Giải nhất Cuộc thi Viết thư quốc tế UPU: Thư viết gửi mệ bán xôi
Phan Hoàng Phương Nhi, lớp 7/2, Trường THCS Duy Tân, TP.Huế (Thừa Thiên-Huế) đã đoạt giải nhất Cuộc thi Viết thư quốc tế UPU lần thứ 49, với lá thư mộc mạc viết cho mệ bán xôi
Phan Hoàng Phương Nhi đã đoạt giải nhất Cuộc thi Viết thư quốc tế UPU lần thứ 49 – D.T. D
Ban tổ chức cuộc thi Viết thư quốc tế UPU quốc gia đã công bố danh sách đoạt giải cuộc thi, trong đó giải nhất thuộc về Phan Hoàng Phương Nhi, học sinh lớp 7/2, Trường THCS Duy Tân, TP.Huế (Thừa Thiên-Huế) với lá thư gửi cho mệ (bà, theo phương ngữ Huế- PV) bán xôi.
Cuộc thi Viết thư quốc tế UPU lần thứ 49 năm 2020 với chủ đề “Hãy viết thông điệp gửi một người lớn về thế giới chúng ta đang sống” đã nhận được gần 600.000 bức thư.
Phương Nhi cùng với cô giáo dạy văn của mình – Đ.T.D
Vượt qua nhiều vòng chấm chọn, 100 bức thư xuất sắc nhất từ 34 tỉnh, thành trên toàn quốc đã vào vòng trao giải.
Ngoài giải nhất cá nhân thuộc về Phan Hoàng Phương Nhi, ban tổ chức cũng công bố danh sách 3 giải nhì, 5 giải ba, 30 giải khuyến khích cùng với 61 giải cây bút triển vọng, 5 giải dành cho học sinh khiếm thị và 9 giải tập thể. Trong đó Trường THCS Duy Tân đứng thứ nhất giải tập thể.
Theo Sở GD-ĐT Thừa Thiên-Huế, đây là lần thứ hai học sinh Thừa Thiên-Huế đạt giải nhất quốc gia cuộc thi Viết thư quốc tế UPU sau 26 năm.
Từ kịch bản mệ bán xôi phải lựa chọn giữa lá chuối và hộp xốp…
Trong bức thư dự thi, Phương Nhi ghi ngày 5.1.2020, em viết để gửi cho mệ Sương bán xôi – nơi khu phố em ở, đường Duy Tân, TP.Huế.
Sau phần mở đầu của một bức thư thông thường, Phương Nhi giới thiệu về món ăn thân quen mà em đã ăn trong suốt 10 năm vào mỗi sáng trước khi đến lớp.
Phương Nhi cùng với cô Võ Thị Phương Khanh, Phó hiệu trưởng phụ trách Trường THCS Duy Tân – BNL
Phương Nhi đã nghĩ ra các “kịch bản” khá độc đáo cho bức thư này.
Tình huống thứ nhất là mệ bán xôi đắt khách với những sản phẩm hộp xốp, bì ni lông độc hại. Trong bức thư, Phương Nhi viết “món xôi mệ bán ngon, sạch sẽ nức tiếng thành phố”. Mỗi sáng, “những vá xôi nóng hổi, khói bốc nghi ngút mùi đồng quê, tay mệ thoăn thoắt cho vào hộp xốp” rồi bỏ vào túi ni lông… “không quên cho thêm cái muỗng nhựa…” đã được những đứa trẻ như em tung tăng mang vào lớp học… mà không biết mình đang bị đầu độc”.
Tình huống thứ hai là mệ Sương bán xôi ế khách. Phương Nhi giả thuyết rằng, một ngày nào đó em sẽ nói với mệ những sản phẩm như hộp xốp, bì ni lông… chứa rất nhiều chất độc hại và mệ nhận thức được điều này nên đã chuyển sang gói xôi bằng lá chuối. Nhưng do bất tiện nên xôi mệ bị ế khách
Tình huống thứ ba là phương án giải quyết vấn đề làm sao không sử dụng hộp xốp, bì ni lông độc hại mà xôi của mệ Sương vẫn đắt khách. Phương Nhi đã sáng tạo đưa ra cách giải quyết là mệ Sương vẫn gói xôi trong lá chuối và bỏ vào bì ni lông, nhưng bên trong bì ni lông mệ đã viết kèm một lá thư nói rõ các sản phẩm hộp xốp và bao bì ni lông độc hại để gửi các khách hàng. Đi cùng là lời nhắn nhủ, nếu khi đi mua xôi không muốn bất tiện thì hãy mang theo hộp sứ, hộp nhựa đựng thức ăn… để đựng xôi rồi mệ sẽ giảm giá cho. Với giải pháp này, xôi của mệ Sương đã đắt hàng trở lại.
