Giải ngố những tính năng thú vị của màn hình Galaxy S10: Dynamic AMOLED, HDR10+ và nhiều thứ khác
Samsung khẳng định màn hình của chiếc điện thoại mới nhất của họ – Galaxy S10 – là màn hình tốt nhất họ từng làm ra. Hãy cùng tìm hiểu những công nghệ đã được Samsung trang bị cho màn hình này.
Samsung Galaxy S10 có một cảm biến vân tay dưới màn hình, nó có thể sạc không dây cho các thiết bị khác, có 3 camera sau, và một jack headphone 3.5mm. Nhưng tính năng lớn nhất của chiếc điện thoại này lại là một thứ mà chủ nhân nó sẽ nhìn vào mỗi ngày: màn hình.
Các kỹ sư của Samsung không hề lơ là khi thiết kế màn hình của siêu phẩm này. Cả 4 biến thể của nó – Galaxy S10/S10 Plus/S10E/S10 5G – dù có kích thước màn hình khác nhau, nhưng đều có điểm chung là sở hữu “màn hình đẹp nhất mà dòng sản phẩm Galaxy từng thấy”, theo lời Samsung. Và trong năm 2019, hãng điện tử Hàn Quốc khiến chúng ta choáng ngợp với kha khá những từ ngữ đậm chất công nghệ mà họ dùng để miêu tả về màn hình của S10. Hãy cùng tìm hiểu xem những từ ngữ đó có ý nghĩa gì.
Dynamic AMOLED: Các điện thoại trước đây của Samsung sử dụng thuật ngữ marketing Super AMOLED, và chúng ta không rõ tại sao họ lại chuyển sang Dynamic – trừ việc nó có liên quan đến HDR và ánh xạ tông màu động, và nó còn nghe khá…”ngầu” nữa. AMOLED là một công nghệ có thật, viết tắt của “Active-Matrix Organic Light-Emitting Diode” (Diode phát quang hữu cơ ma trận động), và là một trong hai loại màn hình được sử dụng trên điện thoại ngày nay – loại còn lại là LCD (thực ra mọi màn hình điện thoại OLED đều là ma trận động, do đó AMOLED thực ra có thể gọi là OLED cũng được). Theo đánh giá thì OLED cho chất lượng tốt hơn LCD, một phần bởi nó có thể đạt được sắc độ màu đen tuyệt đối, giúp cải thiện độ tương phản của màn hình.
Như đã nói ở trên, bạn có thể bỏ qua phần “Dynamic” và “AM” trong AMOLED: bản chất OLED của màn hình S10 sẽ luôn là yếu tố quan trọng góp phần tạo nên chất lượng hình ảnh tuyệt vời của nó, giống như những TV của Samsung vậy.
Cường độ sáng tối đa 1.200 nits: Nits là một đơn vị để đo cường độ ánh sáng phát ra, và 1.200 nits là rất sáng. Các TV LCD cao cấp có thể vượt qua ngưỡng này, nhưng TV OLED thì không. Có lẽ Samsung đạt được con số ấn tượng kia chỉ trong một thời gian ngắn, trên một phần nhỏ của màn hình mà thôi. Nhưng dù vây, S10 có lẽ cũng là chiếc điện thoại OLED sáng nhất từng có – giúp nó không chỉ hiển thị video HDR tốt hơn, mà còn cho phép bạn nhìn rõ hơn màn hình điện thoại dưới ánh nắng mặt trời trực tiếp. Các màn hình điện thoại OLED mới của Samsung cũng rất tốt trong việc chống phản chiếu, một yếu tố lớn khác góp phần vào hiệu năng sử dụng màn hình dưới ánh nắng, và S10 có lẽ sẽ đạt được điều tương tự.
