Giải ngân vốn ODA tại Bộ NNPTNT: Ưu tiên công trình chống thiên tai
Theo Bộ NNPTNT, giải ngân vốn đầu tư công được Bộ coi là nhiệm vụ chính trị trọng tâm trong năm 2020.
Việc trả lại 1.808 tỷ đồng vốn ODA thuộc kế hoạch năm 2020 của Bộ không ảnh hưởng đến kế hoạch các năm sau đối với các dự án ODA (hỗ trợ phát triển chính thức).
Trả lại hơn 1.800 tỷ đồng
Báo cáo của Bộ NNPTNT cho thấy, giai đoạn 2016-2020, Bộ đã phê duyệt, ký kết 5 chương trình, dự án vốn vay được thực hiện với tổng giá trị 20.640 tỷ đồng, bao gồm 16.537 tỷ đồng vốn vay và 4.102 tỷ đồng vốn đối ứng.
Hầu hết nguồn vốn vay ODA đã được sử dụng cho các dự án đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, hỗ trợ thúc đẩy sản xuất, xóa đói, giảm nghèo, cải thiện sinh kế, ứng phó biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai, dịch bệnh, đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm…
Nguồn vốn ODA được Bộ NNPTNT ưu tiên cho các công trình hạ tầng thủy lợi. Ảnh: T.L
Chỉ tính riêng lĩnh vực phát triển hạ tầng thủy lợi, với vốn đầu tư trên 55.989 tỷ đồng đã góp phần hỗ trợ xây dựng nhiều công trình thủy lợi quan trọng ở các vùng trên cả nước vừa phục vụ phát triển sản xuất nông nghiệp, đời sống dân sinh và cung cấp nước cho sản xuất công nghiệp.
Việc đầu tư nâng cấp sửa chữa các công trình thủy lợi thời gian qua đã nâng hiệu quả tưới thực tế so với năng lực tưới thiết kế các công trình thủy lợi từ 76% năm 2012 lên 80% đến hết năm 2015. Đến nay, tổng năng lực tưới hệ thống thủy lợi đạt khoảng 3,9 triệu ha đất canh tác.
Trước những băn khoăn về việc trong khi nhiều địa phương, lĩnh vực đang kêu thiếu vốn trầm trọng thì Bộ NNPTNT lại trả lại 1.800 tỷ đồng vốn ODA cho năm 2020, ông Nguyễn Văn Việt – Vụ trưởng Vụ Kế hoạch (Bộ NNPTNT) cho biết, kế hoạch trung hạn giai đoạn 2016-2020 phần vốn nước ngoài (để thực hiện 40 dự án ODA) của Bộ NNPTNT là 22.085 tỷ đồng.
Tính đến hết năm 2019, lũy kế số vốn được giao là 17.518 tỷ đồng; trong đó đã giải ngân 17.293 tỷ đồng, đạt 98,7%. Năm 2020, Bộ NNPTNT được giao 3.638,6 tỷ đồng (nguồn vốn này chỉ được sử dụng cho các dự án ODA).
Video đang HOT
Thực hiện nhiệm vụ được giao, ngay từ đầu năm 2020, sau khi rà soát tiến độ cụ thể của từng dự án và kế hoạch triển khai thực hiện của các chủ đầu tư để phân bổ vốn, cho thấy nhu cầu thực hiện chỉ là 1.830 tỷ đồng/3.638,6 tỷ đồng (các dự án kết thúc năm 2020 đều đã được bố trí đủ vốn để thực hiện).
“Bộ NNPTNT đã chủ động báo cáo Bộ KHĐT về việc không có nhu cầu sử dụng 1.808 tỷ đồng vốn ODA còn lại để Bộ KHĐT tổng hợp, báo cáo cấp có thẩm quyền điều chỉnh cho các bộ, ngành và địa phương khác có nhu cầu sử dụng. Việc trả lại 1.808 tỷ đồng vốn ODA thuộc kế hoạch năm 2020 của Bộ NNPTNT không ảnh hưởng đến kế hoạch các năm sau đối với các dự án ODA, vì các dự án còn lại đều chuyển tiếp sang giai đoạn 2021-2025 và vẫn còn đủ thời gian thực hiện, giải ngân theo hiệp định đã ký” – ông Việt khẳng định.
