Giải mã sức hút của bánh mì Việt trên bản đồ ẩm thực thế giới
Bánh mì xuất hiện ở Việt Nam từ thế kỷ 19, là món ăn bình dân phổ biến nhưng lại có sức hút khắp thế giới.
Ngoài phở bò, bánh mì là món ăn Việt hấp dẫn các thực khách quốc tế và nhiều lần được truyền thông nước ngoài vinh danh. Trang CNN (Mỹ) từng đăng tải bài viết ca ngợi bánh mì Việt Nam là “loại sandwich ngon nhất thế giới”.
Website du lịch uy tín tại Australia, Traveller, từng xếp hạng bánh mì Việt là một trong 10 món sandwich hấp dẫn nhất hành tinh. Mới đây, tờ South China Morning Post (Trung Quốc) cũng đăng tải bài viết lý giải sức hút của món ăn bình dân này trên bản đồ ẩm thực thế giới.
Món ăn hài hòa giữa hương vị và nguyên liệu
ỞViệt Nam, bánh mì xuất hiện hầu khắp các nơi ăn uống, từ những xe đẩy đường phố đến quán nhỏ ven đường; thậm chí các nhà hàng sang trọng cũng đặt món ăn này lên đầu thực đơn. Món ăn bình dân gắn liền với người Việt qua nhiều thế kỷ ngày nay được cả thế giới biết đến. Nhiều cửa hàng bánh mì mọc lên ở các quốc gia như Mỹ, Hàn Quốc hay Trung Quốc và được thực khách đón nhận.
Bánh mì có phần nhân kẹp là những nguyên liêu đa dạng như thịt nguội, thịt nướng, pate, rau thơm, rau củ muối…
Ông Phan, đầu bếp nhà hàng Việt Le Garcon Saigon tại Trung Quốc, miêu tả về món ăn bình dân của người Việt: “Nét đặc trưng của món bánh mì kẹp này là sự hài hòa giữa hương vị và các nguyên liệu bên trong. Bánh mì phải nóng giòn, nhân kẹp thường là những miếng thịt thái lát, quyện cùng vị chua của rau củ muối”.
“Để có được chiếc bánh mì hoàn hảo, nhà hàng của tôi thường chọn bánh mì baguett. Bánh được chia thành khúc nhỏ, sau đó tách đôi ruột. Phần nhân có thịt heo, xúc xích, chả lụa, pate gan gà, dưa leo và rau củ muối chua”, đầu bếp Phan bật mí với SCMP công thức làm ra ổ bánh mì Việt của mình.
Ông chia sẻ bánh sẽ không chuẩn vị nếu thiếu rau mùi. Nhà hàng của ông thường sử dụng mayonnaise và nước tương cho phần sốt. Đầu bếp sẽ phục vụ thêm hành lá hoặc ớt tươi nếu thực khách yêu cầu.
Nữ đầu bếp một nhà hàng Việt có tiếng tại Hong Kong (Trung Quốc) nói rằng cô ăn bánh mì hàng ngày. “Thật khó để cưỡng lại sự hấp dẫn từ món ăn nhiều nguyên liệu đủ màu này”, nữ đầu bếp chia sẻ với SCMP.
Từ món ăn có khởi đầu khiêm tốn trên đường phố, bánh mì Việt đang trở thành hiện tượng toàn cầu. Theo SCMP, ngoài hương vị, những ổ bánh mì bình dân ở Việt Nam còn hấp dẫn bởi lịch sử hình thành và văn hoá gắn liền qua nhiều thế kỷ.
Món ăn gốc Pháp và sự hòa quyện văn hóa Đông – Tây
Bánh mì xuất hiện ở Việt Nam khoảng 130 năm trước, khi bánh mì baguette trứ danh nước Pháp bắt đầu xuất hiện trong đời sống người Việt. Kỹ thuật làm bánh của người Pháp dần được lan truyền rộng rãi.