Hiển thị 100% màu sắc trong dải màu DCI-P3: Có nghĩa là S10 sẽ có một gam màu rộng để hiển thị màu sắc thực tế hơn. Dải màu P3 là dải màu chuẩn đối với HDR và nhiều mẫu TV mới cũng gần hiển thị được 100% màu sắc trong dải màu này – cao nhất hiện nay là các mẫu TV OLED của LG với 99%. 100% màu tức là thiết bị có thể hiển thị toàn bộ dải màu tại mọi mức độ sáng màn hình, một điều mà chưa có chiếc TV nào có được. Trong nhiều bài test thị giác, sự khác biệt trong màu sắc chỉ thấy rõ ở những màu rực rỡ nhất. Kết hợp với điểm số “Just Noticeable Color Difference (JNCD)” đạt mức 0.4 trong các bài test của DisplayMate, có thể khẳng định màu sắc của Galaxy S10 cực kỳ chính xác và thực tế ở chế độ màn hình tốt nhất.
Tỉ lệ phát xạ ánh sáng xanh chỉ 7%: Tiếp xúc quá nhiều với ánh sáng xanh từ màn hình có thể khiến bạn không ngủ được vì nó khiến não bộ ngừng sản xuất melatonin, và thậm chí có thể gây mù lòa nữa. Samsung cho biết màn hình của Galaxy S10 giảm tỉ lệ ánh sáng xanh phát ra từ tấm nền OLED của smartphone từ mức 12% xuống chỉ còn 7% – một mức mà trên thị trường chưa có mẫu máy nào đạt được. Hơn nữa, màn hình OLED mới của Galaxy S10 còn phát xạ ánh sáng xanh thấp hơn 61% so với hầu hết các màn hình LCD truyền thống trên smartphone ngày nay.
Khi được hỏi làm sao họ đạt được tỉ lệ phát xạ ánh sáng xanh thấp như vậy mà vẫn đảm bảo được 100% dải màu DCI-P3, một người đại diện của Samsung cho biết “ các phiên bản trước của tấm nền OLED có dải màu vượt quá thông số màu DCI-P3, trong khi tấm nền OLED mới với tỉ lệ phát xạ ánh sáng xanh thấp hơn thì vừa vặn 100% thông số màu DCI-P3“. Samsung Display còn dự định sẽ mang công nghệ giảm ánh sáng xanh này lên các màn hình nhỏ khác, bao gồm cả màn hình OLED cho laptop với tỉ lệ 15.8-inch.
Video đang HOT
Camera của S10 sẽ có thể quay video HDR
HDR10 : Galaxy S10 là chiếc điện thoại đầu tiên trên thế giới hỗ trợ HDR10 , định dạng HDR phổ biến thứ 3, và chủ yếu được sử dụng trên các thiết bị của chính Samsung mà thôi. HDR dành cho màn hình – khác với HDR dành cho nhiếp ảnh – giúp cải thiện chất lượng hình ảnh bằng cách tăng highlight để khiến chúng trông chân thực hơn, mở rộng màu sắc hiển thị và nhiều thứ khác nữa. Định dạng HDR10 tiêu chuẩn và một định dạng khác gọi là Dolby Vision phổ biến rộng rãi hơn, trong khi HDR10 hiện chỉ xuất hiện trên các video từ dịch vụ Amazon Prime.
Ánh xạ tông màu động: Với HDR dành cho TV, ánh xạ tông màu là thực hiện những thay đổi đối với đoạn video đang được phát để phù hợp nhất với khả năng hiển thị của màn hình. Thực hiện điều này theo cách “động”, tức là bộ xử lý video sẽ tự động phân tích và điều chỉnh hình ảnh theo từng khung hình trong khi chúng đang được trình chiếu – trên lý thuyết, việc này sẽ giúp cải thiện chất lượng của cả các đoạn video HDR và non-HDR. Miêu tả của Samsung về tính năng này trên Galaxy S10 nghe có vẻ tương tự như các TV được trang bị ánh xạ tông màu động, bao gồm cả các mẫu OLED của LG. Kích hoạt tính năng này sẽ giúp bạn thu được hình ảnh rực rỡ hơn, còn ngừng kích hoạt nó sẽ giữ hình ảnh đúng như màu sắc nguyên gốc mà các nhà sản xuất nội dung đã làm ra. Những người mong muốn xem các đoạn video ở tông màu thuần nhất có thể thường sẽ tắt nó đi, nhưng với một số nội dung, kích hoạt ánh xạ tông màu động sẽ cho kết quả tốt hơn – ví dụ làm các game di động non-HDR trông giống HDR.
