Giải nhanh, “thắng” điểm bài trắc nghiệm Hóa học
Kinh nghiệm giải nhanh các bài tập Hóa học vô cùng hữu ích đối với học sinh, đặc biệt khi môn Hóa chuyển đổi hình thức thi sang trắc nghiệm.
Với cách thi trắc nghiệm, đòi hỏi trong một thời gian ngắn học sinh phải giải nhiều bài tập với nhiều dạng khác nhau huy động nhiều đơn vị kiến thức cả về chiều rộng và bề sâu cũng như các kĩ năng giải toán.
Chính vì vậy giáo viên cần phải trang bị cho học sinh về mặt kiến thức cũng như phương pháp và kĩ thuật giải nhanh các bài toán trắc nghiệm hoá học.
Từ thực tiễn giảng dạy, theo cô Chu Thị Minh – Trường THPT Cao Bá Quát (Hà Nội), với môn Hóa học, đặc biệt đối với bài tập về sắt và các hợp chất của sắt, học sinh khi làm bài thường hay mắc nhiều lỗi sai về cả kiến thức và phương pháp. “Từ thực trạng trên và qua quá trình học chuyên đề bồi dưỡng thường xuyên, qua học hỏi đồng nghiệp và qua quá trình tự học, tự bồi dưỡng tôi đã sử dụng một số phương pháp giải nhanh bài tập Hóa học trắc nghiệm.
Mặt khác các bài tập ở chương sắt có nhiều dạng bài, kiến thức phong phú vì vậy trong quá trình giảng dạy tôi thường phân loại các dạng bài tập và trên cơ sở đó lựa chọn các phương pháp phù hợp để giúp đỡ học sinh giải nhanh các bài tập trắc nghiệm” – cô Minh cho biết.
Việc đầu tiên, theo cô Minh, cần yêu cầu học sinh nắm vững kiến thức lý thuyết về các phản ứng hoá học, về tính chất của các chất ứng với từng nội dung trong các bài học.
Đồng thời, nắm vững phương pháp tính theo công thức hoá học và phương trình hoá học – là phương pháp cơ bản nhất và quan trọng nhất trong việc hình thành kỹ năng giải toán hoá học của học sinh.
Tiếp đó, trang bị cho học sinh một hệ thống nội dung các phương pháp giải nhanh, các thí dụ minh hoạ và các thí dụ áp dụng.
Có thể kể đến các phương pháp như: Phương pháp bảo toàn nguyên tố, phương pháp bảo toàn khối lượng và phương pháp bảo toàn electron.
Video đang HOT
Với phương pháp bảo toàn nguyên tố, cô Minh lưu ý, có thể áp dụng khi giải toán Hoá học vô cơ và hữu cơ. Điểm mấu chốt của phương pháp là phải xác định đúng thành phần nguyên tố trước và sau phản ứng hoá học.
Phương pháp bảo toàn khối lượng cũng có thể áp dụng khi giải toán Hoá học vô cơ, toán Hoá học hữu cơ. Điểm lưu ý là cần tìm ra mối tương quan giữa các hệ số tỉ lượng trong phương trình Hoá học.
Với phương pháp bảo toàn electron, áp dụng khi giải các bài toán Hoá học vô cơ về phản ứng oxi hoá – khử.
Học sinh cần nắm vững tính chất của các chất, kiến thức về phản ứng oxi hoá – khử để từ đó xác định được chất oxi hoá và chất khử: Dựa vào số oxi hoá của nguyên tố ở trạng thái đầu và trạng thái cuối cùng mà không cần quan tâm tới các số oxi hoá trung gian theo nguyên tắc:
Chất khử: Số oxi hoá của nguyên tố tăng; chất oxi hoá: Số oxi hoá của nguyên tố giảm.
Viết được công thức của các sản phẩm oxi hoá, sản phẩm khử để viết được các quá trình oxi hoá, quá trình khử. Từ đó viết được các biểu thức tổng số mol electron nhường, tổng số mol electron nhận.
Cô Minh cho biết, sau khi học sinh đã nắm vững nội dung và cơ sở các phương pháp giải nhanh, biết vận dụng linh hoạt trong từng trường hợp cụ thể, nên yêu cầu học sinh rèn luyện thêm qua một số bài tập luyện tập.
Các phương pháp giải nhanh áp dụng cho bài tập chương sắt trên được áp dụng trong các giờ luyện tập, giờ tự chọn, trong các câu hỏi nhanh, giải bài tập nhanh để học sinh coi trọng yếu tố thời gian và hướng tổng hợp hóa vấn đề có thể giải quyết được một số dạng bài tập tính trắc nghiệm theo hướng sơ đồ hóa vấn đề.
Để giải quyết được cách làm nhanh bài tập, theo cô Minh, học sinh cần nắm vững lý thuyết một cách hệ thống, vận dụng nhanh các số liệu liên quan bài tập.
“Các lớp tôi tham gia giảng dạy đều được làm áp dụng các cách giải này tùy theo đối tượng lớp, chương trình mà các em có thể được tiếp thu một số phương pháp phù hợp và học sinh tích cực hơn trong việc tiếp thu và làm nhanh bài tập.
Thực tế cho thấy, với cách làm như trên phần nào đã làm cho học sinh nắm vững kiến thức Hoá học, có kỹ năng nhanh nhạy khi giải toán Hoá học, rút ngắn được thời gian làm bài. Đó là điều rất quan trọng khi làm bài tập trắc nghiệm khách quan.
Tuy nhiên, khi vận dụng làm một bài bài tập Hóa học, học sinh cần phải vận dụng linh hoạt các phương pháp giải nhanh vì có những bài tập khó đòi hỏi phải vận dụng tất cả các phương pháp” – cô Chu Thị Minh cho hay.
