Giải mật “tàu cá” Liên Xô nắm TSB Mỹ, giúp Việt Nam
Trên trang web của Sputniknews có bài viết về đóng góp của lực lượng trinh sát, tình báo Liên Xô giúp đỡ Việt Nam trong cuộc chiến tranh chống Mỹ.
Bài viết dựa trên các tai liêu tôi mât vê hoat đông nay, được Nga công bô môt phần (chư không phai tât ca) sau nửa thế kỷ.
Mặc dù chưa nắm được hết những thông tin này nhưng ngay bây giờ co đu cơ sơ để nói rằng, cac quân bao viên Liên Xô đã giúp cưu sông hàng trăm nghin người Việt Nam, giup bao vê hàng trăm cơ sơ khoi sự phá hoại của các máy bay trên các hàng không mẫu hạm Mỹ.
Môt vi du cho điêu đo la chiến thuật “phục kích tên lửa” chông máy bay Mỹ ma cac chuyên gia Liên Xô và sau đó cac si quan tên lưa Viêt Nam do ho đao tao đa sư dung.
Khi đo, các đơn vị tên lửa không thê luôn luôn trong tư thê săn sang chiên đâu trên toàn bô lãnh thổ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Lực lượng tên lửa Việt Nam và các cố vấn Liên Xô đã phải thực hiện nhiêm vu rất khó khăn là đưa cac tô hơp tên lửa phong không đên phục kích ở các địa điểm máy bay My co thê xâm nhập không phận miên Băc Việt Nam.
Trong những năm đó, ngươi ta không chi khâm phục ma con ngạc nhiên vơi mưc đô chính xác trong viêc lựa chọn thời điêm và địa điểm cua các cuộc phục kích tên lưa. Máy bay Mỹ đã rơi vào khu vực hỏa lực tên lưa vao thời điểm chúng vừa xâm nhập vung trơi Viêt Nam.
Hiên nay mọi người không còn ngạc nhiên nhưng thực sự khâm phuc công việc của các điệp viên Liên Xô.
Cac chiên si tên lửa Viêt Nam đa kịp thời nhận thông tin vê sô lương may bay My cât canh tư tàu sân bay hoăc tư căn cư Guam, vê đia điêm va thơi điêm cua vu không kich săp tơi. Bơi vi cac tau trinh sat cua Liên Xô thương xuyên hiên diên ơ đo va đa thu thập được những thông tin này.
Kể từ năm 1964, 17 tau đanh ca cơ nhỏ và vừa cua Liên Xô đã được tân trang lại và được trang bị thiết bị điện tử hiện đại nhất vao thời điểm đo. Tuy nhiên, ve ngoai cua cac tau không có gì đặc biệt, giống hệt như cac tau nghiên cứu khoa hoc hoặc tàu đánh cá!
Ví dụ như tau thủy văn Liên Xô xuất phát từ bên tau sô 37 ơ cang Vladivostok, với những người mặc thường phục, mang theo lưới đánh cá và cần câu. Nhưng họ không phải là những ngư dân mà là những tàu trinh sát những địa điểm cac may bay Mỹ đa xuât phat, đê thưc hiên cac phi vụ ném bom miền Bắc Việt Nam.
Video đang HOT
Tàu sân bay Mỹ trong chiến tranh Việt Nam
Hành trình của tàu trinh sát Liên Xô là đi tơi vung biển Thái Bình Dương, nơi tọa lạc của căn cư không quân Anderson của My trên đao Guam – địa điểm chi cách Việt Nam vẻn vẹn 6h bay hoặc tơi khu vực Vịnh Bắc Bộ, nơi các tàu sân bay Mỹ đang hiên diên.
Trong thơi gian 10 năm, cac tau trinh sat cua Liên Xô đa tiến hành 94 chuyến hải hành với thời gian mỗi chuyến từ 3 đên 4 tháng. Khoảng 8 nghin nhân viên đa tham gia trực tiếp vào hoat đông nay hoặc gián tiếp phục vụ cho chúng.
Chỉ huy trưởng của một hải đoàn là đại úy, thuyền trưởng hạng Nhất Dmitry Lukash cho biết, các tàu trong hải đoàn thương xuyên hiên diên gân cac tau sân bay Mỹ trong và ngoài Vịnh Bắc Bộ để nắm tình hình xuất kích của các tiêm kích hạm và máy bay trinh sát, tác chiến điện tử.
Thậm chí có đôi khi họ tiếp cận hàng không mẫu hạm Mỹ rất gần, chỉ cách khoảng 100 mét, gần đến nỗi có thể đọc được số hiêu cua từng chiếc máy bay.
Ngay sau khi may bay My bắt đầu lên boong, họ lập tức báo cáo với Bô tham mưu Hải quân Liên Xô, và sơm canh bao cho phia Việt Nam.
Môt tau trinh sat cua Liên Xô còn thương xuyên hiên diên ơ vung biên cach căn cư Guam cua My khoang 3 dặm, va cung theo doi ky lương bao nhiêu máy bay đa cất cánh, bay theo hướng nao, bao nhiên may bay vê căn cư, co bi trung đan hay không.
Va các thông tin nay ngay lập tức đươc bao cáo cho Moscow va Hà Nội. Do đó, những máy bay Mỹ bị trúng đạn phòng không hay tên lửa rơi ngoài biển hay về đến căn cứ nhưng hỏng hóc thế nào Việt Nam đều nắm rõ và thông báo trước truyền thông khác với phía Mỹ đưa ra.
