Giải ngố về Dolby Vision IQ, chuẩn hình ảnh mới vừa ra đời
Dolby Vision IQ chỉ là một bản cập nhật nhằm điều chỉnh hình ảnh dựa trên cấp độ ánh sáng của môi trường xung quanh. Mục đích của việc làm này, không gì hơn là để đảm bảo hình ảnh sẽ giống như ý đồ ban đầu của nhà sáng tạo nội dung.
Có thể bạn không để ý, nhưng ánh sáng từ môi trường xung quanh có thể làm giảm phần nào dải tương phản trên màn hình, khiến một số chi tiết vùng tối bị biến mất. Giải pháp cho chuyện này là sử dụng cảm biến ánh sáng trên TV để đo lường cấp độ sáng của môi trường bên ngoài. Sau đó điều chỉnh hệ thống đèn nền của TV LCD sáng hơn nhằm thúc đẩy ánh sáng của màn hình ‘chiến thắng’ ánh sáng môi trường.
Dolby Labs giới thiệu tiêu chuẩn hình ảnh mới
Việc này đôi khi làm thay đổi màu đen và biến đổi tông màu ở các vùng giữa. Và nếu thuật toán kích hoạt chậm thì có thể khiến người xem bị mất tập trung. Do vậy, Dolby Vision IQ sinh ra để làm cho việc điều chỉnh đó trở nên khôn khéo hơn, không làm giảm trải nghiệm của bạn. Cũng là dùng cảm biến ánh sáng đo lường môi trường xung quanh, nhưng Dolby Vision IQ sẽ chỉ đo cường độ ánh sáng, không bao gồm quang phổ ánh sáng.
Với thông tin thu được, thuật toán sẽ chỉnh lại mức độ hoạt động của đèn nền và đường cong PQ, giúp nội dung HDR sống động hơn đúng như ý đồ người sáng tạo mong muốn. Chi tiết tại vùng tối được bảo toàn đầy đủ, đồng thời giảm thiểu nguy cơ màu đen bị phá hủy. Nhìn chung là cải thiện chất lượng hình ảnh khi bạn xem nội dung HDR.
Dolby Vision IQ sẽ giúp cải thiện chất lượng hình ảnh HDR
Việc không thu thập quang phổ ánh sáng là bởi hiện nay, người ta chưa có cách nào đảm bảo có thể điều khiển việc tái tạo màu dựa trên quang phổ môi trường và nguồn HDR đúng như ý. Do vậy, Dolby Vision IQ sẽ chỉ điều chỉnh cấp độ ánh sáng, không động chạm đến màu sắc. Ngoài ra, thuật toán cũng có thể dựa trên nguồn video đang phát mà chọn preset nhiệt màu phù hợp, ví dụ thể thao, phim ảnh, trò chơi,… giúp hình ảnh trở nên thực tế hơn, như màu trắng của tuyết, xanh của lá cây, nền trời,…
LG và Panasonic là hai hãng đầu tiên tuyên bố tích hợp Dolby Vision IQ trên các TV cao cấp năm 2020
Công nghệ mới xuất hiện chủ yếu để cải thiện hình ảnh HDR. Còn nếu bạn chỉ xem nội dung SDR truyền thống có nguồn sáng xung quanh, câu chuyện đơn giản chỉ là đẩy sáng đèn nền mà thôi. Hiện tại, nhiều nhà sản xuất cũng đã đưa ra giải pháp tương tự nhằm giải quyết vấn đề nêu ở đầu bài, đôi khi còn ‘thêm mắm thêm muối’ theo ý đồ của họ – ví dụ tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI).
Năm nay, TV Samsung, LG, Panasonic,… đều có chung tính năng kiểu này, điều chỉnh hình ảnh hiển thị dựa trên ánh sáng môi trường. Chúng ta sẽ chờ xem hiệu quả thực tế của mỗi hãng ra sao.
Theo VN Review
iPhone của tỷ phú Jeff Bezos bị hack thế nào
Một đoạn mã nhỏ có thể được cấy phần mềm độc hại, cho phép hacker truy cập hình ảnh và văn bản từ điện thoại của CEO Amazon.