Theo GDTĐ
Nhiều trường đại học giới hạn chỉ tiêu ưu tiên xét tuyển
Với đối tượng tuyển thẳng các trường đại học thực hiện theo Quy chế tuyển sinh ĐH,CĐ hiện hành. Còn đối với ưu tiên xét tuyển và xét tuyển thẳng, nhiều trường giới hạn chỉ tiêu trong tổng chỉ tiêu tuyển sinh của toàn trường.
Ảnh minh họa
Trường ĐH Sư phạm Hà Nội: Tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển, xét tuyển thẳng thực hiện theo đúng quy định của Quy chế tuyển sinh ĐH,CĐ chính quy hiện hành.
Riêng đối với tuyển thẳng, trường quy định, thí sinh đoạt giải kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT phải đăng ký đúng ngành "Danh sách các ngành đào tạo đại học thí sinh đăng ký học theo môn đoạt giải học sinh giỏi".
Riêng ngành Giáo dục thể chất không tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển đối với thí sinh đoạt giải các môn cờ vua và bắn súng.
Học viện Báo chí & Tuyên truyền: Đối tượng tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển thẳng thực hiện theo Quy chế tuyển sinh ĐH,CĐ chính quy hiện hành.
Chỉ tiêu và điều kiện xét tuyển thẳng: Không quá 2% tổng chỉ tiêu tuyển sinh của Học viện 2014, tương đương với 31 chỉ tiêu. Không xét tuyển thẳng vào ngành Ngôn ngữ Anh và 2 chuyên ngành Quan hệ chính trị và truyền thông quốc tế, Thông tin đối ngoại.
Trường ĐH Luật Hà Nội: Đối tượng tuyển thẳng thực hiện theo Quy chế tuyển sinh ĐH,CĐ hiện hành của Bộ GD-ĐT.
Đối tượng ưu tiên xét tuyển: Thí sinh đạt giải nhất, nhì, ba trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT các môn Toán, Vật lý, Hóa học, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, tiếng Anh và thí sinh đoạt giải nhất, nhì, ba trong Hội thi khoa học kỹ thuật do Bộ GD-ĐT tổ chức tốt nghiệp THPT 2014, sau khi tuyển sinh ĐH chính quy vào trường ĐH Luật Hà Nội đủ số môn quy định theo đề thi chung, có kết quả thi đáp ứng tiêu chí đảm bảo chất lượng đầu vào do Bộ GD-ĐT quy định trở lên và không có môn nào bị điểm 0, được ưu tiến xét tuyển vào trường.
Chỉ tiêu ưu tiên xét tuyển không quá 1% tổng chỉ tiêu tuyển sinh hệ đại học chính quy của trường năm 2014 (Tiêu chí xét tuyển: Kết quả thi tuyển sinh đại học hệ chính quy năm 2014 vào trường ĐH Luật Hà Nội của thí sinh).
Đối tượng xét tuyển thẳng: Thực hiện theo quy định của Quy chế tuyển sinh hệ ĐH,CĐ hiện hành. Chỉ tiêu xét tuyển thẳng không quá 2% tổng chỉ tiêu tuyển sinh hệ đại học chính quy của trường năm 2014. Ngành xét tuyển thẳng: Ngành Luật.
Tiêu chí xét tuyển thẳng: Thí sinh tốt nghiệp THPT từ loại khá trở lên (Nếu số lượng thí sinh đăng ký xét tuyển thẳng vượt quá chỉ tiêu đã xác định thì căn cứ vào kết quả thi tốt nghiệp THPT, trường sẽ xét từ cao xuống thấp cho đến đủ chỉ tiêu).
Trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM: Tuyển thẳng vào ĐH thí sinh tham gia tập huấn đội tuyển dự thi Olympic khu vực và quốc tế, trong đội tuyển tham dự hội thi sáng tạo khoa học kỹ thuật quốc tế (đã tốt nghiệp THPT).
Thí sinh đoạt giải môn toán, lý và hóa được tuyển thẳng vào ngành học có tuyển sinh khối A, môn sinh được tuyển thẳng vào ngành tuyển sinh khối B và riêng môn tin học chỉ được tuyển thẳng vào nhóm ngành Công nghệ thông tin.
Thí sinh đoạt giải nhất, nhì và ba trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia do Bộ GD-ĐT tổ chức (đã tốt nghiệp THPT) được tuyển thẳng vào các ngành sau: môn toán vào ngành Toán học; môn vật lý vào ngành Vật lý học, Kỹ thuật hạt nhân, Kỹ thuật điện tử và truyền thông; môn hóa vào ngành Hóa học hoặc Khoa học môi trường; môn sinh vào ngành Sinh học, Công nghệ sinh học hoặc Khoa học môi trường; môn tin vào nhóm ngành Công nghệ thông tin; môn địa lý vào ngành Địa chất hoặc Hải dương học.
Những thí sinh đoạt giải khuyến khích môn toán, vật lý, hóa học và tin học được tuyển thẳng vào bậc CĐ ngành Công nghệ thông tin.
Trường này chỉ ưu tiên xét tuyển không vượt quá 10% chỉ tiêu mỗi ngành.
Theo VNE
Ý kiến đóng góp dự thảo mới về xét tuyển Đại học, Cao đẳng Bộ GD&ĐT vừa công bố dự thảo quy định về cách thức xét tuyển mới trong kì thi tuyển sinh đại học, cao đẳng. Ảnh minh họa Trước đây, điểm sàn được quy định là mức tối thiểu mà thí sinh phải đạt được để có thể đỗ được đại học hoặc cao đẳng. Các trường chỉ được tuyển các thí sinh từ...