Giải ngân gói hỗ trợ tín dụng: Doanh nghiệp cần nhà băng linh động thực thi chính sách
Ngành ngân hàng cho biết đã vào cuộc mạnh mẽ, triển khai quyết liệt các giải pháp để hỗ trợ doanh nghiệp (DN) vượt qua khó khăn. Tuy nhiên, nhiều DN vẫn khó tiếp cận và kiến nghị thực thi việc phân loại DN theo ngành nghề để chính sách hỗ trợ đạt hiệu quả tốt nhất.
Lũy kế từ 23/1 đến nay, hơn 188 nghìn khách hàng được cho vay mới trên 659 nghìn tỷ đồng với lãi suất thấp hơn từ 0,5 – 2,5% so với trước dịch Covid-19. Ảnh: Lê Tiên
Số liệu từ Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết, sau 2 tháng triển khai các giải pháp hỗ trợ tín dụng, đến nay toàn ngành đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho trên 215 nghìn khách hàng với dư nợ 138 nghìn tỷ đồng, miễn, giảm, hạ lãi suất cho hơn 320 nghìn khách hàng với dư nợ gần 1,13 triệu tỷ đồng, cho vay mới lãi suất ưu đãi với doanh số lũy kế từ 23/1 đến nay đạt trên 659 nghìn tỷ đồng cho hơn 188 nghìn khách hàng, lãi suất thấp hơn phổ biến từ 0,5 – 2,5% so với trước dịch.
Về chính sách hỗ trợ này, Phó Thống đốc thường trực NHNN Đào Minh Tú nêu rõ: “Những ngân hàng nào có tiềm lực lớn thì sẵn sàng hỗ trợ nhiều. DN có niềm tin và tín nhiệm, quản lý được dòng tiền thì ngân hàng sẵn sàng hỗ trợ DN không cần thế chấp. Vì vậy, các DN cũng phải công khai minh bạch tài chính, chứng minh được tình hình khó khăn của mình”.
Video đang HOT
Từ phía người thụ hưởng, nhiều DN đánh giá tích cực chủ trương này song vẫn mong muốn các ngân hàng tăng thêm chính sách hỗ trợ tín dụng.
Phản hồi về việc thực hiện các chính sách hỗ trợ, ông Nguyễn Thanh Việt – Chủ tịch Hiệp hội DN tỉnh An Giang cho biết, việc giảm lãi suất cho vay và gia hạn nợ của ngân hàng trên địa bàn thời gian qua còn chậm do các chi nhánh ngân hàng thương mại (NHTM) phải xin ý kiến hội sở. Để chính sách giảm lãi và gia hạn nợ được triển khai kịp thời hỗ trợ DN, ông Việt đề xuất NHNN cần hỗ trợ các NHTM trong việc phân loại DN, khoản vay, ngành nghề đặc thù để các ngân hàng thuận lợi hơn khi làm việc với những đối tượng DN bị ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19.
Cùng quan điểm, ông Trần Hữu Đại, Phó Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã và DN TP. Hải Phòng đề xuất, các ngân hàng, tổ chức tín dụng trên địa bàn cần bám sát chỉ đạo của NHNN để hướng dẫn các hợp tác xã, DN tiếp cận nguồn vốn, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, cho phép kéo dài thời hạn cho vay, giãn kỳ hạn trả nợ, giảm lãi suất tiền vay. Việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ nên xem xét đến đặc thù từng lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, đề nghị cấp có thẩm quyền kéo dài thời gian để các đơn vị có điều kiện tái sản xuất, kinh doanh phục hồi kinh tế.
Ông Nguyễn Liêm, Phó Chủ tịch Hội Chế biến gỗ tỉnh Bình Dương, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Lâm Điền nêu quan điểm: “Lâu nay, chúng tôi với ngân hàng là bạn đồng hành và lần này rõ ràng có cả chia sẻ. Tôi cũng mong muốn rằng ngân hàng hỗ trợ thêm một số điểm nữa, nguồn vốn của nhiều DN ngành gỗ đang ứ đọng, nhiều sản phẩm chưa xuất đi được. Được biết, ngân hàng rất khó hạ điều kiện cho vay, nhưng nếu được, mong là NHNN và các NHTM nên khảo sát thực tế DN. Từ đó, đánh giá xem DN nào thực sản xuất, DN nào thực khó khăn và đưa ra gói hỗ trợ cho ngành gỗ xuất khẩu”.
