Giải nhất Olympic tiếng Anh THCS sẽ được cộng 2 điểm vào lớp 10
Ngày 27/1/2013, tại Bảo tàng Cách mạng Việt Nam, 161 thí sinh cao điểm nhất của vòng sơ khảo Cuộc thi Olympic Tiếng Anh dành cho học sinh THCS thành phố Hà Nội lần thứ 3 đã bước vào vòng thi chung khảo.
Tại đây, các em đã trải qua hai phần thi kiểm tra kỹ năng nghe và phỏng vấn, trong đó phần phỏng vấn do các giáo viên bản ngữ của Language Link phụ trách.
Việc có thêm phần thi nói thực sự là điểm nổi bật và khác biệt của Cuộc thi Olympic Tiếng Anh khi mà những cuộc thi khác đa phần nặng về ngữ pháp và đánh giá khả năng Tiếng Anh của thí sinh chỉ qua kỹ năng viết. Đây cũng là cơ hội giúp các em phát huy tối đa tư duy phản biện, kiến thức đã học và năng lực giao tiếp tiếng Anh với người nước ngoài, giúp các em nâng cao sự tự tin trong môi trường học tập và giao lưu quốc tế.
Phát biểu tại vòng 2 cuộc thi, ông Phạm Hữu Hoan, Trưởng phòng Trung học thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cho biết: Năm nay, ban tổ chức sẽ chọn ra 5 giải nhất, 10 giải nhì và 15 giải ba và 131 giải khuyến khích. Các học sinh đạt giải nhất sẽ được cộng 2 điểm trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 năm 2013 (trừ các trường chuyên) và lần lượt 1,5 điểm cho giải nhì và 1 điểm cho giải ba. Lễ tổng kết vào trao giải cuộc thi được tổ chức vào ngày 24/2/2013 tại Trường THPT Chu Văn An, Tây Hồ, Hà Nội.
Các thí sinh làm bài thi nghe.
Olympic Tiếng Anh dành cho học sinh THCS Tp.Hà Nội là cuộc thi học sinh giỏi tiếng Anh uy tín được Sở Giáo Dục Đào Tạo Hà Nội và Language Link Việt Namphối hợp tổ chức thường niên. Cuộc thi đã tạo nên phong trào thi đua và yêu thích học tập môn tiếng Anh trong cộng đồng học sinh TP. Hà Nội, thu hút sự quan tâm lớn của các bậc phụ huynh. Lứa học sinh đầu tiên của cuộc thi Olympic tiếng Anh dành cho học sinh THCS đã trưởng thành và ghi nhiều thành tích cao trong học tập. Nhiều em đã trở thành học sinh xuất sắc của các lớp chuyên Anh của Trường chuyên Amsterdam, Chuyên Ngữ, Trường THPT Chu Văn An như quán quân 2010 Trần Hiếu Minh, Quán quân 2012 Nguyễn Hồng Anh, Hoàng Hải Linh…
Video đang HOT
Các thí sinh trong phần phỏng vấn với các giáo viên bản ngữ.
Theo dân trí
Trải thảm mời thầy ngoại
Hàng ngàn giáo viên tiếng Anh người nước ngoài sẽ đến Việt Nam để hỗ trợ cho Đề án Ngoại ngữ Quốc gia 2020
Theo thỏa thuận hợp tác giữa Bộ GD-ĐT và tổ chức ELC (Úc), trong nhiều năm tới, tổ chức này sẽ cung cấp hàng ngàn giáo viên (GV) bản ngữ tình nguyện dạy tiếng Anh đến từ các quốc gia nói tiếng Anh như Mỹ, Canada, Anh, New Zealand, Ireland và Nam Phi. Tất cả GV này đều đến theo chương trình "Dạy học và du lịch khám phá Việt Nam" (Teach and Travel in Vietnam).
Lương 6 triệu đồng/tháng
Lãnh đạo Bộ GD-ĐT cho hay Ban Chỉ đạo Đề án Ngoại ngữ Quốc gia 2020 sẽ cùng với ELC tổ chức tập huấn, quản lý và phân bổ số GV này đến các trường tiểu học, trung học, cao đẳng và đại học Việt Nam có nhu cầu.
Trước những lo lắng về trình độ GV theo chương trình này, ông Nguyễn Ngọc Hùng - Trưởng bộ phận thường trực Đề án Ngoại ngữ Quốc gia 2020 - cho hay các GV này có thể tốt nghiệp ĐH hoặc sau ĐH nhiều ngành khác nhau, tuy nhiên, tất cả đều đã được đào tạo và cấp chứng chỉ chuyên ngành sư phạm tiếng Anh để đi dạy. "Chúng tôi yêu cầu phía Úc phải bồi dưỡng và tập huấn GV trước khi họ đến Việt Nam giảng dạy. Mỗi năm sẽ có khoảng 300, nhiều nhất là 500 GV sang Việt Nam" - ông Hùng nhấn mạnh.