…đến cái kết có hậu ngoài đời thật
Bức thư Phương Nhi viết chỉ để gửi đi dự thi nên dĩ nhiên những tình tiết trong thư chỉ là giả thuyết. Tuy nhiên, sau đó, nội dung bức thư của em đã “lan truyền” đến mệ Sương thật ngoài đời và không ngờ đã có tác động.
Từ một mệ Sương bán xôi với hộp xốp và bao bì ni lông, thời gian gần đây mệ đã dần dần chuyển sang dùng lá chuối để gói xôi.
Sau khi biết được thông tin bức thư của Phương Nhi đã đạt giải nhất cuộc thi Viết thư quốc tế UPU lần thứ 49 năm 2020, chúng tôi đã đến con hẻm trên đường Duy Tân (P.An Cựu, TP.Huế) để tìm gặp mệ Sương bán xôi.
Thật bất ngờ mệ Sương trong bức thư mà Phương Nhi viết là một chị Sương bán xôi còn trẻ. Chị Sương e ngại khi gặp người lạ, nhựng chị cho biết, sau khi biết em có bức thư viết gửi cho chị, muốn chị đừng sử dụng hộp xốp và bao ni lông để gói xôi nữa, chị cũng đã chủ động chuyển dần sang gói xôi trong lá chuối.
Mệ Sương bán xôi trong bức thư ngoài đời thực… chị Sương còn trẻ – Đ.T.D
“Cái con bé này vui ghê, tui trẻ ri mà hắn viết thư quốc tế UPU chi đó, kêu tui là mệ Sương bán xôi. Hắn là khách hàng của tui cả chục năm nay, nên khi biết hắn mong muốn vậy thì mình cũng phải chìu nó thôi. Cái gì rồi cũng thành thói quen. Ban đầu gói xôi trong lá chuối khiến tôi hơi vất vả vì ngoài nấu xôi còn phải đi kiếm lá chuối, rửa sạch, hơ lửa cho lá mềm và dai để gói xôi khỏi rách. Tuy nhiên, đây cũng là cách làm tốt cho sức khỏe mọi người nên tôi cũng cố gắng chuyển đổi”, chị Sương bày tỏ.
Từ cô bé osin ngủ gầm cầu thang đến CEO cứu giúp phụ nữ bị bạo hành
Từng làm osin, bán xôi, ngủ gầm cầu thang... để nuôi khát khao được đi học, Đặng Thị Hương - CEO HopeBox - nhiều lúc tự thấy biết ơn bản thân trong quá khứ vì không bỏ cuộc.
CEO HopeBox: 'Tôi từng thức dậy lúc 2h sáng đi bán xôi'. Trải qua tuổi thơ khó khăn, từng rời quê lên thành phố làm giúp việc và đủ nghề tay chân để mưu sinh, Đặng Thị Hương vẫn quyết tâm đi học để thay đổi cuộc đời.
Khác với hình dung về một CEO từng nhiều lần xuất hiện trên truyền thông, Đặng Thị Hương (sinh năm 1986) - người sáng lập HopeBox, doanh nghiệp xã hội giúp phụ nữ bị bạo hành có nghề nghiệp, kỹ năng làm việc - xuất hiện ở điểm hẹn trong bộ đồ giản dị, không make up và luôn nở nụ cười thân thiện.
Gập màn hình laptop, tạm gác lại núi công việc, Hương kể với Zing về những trải nghiệm, bài học mình có được từ quãng thời gian khốn khó cho đến khi có sự nghiệp trong tay.
Nhiều lần, Hương khẳng định cô không coi mình là doanh nhân, mà đơn giản là người tự do làm điều mình muốn, cũng như truyền lửa, sự tích cực cho cộng đồng.
"Tôi không nghĩ mình là người thành công, cũng không có tham vọng gì lớn lao. Hàng ngày, tôi vẫn đạp xe đi làm, ăn cơm tự nấu và ở nhà thuê", cô cười nói.
CEO HopeBox Đặng Thị Hương không coi mình là người thành công vì "hàng ngày vẫn đạp xe đi làm, ăn cơm tự nấu và ở nhà thuê".
"Mình sẽ tồn tại được"
Sinh ra ở quê nghèo Lập Thạch (Vĩnh Phúc), năm 13 tuổi, Đặng Thị Hương phải bỏ học, lên Hà Nội làm giúp việc. Với cô bé chỉ cao 1,3 m, nặng 27 kg, lại chưa bao giờ đi xa khỏi lũy tre làng, mọi thứ nơi phồn hoa đô hội đều quá đỗi lạ lẫm.