Cống ngăn mặn trên sông Láng Thé, tỉnh Trà Vinh. Ảnh: L.A
Ưu tiên công trình phòng chống thiên tai
Trong Công văn số 4760/BNN-HTQT của Bộ NNPTNT gửi Bộ KHĐT về xây dựng định hướng thu hút, quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA, nguồn vốn vay ưu đãi giai đoạn 2021 – 2025, Bộ NNPTNT nêu rõ sẽ ưu tiên đầu tư từ nguồn vốn vay ODA và vốn vay ưu đãi cho cơ sở hạ tầng nông thôn, thủy lợi, thủy sản, công trình phòng chống thiên tai; vệ sinh môi trường và cấp nước sinh hoạt nông thôn; cơ sở hạ tầng phục vụ chuỗi giá trị nông lâm thủy sản chủ lực, hỗ trợ nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; ưu tiên đầu tư cho khu vực miền núi, đồng bào dân tộc, vùng kinh tế – xã hội khó khăn và khu vực đồng bằng sông Cửu Long.
Theo Thứ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Hoàng Hiệp, từ nay đến năm 2025 cần sửa chữa, nâng cấp khoảng 1.200 hồ chứa nước xung yếu để đảm bảo an toàn nên nguồn vốn ODA sẽ được ưu tiên cho các công trình này.
Cụ thể, sẽ đầu tư đồng bộ hệ thống kênh mương của các hồ chứa đã hoàn thành đầu mối trong giai đoạn 2016-2020 nhưng chưa bố trí được vốn để đầu tư hệ thống kênh phân phối, nhằm phát huy hiệu quả đầu tư.
Nâng cấp, cải tạo và đầu tư đồng bộ các hệ thống thủy lợi lớn, liên tỉnh có ý nghĩa phát triển kinh tế – xã hội của vùng, tập trung các hệ thống ở đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long.
Vốn ODAcũng sẽ ưu tiên cho các công trình phòng chống hạn hán, kiểm soát mặn và xử lý sạt lở bờ sông, bờ biển. Thúc đẩy chuyển từ cơ chế “thủy lợi phí” sang “giá sản phẩm, dịch vụ thủy lợi”, đồng thời phân rõ vai trò chủ quản lý và đơn vị khai thác công trình thủy lợi, đổi mới phương thức hoạt động quản lý, khai thác công trình thủy lợi, chuyển mạnh sang đặt hàng, đấu thầu trong quản lý, khai thác công trình thủy lợi.
Đối với lĩnh vực đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cho nuôi trồng thủy sản tập trung, Bộ NNPTNT sẽ sử dụng vốn ODA phát triển hạ tầng và công nghệ giống thủy sản, hệ thống cảnh báo và giám sát môi trường nuôi trồng thủy sản và vùng ven bờ; xây dựng hệ thống quản lý dịch bệnh và thú y thủy sản, tổ chức sản xuất nuôi trồng thủy sản theo chuỗi liên kết ngang và dọc.
Đối với lĩnh vực lâm nghiệp, nguồn vốn ODA dành để đầu tư đảm bảo mục tiêu quản lý bảo vệ, phát triển rừng bền vững, ưu tiên cho vùng Tây Nguyên và đồng bằng sông Cửu Long; đảm bảo đời sống người dân trồng, giữ rừng tự nhiên, phát triển môi trường sinh thái. Trồng rừng gỗ lớn tạo nguyên liệu cho chế biến gỗ và sản phẩm gỗ xuất khẩu. Hỗ trợ phát triển hạ tầng, công nghệ, máy móc cho ngành chế biến gỗ.