Trên lý thuyết, và dựa trên những màn hình điện thoại trước đây của Samsung, S10 có khả năng sẽ là chiếc điện thoại có màn hình đẹp nhất thế giới. Hãy cùng đợi cho đến khi sản phẩm này được bán ra thị trường để xem có đúng như vậy không!
Tham khảo: CNET
3 công nghệ trên Galaxy S10 chứng minh triết lý mới của Samsung: "công nghệ không cần đi đầu mới chất, chỉ cần tốt nhất là được"
Không cần phải đi trước đón đầu mà chỉ cần khéo léo tìm cách đi đường tắt, tập trung vào đúng nhu cầu của người dùng, đó chính là cách Samsung đang áp dụng trên Galaxy S10 để tạo ra sự khác biệt.
Thế hệ Galaxy S10/S10 và S10e ra mắt gần đây sở hữu nhiều công nghệ không hẳn quá cũ nhưng cũng không quá mới. Thậm chí một số tính năng trên Galaxy S10 đã từng được các hãng smartphone Trung Quốc công bố hồi năm ngoái.
Tuy nhiên thực tế đã chứng minh không phải đi đầu là thành công và được người dùng đón nhận. Đôi khi "người đi sau lại có thể về trước" giống như Apple đã làm. Và ngoài Apple ra, Samsung cũng là một trường hợp ngoại lệ hiếm hoi như vậy.
Sức mạnh thương hiệu cộng với sự chăm chút tỉ mỉ của hãng đủ sức biến những tính năng như 3 camera sau hay cảm biến vân tay dưới màn hình của Galaxy S10 trở thành những xu hướng thị trường smartphone trong năm nay.
Galaxy S10 trang bị cảm biến vân tay dưới màn hình muộn hơn nhưng lại tốt hơn nhiều đối thủ
Vivo X20 Plus USD là chiếc smartphone đầu tiên trang bị cảm biến vân tay dưới màn hình. Máy trang bị cảm biến vân tay quang học Clear ID của Synaptics phát triển. Công nghệ này sử dụng ánh sáng màn hình chiếu lên nơi đặt dấu vân tay và chuyển nó thành ảnh 2D để xác thực người dùng.
Tuy nhiên rõ ràng công nghệ này còn nhiều hạn chế bao gồm vùng nhận diện nhỏ, dễ bị đánh lừa bởi ảnh 2D, tốc độ chậm và khó nhận diện nếu ngón tay của bạn bị ướt hoặc bẩn. Một số model vẫn còn dùng cảm biến vân tay quang học như OnePlus 6T hay Huawei Mate 20 Pro.
Ngược lại trên Galaxy S10, máy trang bị cảm biến vân tay siêu âm 3D, một giải pháp công nghệ mới mang tên Sense ID của Qualcomm. Cảm biến này khá mỏng, được đặt ở dưới màn hình và có thể hoạt động tốt dù vật liệu che phủ là thủy tinh, nhựa hay nhôm. Ngoài ra phạm vi thao tác của cảm biến cũng rộng hơn.
Như vậy dù đi sau các đối thủ Trung Quốc như Huawei, OnePlus nhưng Samsung lại là hãng đem tới chất lượng cảm biến vân tay dưới màn hình tốt nhất hiện nay, đảm bảo đem lại trải nghiệm xác thực người dùng tiện lợi và tốt nhất.
Tính năng sạc không dây ngược trên Galaxy S10 đã trở nên thực tế hơn rất nhiều
Thế hệ Galaxy S10 không phải là những chiếc smartphone đầu tiên trang bị công nghệ sạc không dây ngược. Thế nhưng cho đến khi công nghệ này xuất hiện trên Galaxy S10, nó mới phát huy được hết ưu điểm và tính ứng dụng trong thực tế.