Dù đã thôi học, Hương vẫn luôn thích đọc sách, viết lách và tiếp cận với kiến thức mới. Nhờ làm việc trong gia đình khá giả, cô được nghe nhạc tiếng Anh, biết tất cả ban nhạc quốc tế, thích nhạc giao hưởng - những điều chưa từng diễn ra trong cuộc sống ở quê.
Ngày qua ngày, ước mơ được đi học lại của Hương càng cháy bỏng. Bởi cô tin rằng chỉ có giáo dục mới mang lại cuộc sống tốt đẹp, có thể chấm dứt sự đói nghèo.
Sau 4 năm làm giúp việc, Hương được chủ nhà xin cho đi học bổ túc văn hóa vào buổi tối. Tuy nhiên, được 2 tháng, cô bị đuổi vì xao nhãng công việc.
"Ngày ấy, việc tôi đi học bổ túc là điều rất phi lý. Ở quê tôi, con gái 16-17 tuổi thường lấy chồng, sinh con, làm việc đồng áng. Tôi quyết tâm đó không phải cuộc đời của mình. Tôi vẫn mơ được làm cô giáo và quyết bám trụ lại Hà Nội", Hương nhớ lại.
"Bằng cách nào đó, tôi luôn tin rằng: 'Mình sẽ tồn tại được'".
Khi không còn nơi trú thân, Hương tìm thuê gầm cầu thang vỏn vẹn 2 m2 của một căn hộ cũ để ở.
Mỗi ngày, cô thức dậy lúc 2h sáng chuẩn bị bán xôi, sau đó làm đủ việc để mưu sinh trên đường phố như bán bánh, cọ toilet, bưng bê phục vụ, bán hàng hội chợ..., tối lại đi học.
Khi ấy, mỗi ngày Hương chỉ được ngủ 2-3 tiếng.
"Khoảng thời gian đó đầy khó khăn và gần như vô vọng. Cuộc sống của tôi chỉ xoay quanh việc bán hàng và tiếp xúc với nhóm người phức tạp. Tuy nhiên, tôi tự hào mình cũng có chút bản lĩnh và luôn nghĩ về mẹ để có động lực. Bằng cách nào đó, tôi luôn tin rằng: 'Mình sẽ tồn tại được'".
Tháng 4/2006, khi đang học bổ túc lớp 12, Hương trở thành học viên của KOTO - doanh nghiệp xã hội chuyên đào tạo nghiệp vụ ngành Khách sạn, tiếng Anh và kỹ năng sống cho trẻ em đường phố.
Sau đó, Hương được giới thiệu làm nhân viên phục vụ, thu ngân tại một khách sạn 5 sao tại Hà Nội. Thời gian này, cô tìm mọi cách tiếng Anh - từ đăng ký tất cả khóa học miễn phí trong khách sạn, mua sách về tự học, chỉ nghe nhạc quốc tế, chủ động trò chuyện với người nước ngoài, viết nhật ký bằng tiếng Anh...
Bước ngoặt tới khi Hương nhận được học bổng ngành Quản trị kinh doanh quốc tế của trường Box Hill Institute ở thành phố Melbourne (Australia) vào năm 2012.
"Khi sang Australia cũng là lần đầu tiên tôi được ngồi trên máy bay. Tôi không biết thắt dây ăn toàn, cũng không biết sử dụng nhà vệ sinh. Rồi lúc đặt chân tới một đất nước xa lạ, tôi mới thấy thế giới của mình bắt đầu rộng lớn", Hương bật cười nhớ lại.
Trót yêu bầu trời xanh, người dân tốt bụng, những con đường thoáng đãng chỉ dành riêng cho người đi xe đạp ở Australia, Hương từng mất 6 tháng lưu luyến trước khi về Việt Nam làm việc.
Nhờ thành tích học tập tốt, Hương tiếp tục giành học bổng thạc sĩ Kinh doanh tại Đại học Công nghệ Swinburne - ngôi trường của các quán quân Đường lên đỉnh Olympia.
Năm 2017, khi đang có công việc tốt, thu nhập ổn định ở xứ sở chuột túi, Hương quyết định từ bỏ tất cả để trở về Việt Nam làm cho doanh nghiệp từng giúp cô thay đổi cuộc đời.
"Tôi muốn đền đáp những điều tốt đẹp, từng không dám mơ ước tới, mà mình nhận được trong quá khứ", Hương lý giải.