Thậm chí, có nhưng máy bay Mỹ bi trúng đạn và rơi ơ xuống biên. Các điệp viên và chuyên gia kỹ thuật Liên Xô đã lặn xuống đáy biển và vớt được hàng trăm tài liệu quân sự của Mỹ, cac sơ đồ kỹ thuật đươc đóng dấu “mật” và đưa về Moscow.
Huy Bình
Theo_Báo Đất Việt
Soi ngư lôi sát thủ của Việt Nam trong KC chống Mỹ
Ngư lôi được xem là loại vũ khí chống tàu mặt nước nguy hiểm nhất của HQND Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
Trước khi các tàu tên lửa Komar với các tên lửa chống hạm P-15 Termit xuất hiện, loại tàu chiến chủ lực tốt nhất, có thể gây nguy hiểm tới các tàu chiến Mỹ là tàu phóng ngư lôi thừa sức đánh chìm tàu cỡ vài nghìn tấn chỉ bằng một phát bắn duy nhất.
Hai loại tàu phóng lôi tốt nhất của Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ gồm: 12 chiếc Project 123K có lượng giãn nước 22,5 tấn, tốc độ tối đa 50 hải lý/h, trang bị hai ống phóng cỡ 450mm TTKA-45 mang hai ngư lôi 45-36 và 6 bom chìm BM-1; 6 chiếc Project 183 có lượng giãn nước khoảng 55-60 tấn, tốc độ đạt đến 50 hải lý/h, trang bị hai ống phóng ngư lôi TTKA-53 cỡ 533mm.
Cùng với các tàu phóng lôi, Liên Xô cung cấp nhiều loại ngư lôi cỡ 450mm và 533mm để Việt Nam trang bị cho các tàu làm nhiệm vụ chiến đấu chống các tàu chiến Mỹ.
Theo cuốn Vietnam: Naval And Riverine Weapons, Liên Xô đã cung cấp cho Việt Nam các loại ngư lôi chống tàu/chống ngầm 45-36N/NU được Liên Xô sản xuất trước Chiến tranh Thế giới thứ 2. Tuy nhiên, các ngư lôi mà Việt Nam nhận được thì do Trung Quốc sản xuất theo mẫu từ Liên Xô.
Ngư lôi 45-36N/NU có chiều dài 45m, đường kính thân 450mm, nặng 1 tấn, mang đầu đạn thuốc nổ TNT nặng 284,2kg, tầm bắn 3.000m nếu bơi tốc độ 41 hải lý/h và lên tới 6.000m nếu bơi 32 hải lý/h. Những quả ngư lôi này đã được sử dụng trên các tàu phóng lôi Project 123K trong trận đánh tàu USS Maddox trên vịnh Bắc Bộ.
Liên Xô cũng cung cấp cho Việt Nam ngư lôi 533mm kiểu 53-39 - phiên bản nâng cấp của mẫu 53-38 được chế tạo năm 1938. Trung Quốc được phép sản xuất 53-59 từ giữa những năm 1950 rồi sau đó cung cấp cho Việt Nam.
Ngư lôi này dài 7,2m, đường kính thân 533mm, nặng 1,6 tấn, mang đầu đạn thuốc nổ TNT nặng 300kg, tầm bắn 4.000m nếu bơi tốc độ cao 44,5 hải lý/h và nếu muốn bắn xa đến 10.000m thì tốc độ chỉ còn 30,5 hải lý/h.
Nhìn chung ngư lôi mà phía Liên Xô cung cấp cho Việt Nam sử dụng công nghệ cũ, hệ thống dẫn đường lạc hậu, tầm bắn rất ngắn - nằm trong tầm pháo của địch nên khó tiếp cận để bắn hiệu quả. Chính vì vậy, trong kháng chiến chống Mỹ, các tàu phóng lôi của HQND Việt Nam rất khó tiếp cận tấn công gây thiệt hại lớn cho các tàu khu trục, tuần dương của Mỹ.
Dẫu vậy, nếu tác chiến trong một đội hình hỗn hợp gồm các tàu phòng không, tàu tên lửa thì tàu phóng lôi vẫn sẽ rất hữu hiệu với tàu chiến cỡ lớn (như tàu đổ bộ, tàu vận tải). Chỉ cần một phát bắn, tàu địch có thể sẽ mất khả năng tác chiến tức thì. Chính vì thế, hiện HQND Việt Nam vẫn giữ lại một số tàu phóng ngư lôi trong biên chế, chủ yếu là hai lớp tàu Project 206M Turya (ảnh) và Project 205 Shershen.
Hai loại tàu này đều được trang bị 4 ống phóng ngư lôi cỡ 533mm cho phép mang phóng ngư lôi chống tàu họ 53-56 (gồm biến thể V, VA, K) hoặc 4 ngư lôi USET-80. Ảnh: Tàu phóng lôi Project 205 Shershen của Việt Nam.
Ngư lôi 53-56 dài 7,7m, đường kính thân 533mm, nặng 2 tấn, trang bị phần chiến đấu chứa 400kg thuốc nổ TNT, đạt tầm bắn 4.000-8.000m tùy tốc độ 50-40 hải lý/h.
Loại ngư lôi này không có đầu tự dẫn mà tàu mang phóng phải bắn theo kiểu bắn đón nên độ chính xác hơi kém.
Theo_Kiến Thức
Dragunov SVD: "Sát thủ bắn tỉa" đáng sợ của Việt Nam Với tầm bắn hiệu quả 800m và có tốc độ bắn lên đến 30 viên/phút, súng bắn tỉa Dragunov SVD là một trong những vũ khí bắn tỉa nguy hiểm nhất thế giới Từ khi được giới thiệu vào đầu thập niên 1960 cho tới nay, súng trường bắn tỉa Dragunov SVD đã trở thành một trong những biểu tượng vũ khí do...