Giải ngân gần 20 tỷ đồng cho hộ dân vay vốn tái đàn lợn
Sau gần một tháng thực hiện chính sách hỗ trợ lãi suất vốn vay tái đàn lợn của UBND tỉnh Bình Định, người chăn nuôi tại huyện Hoài Ân – vựa nuôi lớn nhất miền Trung đã vay gần 20 tỷ đồng để tái đàn.
Lợn giống giúp đẩy nhanh tái đàn lợn. Ảnh minh họa: Nguyễn Oanh/TTXVN
Theo Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Hoài Ân, từ ngày 27/5 đến nay, điểm giao dịch này đã giải ngân được gần 20 tỷ đồng cho 396 hộ dân vay vốn tái đàn lợn; trung bình mỗi hộ vay 50 triệu đồng. Huyện Hoài Ân được tỉnh Bình Định phân bổ 30 tỷ đồng thông qua Ngân hàng Chính sách xã hội để giúp người chăn nuôi tái đàn lợn. Dự kiến, đến cuối tháng 6 sẽ hoàn thành giải ngân toàn bộ số vốn này.
Ông Nguyễn Xuân Tùng, thôn Lộc Giang, xã Ân Tường Đông (huyện Hoài Ân) cho biết, trại của gia đình có gần 50 con lợn thịt và một số lợn mẹ. Số vốn vay 50 triệu đồng này giúp gia đình có thêm chi phí để mua con giống, thức ăn, khôi phục lại nghề chăn nuôi. Chỉ tính riêng phần lãi suất được tỉnh hỗ trợ, mỗi tháng gia đình ông không phải trả khoản lãi 330.000 đồng với gói vay này.
Từ ngày 27/5, UBND tỉnh Bình Định đã ban hành quyết định 2046/QĐ-UBND về việc hỗ trợ phát triển tái đàn lợn và dành ra gói 150 tỷ đồng cho vay hỗ trợ đối với người nuôi; trong đó, vốn ngân sách tỉnh ủy thác qua chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội là 75 tỷ đồng và Ngân hàng Chính sách xã hội cân đối nguồn để cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm theo quy định là 75 tỷ đồng. Ngân sách tỉnh sẽ hỗ trợ tiền lãi vay vốn tối đa không quá 12 tháng với mức lãi suất vay là 7,92%/năm, tương đương 0,66%/tháng (bằng lãi suất cho vay hộ cận nghèo).
Đối tượng được hỗ trợ là hộ gia đình, người trực tiếp chăn nuôi, cơ sở chăn nuôi đảm bảo điều kiện an toàn vệ sinh chuồng trại theo quy định và tự nguyện cam kết chấp hành quy định phòng, chống dịch bệnh. Mức cho vay tối đa là 5 triệu đồng/lợn và tối đa không quá 100 triệu đồng/hộ gia đình, người lao động, cơ sở chăn nuôi trong thời hạn dài nhất là 12 tháng. Số vốn vay ưu đãi này được dành để mua con giống, thức ăn, thuốc và mở rộng chuồng trại phục vụ chăn nuôi. Ngân sách tỉnh sẽ hỗ trợ lãi suất vay và các khoản chi phí phát sinh cho Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh trên cơ sở dư nợ cho vay.
Video đang HOT
Phó chủ tịch UBND huyện Hoài Ân Nguyễn Hữu Khúc cho biết, tổng đàn lợn thịt của địa phương đang chăn nuôi hiện chỉ còn khoảng 200.000 con, chỉ bằng nửa tổng đàn vào lúc cao điểm cuối năm 2019.
Mục tiêu của huyện là phát triển tái đàn lên khoảng 300.000 con trong thời gian tới. Tuy nhiên, huyện còn gặp nhiều khó khăn trong tái đàn vì chi phí con giống thời điểm này rất cao (từ 3,5 – 4 triệu đồng/con giống), trong khi đó giá lợn thịt liên tục biến động, không ổn định. Mức giá 70.000 đồng/kg như hiện nay (từ 81.000 – 84.000 đồng/kg đối với lợn siêu nạc) thì những người chăn nuôi không tự sản xuất được con giống hoàn toàn và cũng không có lợi nhuận, ông Khúc bày tỏ.
Bộ ba cổ phiếu của tỷ phú Phạm Nhật Vượng bứt phá ấn tượng
Sau phiên giảm sâu, thị trường bỗng hưng phấn trở lại với sắc xanh lan toả trên "mọi mặt trận".