Chiều 1/5/2018, Jeff Bezos nhận được một tin nhắn trên WhatsApp từ tài khoản mang tên Thái tử Arab Saudi, Mohammed bin Salman. Hai người trước đó đã liên lạc bằng bằng tin nhắn trên WhatsApp. CEO của Amazon đã không mong nhận được tin nhắn mới chứ đừng nói về một video có cờ Arab Saudi và Thuỵ Điển với văn bản bằng tiếng Arab. Sau khi mở tệp, dữ liệu cá nhân của ông đã nhanh chóng bị trích xuất.
Tháng 1/2019, trang National Enquirer công bố chuyện Bezos ngoại tình bằng những bức ảnh và tài liệu riêng tư. CEO Amazon cáo buộc National Enquirer đã tống tiền và dọa sẽ công bố những hình ảnh nuy của ông. Jeff Bezos không thoả hiệp mà lập một nhóm điều tra ngay sau đó.
Kết quả cho thấy một đoạn mã riêng biệt đã được cấy vào chiếc iPhone X của tỷ phú Jeff Bezos. Từ đây, hacker có thể truy cập toàn bộ dữ liệu trong điện thoại của CEO Amazon, trong đó có hình ảnh và những thông tin liên lạc riêng tư.
iPhone X của Jeff Bezos có thể bị cài một đoạn mã độc sau khi nhận video từ ứng dụng WhatsApp.
Thái tử Mohammed bị cáo buộc là đã truy cập vào điện thoại của Jeff Bezos. Tờ Guardian cho rằng Bezos là nạn nhân của vụ hack vì ông sở hữu Washington Post, tờ báo đang có vấn đề nghiêm trọng với Thái tử Arab Saudi. Phân tích an ninh cho thấy Mohammed đã sử dụng phần mềm độc hại do một công ty an ninh mạng tư nhân tạo ra để truy cập vào chiếc di động của CEO Amazon.
Những báo cáo chi tiết về kỹ thuật cũng như loại phần mềm được sử dụng vẫn chưa được công bố chính thức. Kết quả cuộc điều tra cũng không nêu rõ liệu Bezos có mở tập tin được gửi từ Thái tử Arab Saudi qua WhatsApp hay không. Tuy nhiên, các chuyên gia an ninh mạng cho rằng một số mã độc không yêu cầu đăng nhận vào tệp vẫn có thể tự động cài vào máy.
Kết luận của báo cáo một lần nữa làm dấy lên những lo ngại về "vùng xám" của thế giới hacker. Điều tra không nêu đích danh tên của công ty an ninh mạng nào thực hiện vụ tấn công này. Nhưng tập đoàn NSO có trụ sở tại Te Aviv và nhóm hacker có trụ sở tại Milan bị nghi ngờ có khả năng thực hiện cuộc tấn công này.
Vụ việc cũng cho thấy các nền tảng nhắn tin phổ biến như WhatsApp vẫn tồn tại lỗ hổng bảo mật mà hacker có thể khai thác. Ngày càng nhiều công cụ tinh vi và nguy hại được tạo ra để tấn công người dùng di động. Phần mềm độc hại được tạo ra cho mục đích khai thác đời tư cá nhân của những người nổi tiếng. Nó còn được gọi là phần mềm gián điệp và trở thành ngành công nghiệp trị giá tỷ USD.
Theo vnexpress
Startup này thu thập hàng tỷ hình ảnh từ internet để tạo cơ sở dữ liệu nhận dạng khuôn mặt Và cơ sở dữ liệu này đang được sử dụng bởi hàng trăm cơ quan hành pháp. Một startup về nhận dạng khuôn mặt đang được sử dụng bởi hàng trăm cơ quan hành pháp tại Mỹ nhằm giải quyết các vụ phạm tội, nhưng điều kỳ lạ là chẳng mấy ai nắm được thông tin về phần mềm này - kể cả...