướng cho đến khi bánh phồng dần lên và nguyên liệu chín đều.
Bánh tráng nướng được dân ăn vặt TPHCM ví như chiếc pizza. Ảnh: Mai Cat
Chiếc bánh tráng nướng thơm lừng và giòn rụm, thêm chút tương ớt bạn sẽ không khỏi xuýt xoa vì vị béo của trứng, vị mặn mặn của jambon, vị ngọt của thịt băm, cùng mùi thơm của hành, của bánh tráng nước dừa... cùng hòa quyện khiến bạn ăn mãi mà cũng chưa đã thèm. Bạn có thể gập bánh lại hoặc cắt từng miếng giống như là ăn pizza vậy.
Vỏ bánh giòn tan, nhiều nguyên liệu hòa quyện, gập lại và thường thức pizza đường phố nào. Ảnh: Mai Cat
Chị Hồng Linh, có hơn 3 năm bán bánh tráng nướng tại Hồ Con Rùa (Quận 3, TPHCM) cho biết, chỉ mất khoảng 3-5 phút để một chiếc bánh ra lò, không phải chờ đợi lâu và giá chỉ từ 20-25 nghìn đồng cho một chiếc bánh đầy đủ nguyên liệu ngon và chất. Nướng bánh phải trở liên tục, đều tay, phải khéo léo để đế bánh không bị cháy mà nguyên liệu bên trên vẫn chín đều.
Chị Hồng Linh bán bánh tráng nướng tại Hồ Con Rùa, Quận 3, TPHCM. Ảnh: Mai Cat
Chị Linh kể, không chỉ các bạn trẻ Việt mà nhiều người nước ngoài rất thích và mê ăn bánh tráng nướng, nhất là khách du lịch Hàn Quốc. Mới đầu họ rất tò mò bởi một loại bánh đường phố trông hao hao một chiếc pizza, họ ăn thử và rồi..."nghiện". Có một anh chàng chuyên gia Hàn Quốc là khách "ruột" của chị, gần như chiều nào cũng ra mua bánh và ngồi ăn một cách ngon lành.
Người đàn ông Hàn Quốc - khách "ruột" của chị Hồng Linh, người chiều nào cũng mua bánh tráng nướng. Ảnh: Mai Cat
Nói về các món ăn vặt chế biến từ bánh tráng thì có lẽ TPHCM là số một. Tại thành phố này có rất nhiều loại như thế: bánh tráng trộn, bánh tráng cuốn thịt heo, bánh tráng cuộn tôm khô, bánh tráng nướng, bánh tráng tẩm dầu hành,...
Đừng quên thưởng thức bánh tráng nướng nếu bạn có dịp đến Sài Gòn nhé và đừng quên rủ bạn bè của mình cùng thử. Một chiếc bánh giòn tan, một ly trà chanh, trà đào đá mát lạnh cho thời tiết hơi nóng thì quá đúng chất ẩm thực đường phố của Sài Gòn hiện đại.
Thưởng thức bánh tráng nướng cùng chà tranh thì quá đúng chất ẩm thực đường phố Sài Gòn. Ảnh: Mai Cat
Để có thể thưởng thức "pizza đường phố" ngon đúng vị các bạn có thể đến Hồ Con Rùa. Và nhớ là nếu lần đầu ăn thì hãy chọn loại nhân thập cẩm nhé, như vậy bạn mới hưởng hết được cái ngon, cái "tinh túy" của món ăn này!
Nhớ vị tàu hủ non nước đường! "Ai tàu hủ non nước đường, cốt dừa nóng hổi hông?", tiếng rau của chị bán hàng rong vang vọng thánh thót giữa con đường quê thu hút nhiều sự chú ý hơn. Món ăn chơi dân dã ấy coi vậy mà ngon đến làm người ta vương vấn mãi cái vị của nó. Với nhiều người, gánh tàu hủ non nước đường...