Mái nhà cho phụ nữ bị bạo hành
Ban đầu, Hương dự định về Việt Nam làm việc 2 năm, sau đó sang Anh học bằng thạc sĩ khác. Tuy nhiên, nhiều cơ duyên đến bất ngờ khiến mọi thứ không theo dự tính, trong đó có HopeBox.
"HopeBox ban đầu chỉ là một project mà tôi trình bày tại Diễn đàn lãnh đạo trẻ Việt - Australia cuối năm 2017. Đó là ý tưởng xây dựng doanh nghiệp xã hội, tạo công ăn việc làm cho phụ nữ từng bị bạo lực gia đình. Sau khi về Việt Nam, trở lại công việc bình thường, tôi không nghĩ gì nhiều, nhưng bạn bè lại hứng thú, khuyến khích làm".
Bản thân Hương cũng từng nhiều lần gửi tiền giúp đỡ một người bạn thất nghiệp, thường xuyên bị chồng bạo hành. Tuy nhiên, nhiều năm trôi qua, cuộc sống của người này vẫn không thay đổi.
"Cô ấy vẫn bị chồng đánh bầm dập mỗi khi say rượu. Tôi nghĩ cách duy nhất có thể giúp những người như cô ấy là cho họ công việc", cô nói.
Hương thành lập HopeBox với mong muốn tạo công ăn việc làm cho những phụ nữ là nạn nhân của bạo lực gia đình.
Tháng 3/2018, sau nhiều tâm huyết của Hương và sự giúp đỡ của bạn bè, HopeBox chính thức ra đời. Hai năm qua, nơi đây trở thành mái nhà cho hàng chục phụ nữ bị bạo hành.
Tại đây, họ được học nấu ăn, tự tay làm suất ăn văn phòng, làm bánh, hộp quà bán cho khách hàng. Không chỉ nhận lương 5-7 triệu đồng/tháng, những người này còn được hỗ trợ một nửa tiền thuê nhà và được học tiếng Anh, yoga và kỹ năng xã hội - tất cả đều miễn phí.
Vài tháng nay, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, doanh thu của HopeBox bị ảnh hưởng, mọi kế hoạch cũng hoàn toàn đảo lộn.
"Tình hình khó khăn nhưng tôi không thể đuổi nhân viên nào, vì nếu bỏ, họ sẽ trở lại với bạo lực. Tôi vẫn thuê nhà ở, lo cho mọi người. Dù phải đi vay nợ, tôi cũng sẵn sàng, bởi kinh tế có thể bù lại trong tương lai", Hương nói.
Với Hương, cuộc sống cô từng trải qua không hề đơn giản, nhưng 8X luôn tin rằng cuộc sống sẽ bù đắp lại những điều tốt đẹp.
Hiện ngoài điều hành HopeBox, Hương còn kiêm công việc tình nguyện viên và làm từ xa cho công ty có trụ sở tại Anh.
Dù bận rộn, Hương nói cô luôn sắp xếp cuộc sống để vừa theo đuổi sự nghiệp, vừa thiết lập cuộc sống riêng lành mạnh.
Một ngày của CEO 33 tuổi luôn bắt đầu bằng việc thiền 15 phút, tập yoga, thể dục, đi bộ quanh công viên bách thảo hoặc đạp xe. Sau đó, cô trở về ăn sáng, thưởng thức tách cà phê, đạp xe đi làm, trưa nấu ăn ở nhà. Buổi chiều, Hương dành thời gian tập yoga online với giáo viên, tự nấu ăn tối, có khi làm việc hoặc đọc sách.
Trong mắt nhiều người, Hương là người phụ nữ thành công, có cuộc sống đáng mơ ước. Tuy nhiên, cô cho rằng mỗi người có suy nghĩ khác nhau về thành công.
"Ví như với mẹ, thành công lớn nhất của tôi là có chịu lấy chồng không. Mẹ không coi tôi là người thành công vì đến nay chưa chịu lập gia đình", Hương cười nói.
Nhiều lúc, Hương tự thấy biết ơn mình trong quá khứ vì đã không bỏ cuộc trước nhiều biến cố. Với cô, thành công lớn nhất ở hiện tại là được sống với ước mơ, biết mục đích của bản thân là gì và tạo ra giá trị cho cộng đồng.
Cách chữa ong đốt không đau, không cần dùng thuốc Ong chích, tưởng rằng là vấn đề đơn giản nhưng chỉ vài ngày sau đó vết chích của bạn dần dần có những biểu hiện khó chịu, nặng hơn có thể gây nên nhiễm trùng. Cách chữa ong đốt không đau, không dùng thuốc. Ảnh Internet Vậy làm cách nào để giảm thiểu tối đa hậu quả của ong chích gây ra, hãy...