Trong lĩnh vực lâm nghiệp, sẽ ưu tiên đầu tư các hoạt động khả năng thu hồi vốn và đem lại giá trị gia tăng cao như: Trồng rừng gỗ lớn; hỗ trợ phát triển hạ tầng, công nghệ, máy móc cho ngành chế biến gỗ như vùng Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Nam Trung Bộ, Bắc Trung Bộ; phục hồi và quản lý rừng phòng hộ bền vững những khu vực xung yếu ven biển gắn với phát triển nuôi trồng thủy hải sản, du lịch sinh thái và bảo tồn đa dạng sinh học tăng khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu, đặc biệt ưu tiên vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Sìn Hồ nỗ lực kéo giảm tỷ lệ hộ nghèo, nhân rộng các mô hình làm giàu
Với sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị và sự nỗ lực vươn lên của người dân trong phát triển kinh tế, tỷ lệ hộ nghèo của huyện Sìn Hồ (Lai Châu) giảm đáng kể từ 4 - 5%/năm.
Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân các dân tộc trong huyện ngày càng được nâng cao.
Nhiều rào cản trong xóa đói giảm nghèo
Sin Hô la môt trong nhưng huyên đăc biêt kho khăn cua tinh Lai Châu. Trong tông sô 22 xa, thị trân trên đia ban, thi huyên Sin Hô co tơi 17 xã thuộc khu vực III, 178 bản đặc biệt khó khăn. Hô ngheo, hô cân ngheo trong huyên chiêm ty lê cao. Đia ban rông, giao thông không thuân lơi, trinh đô dân tri không đông đêu, tâp quan canh tac con lac hâu... la nhưng rao can trong công tac giam ngheo cua huyên.
Tình trạng thả rông trâu, bò ở huyện Sìn Hồ đã giảm hẳn, tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh. Ảnh: Văn Chiến
Tro chuyên vơi phong viên Bao NTNN, ông Nguyên Quôc Vương - Pho Chu tich UNBD huyên Sin Hô, cho biêt: "Nhưng năm gân đây, công tac giam ngheo cua huyên Sin Hô đa co nhiêu chuyên biên tich cưc. Sư chuyên biên đo băt nguôn tư viêc thưc hiên co hiêu qua cac chương trinh, dư an đâu tư cua Chinh phu vao huyên. Nôi bât la chương trinh muc tiêu Quôc gia giam ngheo bên vưng. Chương trinh nay đa mang đên cho Sin Hô sưc sông mơi, diên mao mơi".
Thưc hiên chương trinh muc tiêu Quôc gia giam ngheo bên vưng, huyên Sin Hô xac đinh đây chinh la đon bây đê huyên bưt pha trong công tac xoa đoi giam ngheo. Chinh vi xac đinh như vây nên huyên Sin Hô đa xây dưng kê hoach ro rang, muc tiêu cu thê cho tưng năm, tư đo đê ra cac giai phap thưc hiên phu hơp vơi điêu kiên thưc tê cua đia phương.
Các cấp ủy đảng, chính quyền tư huyên đên cơ sơ đã chỉ đạo quyết liệt việc thực hiện công tác giảm nghèo, nhất là việc lồng ghép các nguồn vốn tập trung cho mục tiêu xóa đói giảm nghèo. Cac chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, giải quyết việc làm, tăng thu nhập để người nghèo thoát nghèo bền vững đươc huyên chu trong thưc hiên. Đặc biệt, huyên đây manh công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách đến cac đối tượng thụ hưởng băng nhiêu hinh thưc đa dạng, phong phu...
Qua công tác tuyên tuyền tuyên truyền, nhận thức của đảng viên, cán bộ công chức và người dân đã có chuyển biến rõ rệt. Người dân đã nhận thức được ý nghĩa, cũng như là trách nhiệm của mình trong công tác xóa đói giảm nghèo và ngày càng tích cực, chủ động tham gia xóa đói giảm nghèo với nhiều cách làm sáng tạo, hiệu quả. Trong đó, nổi bật là gắn việc xóa đói, giảm nghèo kết hợp với xây dựng nông thôn mới đã và đang trở thành phong trào rộng khắp trong toàn huyện.