Galaxy S10 trang bị tính năng Wireless PowerShare và hỗ trợ chuẩn Fast Wireless Charging 2.0 với công suất 10W , giúp máy có thể sạc ngược không dây cho bất kỳ thiết bị nào mà không bị giới hạn công suất như Mate 20 Pro. Trung bình máy sẽ mất khoảng 25% pin/giờ nhưng sẽ bị sẽ giới hạn ở mức dung lượng pin 30%.
Samsung cũng rất tâm lý khi xây dựng một hệ sinh thái thiết bị hỗ trợ sạc không dây để đồng bộ với Galaxy S10, ví dụ như tai nghe Galaxy Buds, Galaxy Watch,...
Sẽ tiện lợi biết bao khi có thể sạc cho chiếc tai nghe Galaxy Buds bất ngờ hết pin trong lúc nghe nhạc mà chẳng cần phải loay hoay đi kiếm hộp sạc cho nó. Đây rõ ràng là điều mà người dùng iPhone và Huawei có mơ cũng chẳng được.
Đi sau trong cuộc đua số lượng camera nhưng qua bàn tay "ma thuật" của Samsung, camera trên Galaxy S10 chất lượng hơn nhiều đối thủ
Không cần bàn cãi, Samsung đã đi sau các hãng Android khác như Huawei, Oppo hay Vivo tới cả nửa năm trong cuộc đua nâng số lượng camera. Nhưng nếu xét về chất lượng nâng cấp, camera trên Galaxy S10 mới chính là kẻ chiến thắng.
Không sử dụng cảm biến trắng đen như cách Huawei P20 Pro đã làm hay kết hợp giữa cảm biến đo chiều sâu và tele, Samsung quyết định đưa vào thế hệ Galaxy S10 ba tùy chọn ống kính phổ thông và tiện dụng nhất.
Đó là camera 12MP (góc rộng tiêu chuẩn), 12MP (tele) và 16MP (góc siêu rộng). Nhờ có đầy đủ tiêu cự từ rộng đến hẹp, người dùng có cơ sở để chụp ảnh trong mọi hoàn cảnh, từ chụp chân dung với ống tele tới chụp nhóm đông và phong cảnh với ống góc siêu rộng.
Samsung hiểu rằng, người dùng chỉ cần những thứ tiện lợi như chụp phong cảnh, tele thay vì dùng camera sau để chụp ảnh chân dung xóa phông cho ai đó. Do đó hãng đã rất khôn khéo khi chọn đúng trọng tâm khi tiếp cận khách hàng.
Một tính năng di truyền từ Galaxy S9 và cũng là điểm cộng trên camera chính của Galaxy S10 là khả năng thay đổi khẩu độ giữa f/1.5 và f/2.4. Dù có chụp đêm hay chụp ngày thì tính năng này sẽ giúp bạn luôn có được bức ảnh đủ sáng nhất.
Với Galaxy S10 , người dùng sẽ có tới 2 camera selfie. Với sự hỗ trợ của camera selfie thứ hai, ảnh chụp tự sướng cũng trở nên tự nhiên khi phông nền phía sau được xử lý sâu và chi tiết hơn. Thậm chí bạn còn có thể quay video 4K với camera selfie hay livestream trên Facebook với hình ảnh sắc nét.
Trên đây chỉ là điểm qua một vài tính năng mà Samsung đã "tái định nghĩa" thành công trên Galaxy S10 dù không phải hãng đi đầu xu hướng. Mặc dù vậy, cách Samsung chăm chút tới từng chi tiết nhỏ cho Galaxy S10 lại là điều người dùng ghi nhận và chấm điểm cao nhất.
Theo Genk
Samsung Galaxy S10 phá vỡ một loạt kỷ lục của DisplayMate, tốt nhất trong số các mẫu smartphone màn hình A+ Sau khi ra măt cac mâu flagship cua Samsung đêu lâp ky luc vê chât lương man hinh va Galaxy S10 cung không ngoai lê. Mơi đây, hang nghiên cưu DisplayMate đa tung ra đanh gia chât lương man hinh cua Samsung Galaxy S10. Theo đo, Galaxy S10 đươc cac chuyên gia cua DisplayMate đanh gia la co chât lương cao nhât trong...