Giải mã những bí mật gây kinh ngạc về nền văn minh Maya
Nền văn minh Maya nổi tiếng lịch sử thế giới khi đạt được nhiều thành tựu trong các lĩnh vực như nghệ thuật, kiến trúc, toán học và thiên văn. Càng khám phá, cuộc sống của người Maya càng có nhiều điều thú vị.
Người dân thuộc nền văn minh Maya sinh sống ở bán đảo Yucatán vào khoảng năm 2600 trước Công nguyên. Khu vực này hiện là miền nam Mexico, Guatemala, Belize và Honduras.
Từ năm 250 – 950 là thời kỳ phát triển rực rỡ của nền văn minh Maya. Đây cũng là thời kỳ người Maya đạt được nhiều thành tựu trong lĩnh vực toán học, thiên văn học, kiến trúc, nghệ thuật.
Người Maya nổi tiếng với việc khai thông các tuyến đường xuyên qua rừng rậm và khu vực đầm lầy để tạo ra các tuyến đường thương mại.
Thông qua các tuyến đường này, người Maya trao đổi hàng hóa, mua bán các sản phẩm với các khu vực lân cận.
Đây cũng là lý do người Maya xây dựng nhiều thành phố có các cung điện và kim tự tháp khổng lồ trong rừng.
Các vị vua trị vì đế chế Maya được coi là hậu duệ trực tiếp của các vị thần. Theo đó, người dân thuộc nền văn minh này rất chú trọng đến các nghi lễ thờ cúng thần linh. Khi thực hiện những nghi lễ này, các vị thần sẽ che chở và bảo vệ cuộc sống của họ.
Giống như nhiều nền văn minh, xã hội Maya được phân thành các giai cấp khác nhau. Người có quyền lực nhất là vua. Kế đến là các quý tộc, thầy tư tế. Tầng lớp trung lưu bao gồm các chiến binh, thợ thủ công và thương nhân. Nông dân và nô lệ là tầng lớp có địa vị thấp nhất trong xã hội.
Trong số này, tầng lớp thợ thủ công tạo ra nhiều loại vải đẹp, các bức tượng, nhạc cụ như kèn, trống, đồ gốm… Nhiều sản phẩm của người Maya được tạo ra để tôn vinh các vị thần.
Đặc biệt, người Maya nổi tiếng với phát minh ra chocolate. Sáng chế này được sử dụng rộng rãi trên thế giới đến tận ngày nay.
Điều thú vị là hậu duệ của người Maya còn sống đến ngày nay. Họ sinh sống chủ yếu ở Guatemala, Mexico, Belize, Honduras và El Salvador.
Mời độc giả xem video: Thách thức gìn giữ văn minh sông Hồng. Nguồn: VTC10
Bí mật trong kim tự tháp cổ phát ra tiếng kêu của chim thần
Chỉ cần vỗ tay vào chân kim tự tháp cổ vang lên tiếng gọi của loài chim thần trong văn hóa của người Maya cổ.
Bí mật trong kim tự tháp cổ phát ra tiếng kêu của chim thần
Chichen Itza thuộc bán đảo Yucatan, Mexico. Khoảng năm 800 sau Công nguyên, thành phố này đã có nền văn minh Maya sinh sống và nhờ có chúng, hiện tại chúng ta có thể thưởng thức kiến trúc tuyệt đẹp như vậy.
Đền Kukulkan xây dựng như một kim tự tháp là một trong những công trình kiến trúc ấn tượng nhất ở Chichen Itza, nhưng có lẽ đặc điểm hấp dẫn nhất của nó là âm thanh chứ không phải hình ảnh.
Chỉ cần vỗ tay ở bên ngoài dưới chân kim tự tháp nó sẽ gây ra tiếng vọng gần giống tiếng chim hót. Lặp đi lặp lại hành động hoặc nhiều người cùng thực hiện, âm thanh vọng lại giống như một điệp khúc của những tiếng kêu ma quái chạy dọc các bậc thang nơi vắng vẻ.
Tiếng động cuốn hút của kim tự tháp đã mê hoặc các chuyên gia về âm thanh kể từ khi người ta thu âm lại vào cuối những năm 90. Nhưng cho đến nay vẫn chưa ai có thể chứng minh liệu các kiến trúc sư xưa tạo nên kim tự tháp cố tình thiết kế như vậy hay đó chỉ là một sự tình cờ.
Kỹ sư âm thanh David Lubman, sinh sống ở California đã ghi lại tiếng kêu lạ vào năm 1998 và nhanh chóng trở thành đề tài bàn luận sôi nổi trong giới chuyên gia. Ông mô tả tiếng vỗ tay ở chân kim tự tháp giống như tiếng kêu của loài chim
Nico Declercq, một chuyên gia âm thanh tại Đại học Ghent, Bỉ, là một trong nhiều nhà khoa học đã mạo hiểm đến Chichen Itza để nghiên cứu tiếng vọng bí ẩn. Sau khi nghiên cứu kiến trúc của Kim tự tháp Kukulkan và thực hiện nhiều phép tính cũng như thí nghiệm khác nhau, Declercq và các đồng nghiệp kết luận rằng những kiến trúc sư xưa kia chắc chắn đã tạo ra tiếng vang từ các phòng rỗng ở phía trên cùng, nhưng nhóm nghiên cứu không thể chứng minh tại sao tiếng kêu giống như chim hót.
Các chuyên gia cũng xác nhận âm thanh ríu rít gần giống với tiếng hót của chim quetzal, một loài chim được người Maya cổ xưa tôn thờ, ví như vị thần của không khí.
Tuy nhiên, ý định thực sự của các nhà xây dựng vẫn còn là điều đang tranh cãi. Trong quá trình phân tích của mình, Declercq nhận thấy rằng tiếng vang khi mọi người leo cầu thang của kim tự tháp Kukulkan giống như tiếng mưa rơi vào xô nước. Được biết, thần mưa đóng một vai trò quan trọng trong văn hóa của người Maya, vì vậy điều này có thể không phải là một sự trùng hợp ngẫu nhiên.
Nghiên cứu của Nico Declercq cho thấy chiều cao và khoảng cách giữa các bậc của kim tự tháp tạo ra một bộ lọc âm thanh, tập trung vào một vài tần số âm thanh và cũng triệt tiêu các tần số âm thanh khác.
Kim tự tháp có của cấu trúc là hình chóp, có chín tầng. Có một cầu thang chính để leo lên với thiết kế đầu rắn. Điều này là do Kukulcán, vị thần Maya được tôn thờ, tên gọi của kim tự tháp có quan hệ với rắn.
Cảnh tượng kinh ngạc ở nghĩa trang cổ chôn người lẫn quái thú Trong cuộc khai quật tại Hierakonpolis (ngày nay là thành phố Kom el-Ahmar), các chuyên gia phát hiện nghĩa trang Ai Cập có niên đại khoảng 6.000 tuổi. Nơi đây vừa chôn cất con người vừa quái thú. Tiến sĩ Reneé Friedman, nhà Ai Cập học đến từ Đại học California ở Berkeley (Mỹ) dẫn đầu một nhóm nghiên cứu tiến hành dự...