Giáo viên người nước ngoài dạy tiếng Anh tại Trường Tiểu học Minh Đạo, Q.5 - TPHCM. Ảnh: TẤN THẠNH
Ông cũng nói thêm tổ chức ELC có sự hợp tác chặt chẽ với Đề án Ngoại ngữ Quốc gia 2020 dưới sự quản lý của Bộ GD-ĐT. Mức lương mà Bộ GD-ĐT trả cho các GV này là 6 triệu đồng/tháng, bằng lương trung bình của GV tiếng Anh hiện nay. Định mức của các GV người bản xứ là 25 tiết/tuần, cao hơn định mức của GV Việt Nam (18 tiết/tuần). Nói thêm về mức lương khá eo hẹp này, ông Hùng cho hay mức này chỉ bảo đảm bù chi phí ăn ở tối thiểu cho các GV nước ngoài.
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển ghi nhận những nỗ lực hợp tác trong việc nâng cao trình độ tiếng Anh trong hệ thống các trường học ở Việt Nam. Ông Hiển cho rằng sự có mặt của hàng ngàn GV tiếng Anh bản xứ trong thời gian tới sẽ đóng góp đáng kể cho việc thực hiện mục tiêu mà Chính phủ đã giao.
Chưa thể đưa giáo viên đi học nước ngoài
Dù trình độ GV tiếng Anh trong nước đã được nâng lên sau các chương trình tập huấn như nhận xét của ông Nguyễn Ngọc Hùng, tuy nhiên trên thực tế, GV tiếng Anh không chỉ yếu về trình độ mà còn rất thiếu về số lượng. Tại một cuộc hội thảo được tổ chức hồi cuối tháng 12-2012, ông Ngô Văn Hợi, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Quảng Ninh, cho hay chỉ có 190/310 GV tiếng Anh của sở này đạt tiêu chuẩn được khảo sát, thế nhưng, trong số 190 người này cũng chỉ có 18 người đạt tiêu chuẩn B2, 55 người đạt tiêu chuẩn B1, số GV không đạt tiêu chuẩn B1 lên tới 117 người.
Giáo viên người nước ngoài dạy tiếng Anh cho học sinh Trường Tiểu học Võ Trường Toản, quận 10 - TPHCM Ảnh: TẤN THẠNH
Còn theo một khảo sát của Trường ĐH Ngoại ngữ (ĐH Đà Nẵng) trong 2 năm 2011 và 2012 tại các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên thì trong tổng số 1.996 GV hiện có chỉ có 22 GV đạt mức C1 và 322 GV đạt mức B2 theo khung tham chiếu chung châu Âu (CEFR).
Trước ý kiến cho rằng mỗi năm Bộ GD-ĐT có thể cử 1.000 GV dạy tiếng Anh đi học nước ngoài để nâng cao chất lượng, ông Nguyễn Ngọc Hùng khẳng định đó là bài toán không thể thực hiện được khi nước ta còn nghèo, kinh phí hạn hẹp. "Phương án này cực kỳ tốn kém, riêng tiền máy bay đến các trung tâm đào tạo đã bằng tiền thuê GV nước ngoài dạy cả năm. Chi phí ăn ở cũng rất cao. Chúng tôi chỉ có thể cử các GV đang dạy tại các trường ĐH sư phạm đi học. Thực tế có những trường sư phạm địa phương mà cả khoa chưa có GV nào được đi nước ngoài bao giờ, ông Hùng nói.
Một lý do quan trọng khác khiến cho việc thiếu hụt GV tiếng Anh đạt chuẩn trở nên nghiêm trọng ở tất cả các địa phương chính là việc các địa phương chưa có chế độ tuyển dụng GV. Điều này đã khiến nhiều người giỏi ngoại ngữ không thiết tha theo nghề vì đời sống GV ngoài biên chế rất khó khăn. Tuy nhiên, ông Nguyễn Ngọc Hùng cho rằng không nên đặt vấn đề lương thấp nên thiếu GV giỏi. "Ngành giáo dục đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn nên không thể giải quyết ngay lập tức quyền lợi cho một bộ phận" - ông Hùng nói.
Theo Lao động
GV nước ngoài đến Việt Nam dạy Ngoại ngữ: Lương 6 triệu đồng/tháng Thời gian tới, sẽ có hàng ngàn giáo viên bản ngữ ở các nước như Mỹ, Canada, Anh, New Zealand, Ireland và Nam Phi tới dạy ở nhiều trường tiểu học, trung học, cao đẳng và ĐH Việt Nam. Mức lương mà Bộ GD-ĐT trả cho các giáo viên này là 6 triệu đồng/tháng. Bộ GD-ĐT vừa ký thỏa thuận với Tổ chức...