Ông Bùi Xuân Trung, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Xây dựng Long Quân cho biết: “Chúng tôi đã làm đơn đến một số ngân hàng để được tháo gỡ khó khăn, dù không nhiều nhưng rất quý, chúng tôi đã được hỗ trợ 0,5%. Về thời hạn hết tháng 6, tôi đề nghị các ngân hàng xem xét hỗ trợ DN hết năm nay”.
Từ các phản ánh của DN, ông Đào Minh Tú yêu cầu: “Các chi nhánh, phòng giao dịch cần sát sao hơn trong triển khai các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho khách hàng; kịp thời phản ánh với NHNN về các khó khăn, vướng mắc, đề xuất kiến nghị liên quan đến cơ chế chính sách của ngành ngân hàng trong quá trình triển khai của tổ chức tín dụng. Ngân hàng phải thường xuyên làm việc với các sở, ngành, hiệp hội, DN trên địa bàn để nắm bắt, chủ động xử lý các kiến nghị đối với hoạt động ngân hàng; trường hợp vượt thẩm quyền, báo cáo NHNN, UBND tỉnh để được xem xét xử lý theo quy định”.
BoJ xem xét tăng cường chính sách nới lỏng tiền tệ hỗ trợ doanh nghiệp
BoJ đang hy vọng có thể giúp doanh nghiệp tìm kiếm nguồn vốn dễ dàng hơn, trước những lo ngại ngày càng gia tăng về tác động kinh tế của dịch COVID-19.
Trụ sở Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BOJ) tại Tokyo, Nhật Bản ngày 16/3 vừa qua. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Theo các nguồn thạo tin, Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ) đang xem xét tăng cường chính sách nới lỏng tiền tệ của mình bằng cách tăng hơn nữa chương trình mua thương phiếu và trái phiếu doanh nghiệp, trong nỗ lực nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
BoJ sẽ thảo luận phương án này tại cuộc họp chính sách sẽ diễn ra vào ngày 27/4 tới, sau khi đã quyết định trong cuộc họp trước đó hồi tháng Ba vừa qua sẽ nâng mức mua trái phiếu mục tiêu thêm 2.000 tỷ yen (khoảng19 tỷ USD) đến cuối tháng Chín tới.
BoJ đang hy vọng có thể giúp doanh nghiệp tìm kiếm nguồn vốn dễ dàng hơn, trước những lo ngại ngày càng gia tăng về tác động kinh tế của dịch COVID-19.
Các nguồn tin cho hay tại cuộc họp sắp tới, BoJ được đự doán cũng sẽ thảo luận các biện pháp nhằm gia tăng các khoản cho vay cho các thể chế tài chính và giúp thúc đẩy hoạt động cho vay của các ngân hàng cho doanh nghiệp bằng cách chấp nhận nhiều loại tài sản thế chấp hơn.
BoJ hồi tháng Ba đã quyết định cấp các khoản cho vay một năm không lãi suất cho các thể chế tài chính, với tài sản thế chấp là lượng trái phiếu doanh nghiệp trị giá khoảng 8.000 tỷ yen.
Cũng theo các nguồn tin trên, BoJ được dự đoán sẽ giữ nguyên lãi suất ở mức âm 0,1%.
Ngân hàng này cho biết cuộc họp sắp tới sẽ được rút ngắn xuống còn một ngày, thay vì hai ngày như dự kiến trước đó./.
Khánh Ly
TS Trần Du Lịch: Giảm, giãn thuế hỗ trợ doanh nghiệp ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, không nên đưa ra gói kích cầu Trả lời Báo Đầu tư chứng khoán, TS Trần Du Lịch, Thành viên Tổ tư vấn kinh tế Thủ tướng cho rằng, trong điều kiện nay khi dịch bệnh đang lan rộng ra cả thế giới và Việt Nam cũng đang chung tay để kiểm soát tốt dịch bệnh, nhưng không cần thiết phải có gói kích cầu hay kích thích nền kinh...