Đầu bếp Peter Cường Franklin, chủ nhà hàng nổi tiếng ở TP.HCM, người nghiên cứu nhiều về ảnh hưởng của ẩm thực Pháp với Việt Nam, đã bật mí với SCMP về lịch sử ra đời của những chiếc bánh mì kẹp có sức hút khắp thế giới.
Theo ông Peter, bánh mì baguette được cải biến bởi những đầu bếp Việt từ thế kỷ 19. Thay vì sử dụng pate gan ngỗng đắt đỏ, họ dùng gan gà hay gan heo với giá thành rẻ, dễ làm và phù hợp khẩu vị người Việt.
Video đang HOT
Bánh mì bắt đầu du nhập vào Việt Nam từ thế kỷ 19.
“Người Pháp thường ăn bánh mì nguội kèm nguyên liệu nguội dùng ngoài. Đầu thập niên 50 thế kỷ 19, người Việt đã sáng tạo ra món bánh mì kẹp. Thay vì dùng riêng lẻ bên ngoài, các nguyên liệu ăn kèm được kẹp trong ruột bánh. Đó có thể coi là hình thức sơ khai của những chiếc bánh mì Việt hấp dẫn ngày nay”, ông Peter chia sẻ.
Ngày nay, bánh mì xuất hiện khắp nơi ở Việt Nam, mỗi địa phương có cách chế biến bánh mì khách nhau. Ở Hà Nội, nhiều cửa hàng lâu đời vẫn thường phục vụ bánh mì kẹp thịt nguội kiểu Pháp đặc trưng. Tại Hội An (Quảng Nam) hay nhiều cửa hàng ở TP.HCM, phần nhân kẹp thường là thịt được chế biến nóng hổi.
Dấu ghim “bánh mì Việt” trên bản đồ ẩm thực thế giới
Tại các quốc gia có cộng đồng người Việt lớn như Mỹ hay Australia, bánh mì được lan tỏa rộng rãi. “Các khu vực quanh trường đại học ở Wisconsin (Mỹ), các xe hàng ăn nhanh xuất hiện nhiều, trong số đó phần đông là những xe bánh mì kẹp của người Việt. Bạn có thể tìm mua một ổ bánh mì kẹp thịt nướng hương vị Việt Nam với giá 1 USD tại đây”, đầu bếp Phan kể lại trải nghiệm ăn bánh mì Việt trên đất Mỹ với SCMP.
Bánh mì Phượng nổi tiếng Hội An mở thêm cơ sở tại Seoul và được dân địa phương yêu thích. Ảnh: Kim Yeo Jin.
Tại Hàn Quốc, không ít hàng bánh mì nổi tiếng mọc lên. Thương hiệu bánh mì Phượng nổi tiếng Hội An (Quảng Nam) cũng có mặt tại Seoul (Hàn Quốc) và được thực khách địa phương đón nhận nhiệt tình.
Bếp trưởng một nhà hàng Việt tại Trung Quốc cho biết mỗi ngày nhà hàng tiêu thụ gần 100 ổ bánh mì. Loại bánh mì được nhiều thực khách gọi là bánh mì Việt kiểu truyền thống.
Bánh mì bình dân được nâng tầm thành món ăn sang chảnh tại nhiều nhà hàng. Ảnh: Anan.
Tại Việt Nam, có không ít nhà hàng sang trọng đã nâng tầm những chiếc bánh mì bình dân thành món ăn sang chảnh. Đầu bếp Peter Cường Franklin đã tận tay làm nên những ổ bánh có giá 100 USD nhờ các nguyên liệu đẳng cấp. Chiếc bánh mì được nâng cấp với phần nhân gồm nấm truffle, thịt heo tái mềm, gan ngỗng…
Không bàn về hương vị, nét cuốn hút của bánh mì chính là sự phù hợp của món ăn này với mọi tầng lớp, trong mọi hoàn cảnh. Bánh mì có thể là bữa ăn vội của người lao động miệt mài ở đường phố Hà Nội hay TP.HCM; bánh mì cũng xuất hiện trên tay những du khách dạo quanh phố cổ Hội An; bánh mì cũng hóa món ăn cầu kỳ trên bàn tiệc tại một nhà hàng sang trọng. Cũng từ đó, món ăn tưởng chừng dân dã đã ăn sâu vào tiềm thức và trở thành sự lựa chọn hàng đầu của người Việt mỗi ngày.