"Thực hiện phong trào thi đua "Cả nước chung tay vì người nghèo, không để ai bị bỏ lại phía sau", huyện Sin Hô đã ban hành kế hoạch, phổ biến, triển khai đến các cơ quan, đơn vị, xã, thị trấn và đên tân ngươi dân. Các cơ quan, đơn vị và các xã, thị trấn đã bám sát các mục tiêu của kế hoạch, xây dựng chương trình hành động cụ thể và tích cực chỉ đạo triển khai thực hiện theo các nội dung của kế hoạch, góp phần đẩy mạnh phong trào xóa đói giảm nghèo găn với xây dựng nông thôn mới trong toàn huyện" - ông Vương nhân manh.
Chú trọng xây dựng công trình hạ tầng thiết yếu
Hàng năm, cấp ủy, chính quyền từ huyện đến cơ sở đã đăng ký phấn đấu mục tiêu giảm nghèo. Đưa mục tiêu giảm nghèo vào tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của cấp ủy, chính quyền và người đứng đầu. Tăng cường vai trò chủ động của cấp xã, cộng đồng bản, khu dân cư trong việc đề xuất lựa chọn, thi công, quản lý, giám sát đầu tư, khai thác, sử dụng các công trình cơ sở hạ tầng và các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất.
Nhiêu hô dân ơ cac xa vung cao cua huyên Sin Hô đa thoat ngheo, vươn lên lam giau nhơ trông cây dươc liêu. Ảnh: Văn Chiến
Căn cư vao điêu kiên thưc tê cua cac xa, thi trân va nhu câu cua ngươi ngheo, huyên Sin Hô đa triên khai hang loat cac dư an, tiêu dư an: Hô trơ trông cây ăn qua, phat triên cây dươc liêu, chăn nuôi gia suc, gia câm, hô trơ cho ngươi dân may moc phuc vu san xuât...
Không chỉ dừng ở đó, huyện Sìn Hồ còn quan tâm nhân rộng các mô hình giảm nghèo, như: Mô hình trồng cây đương quy với quy mô 2,15ha, có 31 hộ tham gia tại các xã Phăng Sô Lin, Sà Dề Phìn. Mô hình trồng cây ăn quả (cây lê) quy mô 5,9ha với 15 hộ tham gia tại các xã Phăng Sô Lin, Sà Dề Phìn. Mô hình trồng cây xoài Đài Loan ở xã Pa Tần và xã Hồng Thu...
"Các chính sách về hỗ trợ sản xuất, hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao theo Nghị quyết 30a, Chương trình 135 của Chính phủ và theo các chính sách đặc thù của tỉnh đã góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi tăng dần giống cây trồng, vật nuôi có giá trị năng xuất, chất lượng cao" - bà Trần Thị Thu Hiền - Trưởng phòng NNPTNT huyện Sìn Hồ, cho hay.
Để tạo điều kiện cho người dân phát triển sản xuất, xóa đói giảm nghèo, nâng cao thu nhập, thúc đẩy chương trình xây dựng nông thôn mới, huyện Sìn Hồ đã chú trọng đầu từ xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu.
Tỷ lệ hộ nghèo của huyên Sìn Hồ đã giảm từ 52,52% đầu năm 2016 xuống còn 29,12% vao cuối năm 2019. Thu nhâp binh quân đâu ngươi trên đia ban huyên cung tăng lên ro rêt, đên hết năm 2019 đạt 26.700.000 đồng/người/năm, tăng 12.700.000 đồng/người/năm so với cuối năm 2015.
"Đây là bài viết tuyên truyền về Truyền thông về xây dựng nông thôn mới năm 2020 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 của Bộ Thông tin và Truyền thông".
Xây dựng làng văn hóa người Dao: Tiềm năng phát triển du lịch Đầm Hà Huyện Đầm Hà có rừng, có biển tuy nhiên du lịch vẫn chưa phát huy hiệu quả. Làm thế nào để khai thác được tiềm năng thế mạnh đó, ngoài thúc đẩy thu hút đầu tư vào phát triển du lịch biển đảo, việc xây dựng bản văn hóa người Dao là cơ hội, tiềm năng phát triển cho du lịch Đầm Hà....