Chốt phiên giao dịch ngày 16/6, VN-Index tăng 23,66 điểm (2,67%) lên 856,13 điểm, HNX-Index tăng 1,46% lên 115,49 điểm, UPCoM-Index tăng 0,54% lên 56,08 điểm.
VN-Index sẽ gặp khó khăn tại vùng kháng cự 863-867 điểm trong một vài phiên kế tiếp. Ảnh Internet.
Thanh khoản toàn thị trường giảm đáng kể so với phiên trước đó với tổng giá trị giao dịch khoảng hơn 6,5 nghìn tỷ đồng.
Toàn thị trường có tới 411 mã tăng giá và tới 55 mã tăng trần. Ở chiều ngược lại, chỉ có 185 mã giảm giá và 35 mã giảm sàn.
Chế biến thủy sản tiếp tục là ngành tăng mạnh nhất thị trường ở mức 4,69%. Ngược lại, dịch vụ lưu trú, ăn uống, giải trí vẫn là ngành giảm mạnh nhất thị trường ở mức 2,98%.
Đối với ngành bán lẻ, VNM, SAB, MSN cũng kết thúc trong sắc xanh.
Nhóm xây dựng và bất động sản tiếp tục tăng mạnh như NVL, BCM, KDH, DIG...
Trong phiên này, bộ ba cổ phiếu của tỷ phú Phạm Nhật Vượng là một trong những mã tác động tích cực nhất tới thị trường khi VHM đóng góp cho VN-Index tới hơn 4,8 điểm. Trong khi đó VIC và VRE cũng mang lại lần lươt 4,3 và 1,18 điểm.
Chốt phiên, VIC tăng mạnh tới 4,94% lên mốc 93.400 đồng/cổ phiếu.
Còn VHM có lẽ là "ngôi sao sáng" trong phiên khi tăng trần 7% lên mốc 74.900 đồng/cổ phiếu. Đáng chú ý, hết phiên vẫn còn dư mua hơn 24 nghìn cổ phiếu trong khi đó không hề có dư bán.
Tương tự như VHM, VRE cũng tăng trần 7% lên mốc 26.750 đồng/cổ phiếu.
Đây là phiên ngược dòng ấn tượng của bộ ba cổ phiếu của tỷ phú Phạm Nhật Vượng sau một chuỗi liên tiếp giảm điểm.
Theo Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC), xu thế hồi phục của VN-Index sẽ gặp khó khăn tại vùng kháng cự 863-867 điểm trong một vài phiên kế tiếp. Thị trường đang nhận lại sự hỗ trợ từ vùng 840-845 điểm.
Tuy nhiên, BVSC vẫn lưu ý rằng, nếu chỉ số xuyên thủng hoàn toàn vùng hỗ trợ này thì kịch bản thị trường giảm về vùng hỗ trợ mạnh hơn 780-820 điểm là hiện hữu trong ngắn hạn. Ngoài ra, thị trường có thể bị biến động mạnh trong những phiên cuối tuần khi hoạt động tái cơ cấu danh mục của các quỹ ETFs và đáo hạn hợp đồng tương lai tháng 06 diễn ra.
Công ty Chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội (SHS) cũng dự báo, trong phiên giao dịch 17/6, VN-Index có thể sẽ tiếp tục rung lắc với vùng kháng cự trong khoảng 870-880 điểm và hỗ trợ gần nhất quanh 840 điểm. Nhà đầu tư đang có tỷ trọng cổ phiếu cao có thể canh bán ra khi VN-Index hồi phục về vùng kháng cự trong khoảng 870-880 điểm. Ở chiều ngược lại, những nhà đầu tư đang có tỷ trọng tiền mặt lớn có thể giải ngân thăm dò một phần tỷ trọng nếu thị trường điều chỉnh về ngưỡng hỗ trợ quanh 840 điểm.
Phiên 16/6: Khối ngoại giải ngân đều tay vào HOSE và UPCoM Hai sàn HOSE và UPCoM có giá trị mua ròng gần như xấp xỉ nhau trong phiên hôm nay. Sau phiên giao dịch đột biến, khối ngoại trở lại quỹ đạo thông thường. Họ mua ròng 108,76 tỷ đồng trên cả 3 sàn trong đó HOSE được mua ròng 58,38 tỷ đồng, UPCoM được mua ròng 58,28 tỷ đồng và HNX bán ròng...