Theo Zing
Bánh mì Việt vào top món vỉa hè ngon nhất thế giới
Bánh mì Việt vào top món vỉa hè ngon nhất thế giới.
Bánh mì (Việt Nam):Không danh sách món ăn vỉa hè tuyệt vời nào có thể hoàn thiện nếu thiếu bánh mì, món ăn phổ biến của Việt Nam chịu ảnh hưởng từ ẩm thực Pháp. Nguyên liệu chính gồm vỏ bánh mì mỏng và giòn, nhân thịt, patê, dưa góp, rau mùi...
Gà nướng (Jamaica):Công thức của mỗi hàng gà nướng đều được giữ bí mật, nhưng thường gồm thịt gà nguyên xương tẩm một hỗn hợp gia vị trộn từ hạt tiêu Jamaica, ớt, gừng và hành tươi. Thịt được để qua đêm cho ngấm đều, trước khi nướng chín trên than hoa.
Cua sốt ớt (Singapore):Được coi là món ăn biểu tượng của Singapore, cua sốt ớt được phục vụ ở vô số nhà hàng tại quốc gia này. Cua được để nguyên con, xào trong một loại sốt cà chua, trứng, và tất nhiên không thể thiếu ớt cay.
Bánh ngô Arepas (Colombia):Những chiếc bánh ngô tròn này là món không thể bỏ qua khi tới Colombia. Mỗi vùng có một cách chế biến khác nhau. Lớp vỏ làm từ bột ngô được nướng giòn trước khi cho thêm phô mai.
Halo-halo (Philippines):Một cốc halo-halo nhiều màu là cách hoàn hảo để giải nhiệt trong một ngày mùa hè oi bức ở Phillippine. Đây là một loại kem được trộn với nhiều nguyên liệu như đậu đỏ, dừa, si-rô, hoa quả tươi, sữa đặc và đá bào.
Cà ri Bunny chow (Nam Phi):Món ăn này gồm nửa ổ bánh mì bỏ ruột, cho thêm cà ri gà hoặc cừu, và nhiều nguyên liệu khác. Bunny chow có xuất xứ từ Ấn Độ, nhưng đã trở thành món ăn đường phố nổi tiếng của Durban.
Pierogi (Ba Lan):Pierogi có hình dạng khá giống bánh gối và được bày bán khắp Đông Âu, nhưng Krakow là thành phố duy nhất có cả một lễ hội dành cho món bánh này. Vỏ bánh pierogi được làm từ bột, trứng, nước và muối, nhân làm từ thịt, khoai tây và phô mai. Bánh được luộc trước khi đem rán giòn bằng bơ.
Thịt lợn xé phay (Mỹ):Những miếng thịt lợn quay được xé nhỏ, rưới một loại sốt nướng đậm đà và kẹp trong bánh mì. Du khách nên thưởng thức món này ở Bắc Carolina.
Trà sữa trân châu (Đài Loan):Với đủ mùi vị, từ vị trà sữa truyền thống tới các vị hoa quả như xoài hay chanh dây, món đồ uống vỉa hè này của Đài Loan sẽ giúp du khách xua tan cơn khát sau một ngày tham quan. Các viên trân châu có vị dai dai thú vị, lần đầu có thể sẽ khiến bạn hơi lạ nhưng rất dễ gây nghiện.
Poutine (Canada):Poutin là món ăn vặt phổ biến trên các đường phố của Canada, đặc biệt là ở Québec. Món ăn này gồm khoai tây chiên thấm đẫm nước thịt và phô mai.
Bánh mì Simit (Thổ Nhĩ Kỳ):Thổ Nhĩ Kỳ không chỉ có bánh mì Kebab. Những chiếc simit ngon tuyệt được bán ở các xe đồ ăn khắp đất nước là một món ăn sáng phổ biến. Được làm dạng vòng và rắc nhiều vừng, bánh simit nhạt hơn bánh sừng bò, lý tưởng nhất là ăn cùng một tách trà Thổ Nhĩ Kỳ.
Tiểu long bao (Trung Quốc):Những chiếc giỏ tre đựng món bánh bao truyền thống của miền Bắc Trung Quốc xuất hiện khắp các con phố và nhà hàng của Thượng Hải. Tuy nhiên, du khách cần cẩn thận khi ăn món này vì nước dùng trong nhân bánh khá nóng.
Kem Gelato (Italy):Không gì tuyệt bằng được thưởng thức một chiếc kem ốc quế Gelato khi đang đi dạo buổi chiều ở Italy. Món kem của người Italy ít béo hơn, mịn hơn, với nhiều hương vị độc đáo. Bạn nên chú ý tới giá trước nếu định ăn món này ở Rome.
Bánh Tostadas (Mexico):Bánh gồm phần vỏ được nặn thành hình tròn dẹt và rán giòn. Phần nhân phía trên rất phong phú, có thể theo kiểu truyền thống gồm đậu, salad bơ, sốt salsa và phô mai, hoặc nhân tôm nhẹ nhàng.
Basko (Indonesia):Ông Obama đã rất thích món súp thịt viên này khi tới Indonesia, điều đó cũng không có gì khó hiểu. Các xe đồ ăn trên phố là nơi lý tưởng nhất để thử những viên thịt bò với nước dùng đậm đà, mì, trứng và hẹ tây.
Cơm cuộn Gimbap (Hàn Quốc):Phần nhân Gimbap thường được làm từ thịt cua, trứng, thịt bò, cà rốt, cuộn chặt trong cơm và rong biển. Bạn có thể thưởng thức món này ở Seoul, nơi Gimbap được bán ở các cửa hàng và quầy ăn khắp thành phố.
Bhel puri (Ấn Độ):Ấn Độ có rất nhiều món ăn vặt vỉa hè trên khắp đất nước. Đến Mumbai, bạn không thể bỏ qua món bhel puri, gồm cơm, miến xào và rau, rưới nước sốt me. Bạn có thể thử phiên bản cho thêm lạc và hạt lựu.
Ta'amiya (Ai Cập):Được làm từ đậu tằm có vị đậm hơn đậu hồi, món ta'amiya thường ăn kèm bánh mì pita, dưa góp, salad và sốt tahini.
Bánh Churros (Tây Ban Nha):Churros là món bánh ngọt và giòn nổi tiếng của Tây Ban Nha, được tẩm đường hoặc nhúng chocolate nóng. Đây là món ăn khuya phổ biến ở Madrid, với nhiều cửa hàng phục vụ 24/7.
Gỏi ceviche (Peru):Nhiều người coi đây là món quốc hồn quốc túy của Peru, với nguyên liệu chính là cá tươi tẩm nước chanh, muối và ớt. Bạn có thể thử món gỏi cá mú với ngô ngọt và khoai tây.
Theo Didauchoigi
Khám phá ẩm thực thế giới qua những sự thật thú vị Kiwi là một loại trái cây thân thuộc đối với người New Zealand, đây cũng là một trong những loại quả xuất khẩu chính của nước này. Nhưng ngoài ý nghĩa là một quả cây có thể ăn được nó còn là biệt danh thường được dùng và rất phổ biến để gọi người New Zealand.Họ coi biệt danh này là ngọt ngào...